Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Ngất ngây với vẻ đẹp của ruộng bậc thang


Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Sau đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao hơn về.

Người ta cho rằng, các ruộng bậc thang được tọạo ra bằng rất ít công cụ, chủ yếu là bằng tay. Các ruộng bậc thang này được hệ thống thủy lợi tự nhiên là nước mưa trên đỉnh núi cấp nước.

Canh tác ruộng bậc thang là loại hình canh tác độc đáo ở vùng Đông Nam Á, ruộng bậc thang là kiểu canh tác lúa nước trên địa hình đồi núi với một hệ thống thủy lợi khá tinh vi nhằm cung cấp nước cho sự sinh trưởng của cây lúa. Có thể nói loại hình canh tác ruộng bậc thang tồn tại một cách độc đáo ở các nước Đông Nam Á với các tộc người cụ thể. 
Ở Việt Nam có tộc người Hmông, Dao, Hà Nhì, La Hủ ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu. Ở Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam thuộc châu Hồng Hà, Quí Châu với người Hà Nhì, HMông, Na Xi. Ở Thái Lan vùng núi cao Đông Bắc có tộc người Karen. Ở Inđônêxia, trên quần đảo Ba Li loại hình canh tác này cũng phổ biến, ở Philippine ở một số địa phương như Luzon, Man Da Nao, Pan Na Wan...

Xin giới thiệu một số hình ảnh về ruộng bậc thang ở miền Tây Bắc Việt Nam qua ống kính của nhiếp ảnh gia Yury Pustovoy.




















Photo: Yury Pustovoy
Theo KIẾN THỨC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét