Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Phận làm con theo lời Phật dạy

cong_on_cha_me_2

NSGN - Để định hình nên quan hệ cha mẹ và con cái là do tương đồng nghiệp lực của cả đôi bên. Phận làm con, cần phải hoàn thành những trách vụ cơ bản theo lời Phật dạy, mới xứng danh là một con người đúng và đủ nghĩa khi sống trong cuộc đời này

Hiếu dưỡng mẹ và cha,

Nuôi dưỡng vợ và con,

Làm nghề không rắc rối

Là điềm lành tối thượng(1).

Dẫn luận

Đành rằng trong khá nhiều trường hợp, cha mẹ đến với nhau không hẳn nhằm mục đích duy trì nòi giống; tuy nhiên, con cái muốn có mặt trên cõi đời này thì phải hội đủ của nhiều điều kiện nghiệp lực, nhân duyên và quan trọng hơn hết là sự đồng thuận chung lo của cha mẹ.

Yếu tố quan trọng đầu tiên phải kể đến để một thai nhi được thành hình đó chính là Gandhabba mà kinh văn gọi là hương ấm. Đây chính là điều kiện cơ bản để hình thành một sinh thể trên cuộc đời. Theo kinh Trung bộ, có ba sự hòa hợp để một bào thai thành hình(2). Đó chính là yếu tố người cha, người mẹ trong thời kỳ có thể mang thai và Gandhabba. Yếu tố Gandhabba, ngài Piyadassi Maha Thera gọi là thức tái sanh (patisandhi vinnàna),mang nặng tính chất ái nhiễm; Giáo sư Damien Keown(3) thì cho rằng đó là thân trung ấm, là điều kiện căn bản quyết định, vì chúng là nghiệp chủng căn bản của một con người.

Trước thời điểm thọ sanh, với hương ấm, không ai có thể tự xác định danh phận và phẩm vị của mình sau khi sinh ra. Đó là sự khẳng định rõ ràng của ẩn sĩ Asita Devala trong kinh Assalayana(4) và đã được Đức Phật xác chứng. Do tương ưng với duyên nghiệp của cha mẹ nên nghiệp chủng này nương gá vào, cùng với các điều kiện của người cha và người mẹ, để hình thành một sinh thể được gọi là con người. Vì lẽ, theo kinh Trung bộ,chúng ta là kẻ kế thừa toàn bộ di sản của nghiệp mà chúng ta đã tạo tác trước đó(5). Từ đây có thể thấy, do nhân duyên không phải một đời mới kết thành quan hệ con cái và cha mẹ, cho dù họ đến với nhau trong bất kỳ tâm thế nào.

Hơn thế nữa, trong nhiều kinh điển Phật giáo, cha mẹ được ví như Phạm thiên (Brahma)(6). Tuyên bố này vượt tầm nhận thức, suy lường của con người thời ấy. Vì lẽ, trong triết học Ấn Độ, Phạm thiên là đấng sáng tạo thế giới, là vị thần trên tất cả những vị thần. Khi cho rằng cha mẹ ngang bằng Phạm thiên, Đức Phật đã chuyển tải một thông điệp về vai trò sáng tạo, về phẩm vị tối thắng, cao cả, thiêng liêng, không thể vượt qua của cha mẹ, trong nhận thức của con cái. Con cái không được giẫm lên lời khuyên của cha mẹ(7) là nguyên tắc đạo đức mang tính truyền thống của Phật giáo.

Theo Đức Phật, trong vòng luân hồi bất tận, cơ may được làm thân người rất khó. Đó là điều được Đức Phật khẳng định qua câu kinh: Này các Tỷ-kheo, có rất ít chúng sanh được tái sanh làm người! Có rất nhiều chúng sanh phải tái sanh ra ngoài loài người(8). Được làm người và làm người đúng nghĩa là một phước báo lớn. Trong nghĩa hoàn bị tương đối, một sinh thể được gọi là con người thì phải hội đủ một số phẩm chất quan thiết. Từ dùng theo kinh điển gọi là địa vị của bậc chân nhân(9). Theo kinh Tăng chi, có hai điều kiện để hoàn thành phẩm vị này, đó chính là biết ơn và nhớ ơn. Biết ơn là sự ghi nhận công lao của cha mẹ đối với con cái. Nhớ ơn là tâm thế báo đáp ơn ấy bằng tất cả khả năng có thể. Nếu như cha mẹ luôn hoàn thiện trách vụ của người thi ân trước, và con cái luôn khẳng định tâm thế báo ân, thì sẽ hình thành nên mối quan hệ cha mẹ và con cái đúng theo chuẩn mực được thiết định trong kinh điển Phật giáo(10).

Suy cho cùng, để định hình nên quan hệ cha mẹ và con cái là do tương đồng nghiệp lực của cả đôi bên. Phận làm con, cần phải hoàn thành những trách vụ cơ bản theo lời Phật dạy, mới xứng danh là một con người đúng và đủ nghĩa khi sống trong cuộc đời này.

551029_336656206421358_71277045_n

Bổn phận của con cái đối với cha mẹ

Mặc dù trách vụ của con cái đối với cha mẹ được Đức Phật dạy rải rác trong nhiều bản kinh và xuyên suốt cuộc đời hóa đạo của Ngài, tuy nhiên thể hiện khá đầy đủ và cô động nhất về những bổn phận của con cái đối với cha mẹ được đúc kết rõ ràng trong bản kinh Giáo thọ thi ca la việt(11). Theo kinh văn, có năm bổn phận mà con cái cần phải thực hiện đối với cha mẹ của mình.

1- Nuôi dưỡng cha mẹ

Kể từ ngày lập thân, ngoài những bổn phận cần phải đáp ứng trong những quan hệ của riêng mình, thì một người con cần có bổn phận phải chăm lo các điều kiện vật chất và tinh thần cho cha mẹ. Đây là một trong những bổn phận căn bản của con người. Trong năm lý do gầy dựng tài sản được Phật dạy trong kinh Tăng chithì lý do tạo ra của cải vật chất để phụng dưỡng cha mẹ được Đức Phật khẳng định(12). Phụng dưỡng cha mẹ cũng là ngữ khí được các bậc hiền trí, các bậc chân nhân xác tín(13). Ngay như người xuất gia, nếu như không có anh em lo cho cha mẹ thì vẫn được Phật cho phép phụng dưỡng cha mẹ trong điều kiện khả dĩ của mình(14). Đặc biệt, hiếu dưỡng cha mẹ còn là giới pháp đầu tiên trong bảy giới pháp cần phải thọ trì của một bậc Thiên chủ (Sakka)(15).

Ở đây, trong khi thực hiện bổn phận phụng dưỡng cha mẹ thì cần phải hội đủ một vài phẩm chất mà trước hết là cung kính. Hầu hạ cha mẹ(16) là chữ được dùng trong kinh Tăng chi, cho thấy việc phụng dưỡng phải bao hàm yếu tố quan tâm, cung kính, thương yêu. Thậm chí ngay cả khi cha mẹ thải đồ bất tịnh cũng không được sanh tâm nhờm gớm(17). Đây là nét đặc thù trong trách vụ phụng dưỡng cha mẹ được các nền đạo đức phương Đông nói chung(18) và Phật giáo nói riêng vinh danh, tán thán. Một lưu ý cần phải thấy, phụng dưỡng cha mẹ thì phải có phương tiện, và phương tiện ấy phải do sự thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp(19), đó là điều kiện bắt buộc trong khi vận dụng phương tiện để phụng dưỡng cha mẹ. Nói cách khác, phương tiện nuôi dưỡng cha mẹ phải trong sạch, như sự khuyến hóa của Đức Phật được ghi lại trong kinh Tập: Hãy nuôi dưỡng mẹ cha/ Hợp pháp và đúng pháp(20).

2- Thay thế cha mẹ gánh vác công việc

Con là cơ sở người/Vợ là bạn tối thượng(21). Sự khẳng định này phần nào cho thấy con cái chính là sự tiếp nối, là cơ sở nền tảng về tất cả các mặt mà nghĩa cần hiểu ở đây chính là nghề nghiệp, công việc của cha mẹ.

Không người kế nghiệp được xem là một trong những bất hạnh không những dành cho các bậc cha mẹ mà cho bất cứ ai theo đuổi ngành nghề nào. Để tồn tại trên cuộc đời này, cần phải có nghề nghiệp để sống, bất luận sang hèn. Dù đó là nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong các nghề ấy, người ấy thiện xảo(22) là được. Ở đây, xét về mặt phương kế sinh nhai, một người con phải am tường và làm được tất cả những nghề nghiệp mà cha mẹ đã làm và đã truyền dạy. Thay thế cha mẹ thực hiện các công việc là trách vụ kế tiếp của phận làm con. Theo truyền thống của văn hóa Ấn Độ xưa, sở dĩ các bậc cha mẹ muốn có con trai cũng chỉ vì chúng giúp đỡ chúng ta; hay sẽ làm công việc cho chúng ta(23). Ngày nay, không những con trai mà cả con gái vẫn có thể thực hiện được nguyện vọng đó vì điều kiện sinh sống và làm việc đã khác biệt khá nhiều.

Trong bổn phận này, ngoài mục đích mưu sinh cho tự thân còn có ý nghĩa là đỡ đần công việc cho cha mẹ. Trên phương diện sâu xa, thì hoàn thành bổn phận này có một ý nghĩa lớn là duy trì và phát triển truyền thống nghề nghiệp riêng có của gia đình.

3- Giữ gìn truyền thống gia phong

Truyền thống gia phong là truyền thống đạo đức của gia đình, của dòng tộc được giữ gìn và truyền thừa qua nhiều thế hệ. Truyền thống bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, truyền thống gia phong được hiểu ở đây chính là những giá trị đạo đức tích cực. Theo kinh văn, Đức Phật có một truyền thống gia phong tốt đẹp, được Bà-la-môn Sonadanda tán thán như sau: Sa-môn Gotama thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh(24).

Trong kinh Trung bộ, đã lưu lại câu chuyện về truyền thống đạo đức gia đình của nhà vua Makhadeva. Theo truyền thống của dòng tộc này thì khi về già, nhà vua sẽ truyền ngôi cho con và xuất gia làm ẩn sĩ. Trước khi xuất gia, vua Makhadeva đã căn dặn hoàng tử nối nghiệp: “Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì. Con chớ thành người tối hậu sau ta”(25). Mặc dù Đức Phật cũng chỉ rõ rằng, truyền thống đạo đức ấy có giá trị hữu hạn, vì chỉ hướng về Phạm Thiên giới, nhưng xét riêng về phương diện đạo đức căn bản của con người nói chung, thì ở một chừng mực nào đó, truyền thống gia phong đó vẫn được Đức Phật ghi nhận. Cũng nhân đây,

4- Bảo vệ tài sản thừa tự

Di sản mà cha mẹ để lại gồm cả những giá trị vật chất lẫn những giá trị tinh thần. Việc giữ gìn truyền thống gia phong chính là hành động bảo vệ di sản của cha mẹ về phương diện đạo đức, tinh thần. Ngoài ra, việc quản lý, giữ gìn của cải vật chất mà cha mẹ đã để lại cũng là một trách vụ cần có của con cái.

Bằng mồ hôi, đôi khi cả máu và nước mắt, cha mẹ đã tạo nên tài sản và trao lại cho con cái. Việc quản lý hợp lý tài sản nói lên tầm mức của một con người đồng thời là bổn phận quan thiết của những người con. Cần phải thấy, tạo ra tài sản đã khó nhưng việc giữ gìn, bảo vệ chúng càng khó bội phần. Vì lẽ, trong năm lý do làm cho tài sản bị hao hụt thì yếu tố một kẻ thừa tự không khả ái(29) được Đức Phật chỉ rõ trong kinh Tăng chi. Không những thế, theo kinh Giáo thọ thi ca la việt(30), thì có tới ba mươi sáu nguyên nhân làm phung phí tài sản mà khởi đầu từ sáu nguyên nhân: Đam mê các loại rượu. Du hành đường phố phi thời. La cà đình đám hý viện. Ðam mê cờ bạc Đức Phật đã chỉ ra một con đường, một truyền thống đạo đức mới do chính Ngài thiết lập, đó là Thánh đạo tám ngành và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn(26).

Đạo đức là chất liệu sống cần có trong các mối quan hệ cơ bản của con người. Chất liệu đó được chắt lọc, tích tập từ nhiều thế hệ trước đó để cuối cùng kết thành truyền thống gia phong của từng gia tộc, dòng họ. Với con người nói chung và người Việt Nam nói riêng, truyền thống đạo đức gia phong đôi khi còn quan trọng hơn cả tài sản, sinh mạng(27). Giữ gìn truyền thống gia phong còn được hiểu là sự kiện toàn đạo đức cá nhân. Phận làm con, việc giữ vững gia phong bằng cách chuyển hóa bản thân, sống đúng với chuẩn mực đạo đức cơ bản của một con người theo lời Phật dạy cũng là một trong những phương cách giữ gìn truyền thống gia phong. Chuẩn mực đó chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu(28).

. Giao du ác hữu. Quen thói lười biếng. Ở nghĩa tích cực thì việc giữ gìn của thừa tự không có nghĩa là đừng để hao hụt, mất mát mà cần phải làm cho tài sản nảy nở, sinh sôi. Hình ảnh một hồ nước được bảo hộ kỹ càng, có các con kênh cung cấp nước, thỉnh thoảng trời lại mưa thì hồ nước đó luôn sung mãn, đem lại lợi ích cho bản thân cũng như cho nhiều người, là ẩn dụ sinh động về việc bảo vệ của cải, tài sản của bản thân cũng như của cha mẹ để lại được Đức Phật lặp lại nhiều lần trong kinh Tăng chi(31).

5- Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện và làm các thiện sự khi cha mẹ mãn phần

Con cái có thể báo đáp thâm ân cha mẹ qua hai phương diện vật chất và tinh thần. Với Phật giáo, phương diện tinh thần rất mực quan trọng, nhất là những phương diện tinh thần dẫn đến con đường tiệm cận với Thánh đạo. Kinh Tăng chi đã ngầm đưa ra một sự so sánh khi cho rằng, cho dù phụng dưỡng cha mẹ, chăm lo cho cha mẹ bằng tất cả khả năng có thể và không giới hạn thời gian, thì cũng không bằng khuyến hóa cha mẹ kính tín Tam bảo và an trú vào các thiện pháp, thiện giới(32).

Theo ghi nhận từ kinh văn, hướng dẫn một người quy y Tam bảo có công đức rất lớn. Công đức ấy lớn đến mức không thể nghĩ bàn như sự khẳng định của Đức Phật trong kinh Trung bộ: Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chắp tay, về làm những việc thích hợp(33). Sự khẳng định này cũng đồng thời cho thấy bổn phận làm con sẽ viên thành, từ dùng trong kinh là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha(34), nếu như người con đó đủ phước và đủ duyên hướng dẫn cha mẹ quy kính Tam bảo.

Trăn trở thường tình ai sẽ là người phụng tự cho mình sau khi mình quá vãng là quán lệ trong tư duy của nhiều bậc cha mẹ. Khát vọng và mong mỏi có được con trai để người con ấy lo việc cúng tế cho mình được ghi nhận trong thời Đức Phật(35). Với Đức Phật, làm các thiện sự khi cha mẹ mãn phần là một trong những bổn phận sau cùng của con cái, bất luận là gái hay trai. Tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời(36) là trách vụ cuối cùng mà một người con cần phải thực hiện. Ngay như bản thân của Đức Phật, sau khi vua Tịnh Phạn qua đời, chính Ngài đã thân lâm về quê hương và góp phần lo công việc tang lễ. Sự hiện diện của Ngài trong tang lễ của thân phụ là gương sáng về hạnh hiếu của người xuất gia.

Trong bổn phận thứ năm này, nếu như Nho gia đẩy bổn phận này đến mức cao nhất, thậm chí con cái phải khánh kiệt của cải và sức lực để lo tang lễ cho mẹ cha; thì Phật giáo dung dị hơn, khi xem tang lễ chỉ là nghi lễ cần có của đời người và chỉ cần tiến hành trong trang nghiêm, giản tiện. Tập tục thiêu xác hoặc đem xác bỏ trong rừng tử thi được nhắc nhiều lần trong các bản kinh, cũng như tang lễ không quá mức xa hoa, hoành tráng của một bậc giáo chủ như Đức Phật(37), của các vị Tỳ-kheo quá vãng… đã khẳng định thêm quan điểm không đặt nặng quá mức của nghi lễ này. Vì lẽ, với Phật giáo, cái chết chỉ là kết thúc một chặng ngắn của một hành trình dài, và khúc khải hoàn chưa thể cất lên nếu như vẫn còn loanh quanh trong luân hồi, sanh tử.

Kết luận

Đã thọ ân thì phải nỗ lực báo ân. Ân đã thọ từ cha mẹ không thể tính đếm thì nỗ lực báo ân của con cái cũng phải tương đồng. Đó cũng là một trong những lý do để Đức Phật cho rằng hạng người biết ơn và nỗ lực báo ơn là một trong những hạng người cần được vinh danh, tán thán(38). Báo hiếu, báo ân có nhiều phương thức. Thực hiện chu toàn năm bổn phận của con cái được trình bày ở trên là một trong những cách thức báo đáp thâm ân cha mẹ có giá trị vận dụng thực tiễn, không giới hạn trú xứ, không gian. 

Chú thích

(1) Kinh Tiểu bộ, kinh Tập, chương Hai, tiểu phẩm, kinh Điềm lành lớn (Kinh Đại hạnh phúc - Maha Mangala sutta).

(2) Kinh Trung bộ, tập 1, Đại kinh đoạn tận ái, số 38. Xem thêm, Kinh Trung bộ tập 2, kinh Assalayana, số 93.

(3) Giáo sư giảng dạy tại Goldsmiths College, University of London, nghiên cứu Phật học và viết nhiều sách báo về Phật giáo, chủ yếu Phật giáo Theravada.

(4) Kinh Trung bộ tập 2, kinh Assalayana, số 93. Nguyên văn: Chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết hương ấm ấy là Khattiya, hay Bà-la-môn, hay Vessa, hay Sudda?” “- Thưa Tôn giả, chúng tôi không biết hương ấm ấy là Khattiya, hay Bà-la-môn, hay Vessa, hay Sudda”.

(5) Xem thêm, kinh Trung bộ, tập 3, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, số 135.

(6) Kinh Tăng chi, chương Ba pháp, phẩm Sứ giả của trời, kinh Ngang bằng với Phạm thiên. Xem thêm:kinh Tiểu bộ, kinh Phật thuyết như vậy, chương Bốn, phẩm 1.

(7) Kinh Tiểu bộ, tập VI, Chuyện tiền thân Đức Phật, Chuyện hoàng tử Kosala, số 371.

(8) Kinh Tương ưng, tập 2, chương 9, Tương ưng thí dụ, kinh Đầu ngón tay.

(9) Kinh Tăng chi, chương Hai pháp, phẩm Tâm thăng bằng, kinh Đất.

(10) Kinh Tăng chi, chương Hai pháp, phẩm Các hy vọng, kinh Hy vọng.

(11) Kinh Trường bộ, tập 2, kinh Giáo thọ thi ca la việt.

(12) Kinh Tăng chi, chương Năm pháp, phẩm Vua Muda, kinh Trở thành giàu.

(13) Kinh Tăng chi, chương Ba pháp, phẩm Nhỏ, kinh Bổn phận.

(14) Xem thêm, kinh Tiểu bộ, tập 10, chuyện Tiền thân Đức Phật, chuyện 540, chuyện Hiếu tử Sama.

(15) Kinh Tương ưng tập 1, chương XI, tương ưng Sakka, phẩm thứ hai, Chư thiên hay cấm giới.

(16) Kinh Tăng chi, chương Ba pháp, phẩm Nhỏ, kinh Bổn phận.

(17) Kinh Tăng chi, chương Hai pháp, phẩm Tâm thăng bằng, kinh Đất.

(18) Xem thêm, Hiếu kinh: “Hiếu tử chi sự thân: Cư tắc trí kỳ kính, dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí kỳ ưu, tang tắc trí kỳ ai, tế tắc trí kỳ nghiêm”.

(19) Kinh Tăng chi, chương Năm pháp, phẩm Vua Muda, kinh Trở thành giàu.

(20) Kinh Tiểu bộ, kinh tập, chương Hai, tiểu phẩm, kinh Dhammika.

(21) Kinh Tương ưng, Tập 1, Tương ưng chư Thiên, phẩm Già, kinh Cơ sở.

(22) Kinh Tăng chi, chương Tám pháp, phẩm Gotami, kinh Dìghajanu, Người Koliya.

(23) Kinh Tăng chi, chương Năm pháp, phẩm Sunama, kinh Con trai.

(24) Kinh Trường bộ, kinh Sonadanda.

(25 Kinh Trung bộ, tập 2, kinh Makhadeva, số 82.

(26) Kinh đã dẫn.

(27) Đói cho sạch, rách cho thơm; Giấy rách phải giữ lấy lề…

(28) Kinh Tương ưng, tập 5, chương 11 pháp, phần b, Tương ưng dự lưu, phẩm Phước đức sung mãn,kinh Mahanama.

(29) Kinh Tăng chi, chương Năm pháp, phẩm Du hành dài, kinh Tài sản.

(30) Kinh Trường bộ, tập 2, kinh Giáo thọ thi ca la việt.

(31) Kinh Tăng Chi, chương Tám pháp, phẩm Gotami,  kinh Dìghajanu, Người Koliya.

(32) Xem thêm, kinh Tăng chi, chương Hai pháp, phẩm Tâm thăng bằng, kinh Đất.

(33) Kinh Trung bộ, tập 3, kinh Phân biệt cúng dường.

(34) Xem thêm, kinh Tăng chi, chương Hai pháp, phẩm Tâm thăng bằng, kinh Đất.

(35) Kinh Tăng chi, chương Năm pháp, phẩm Sunama, kinh Con trai.

(36) Kinh Trường bộ, tập 2, kinh Giáo thọ thi ca la việt.

(37) Xem thêm, H.W. Schumann, Đức Phật lịch sử, NXB, TP. HCM 2000, phần Lễ trà tỳ, từ trang 576-583.

(38) Xem thêm, kinh Tăng chi, chương Hai pháp, phẩm Các hy vọng, kinh Hy vọng.

Chúc Phú

Nguồn: http://www.giacngo.vn

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Bài kệ đảnh lễ cha mẹ

Mẹ

Bảo bọc con mười tháng trong bụng

Và dưỡng con không chút rời xa

Con ngưỡng mong dưới chân mẹ

Cầu mong mẹ thọ đến bạc đầu. (trăm tuổi)

Dasa māse urekatvā

Poseti vuddhi kāranam

Āyu dīgham vassa-satam

Mātu pādam namā maham

Thưa Mẹ, con xin lễ Mẹ để bày tỏ lòng biết ơn Mẹ đã mang con trong bụng đến 10 tháng ,công sanh thành và nuôi dưỡng con bằng máu của Mẹ ( sữa Mẹ).

Cha

Con đãnh lễ dưới chân cha

Công cha vỗ về chăm chút

Chăm con từ thuở lọt lòng mẹ

Và con là số một trong tim cha.

Vuddhikāro ālingitvā

Chumbitvā piya puttakam

Rāja majjham supatattham

Pītu pādam namā maham.

Thưa Cha , con xin lễ Cha để bày tỏ lòng biết ơn Cha đã tắm yêu thương ,công dưỡng dục và bảo bọc cho con được nên người.

Tôi không có từ nào để đếm những nhọc nhằn vất vã mà cha tôi đã trãi qua, xin cha nhận đãnh lễ này và tha thứ cho con những lỗi lầm mà tôi

Vấp phải từ ngày tôi lọt lòng mẹ.

Khi con la khóc cha đã ru con ngủ với tất cả tình thương và cảm xúc.

Cha mẹ đã tắm và giặt cho con, cầu cha mẹ luôn thật sự hạnh phúc và sớm niết bàn.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

CHÍN CHỮ CÙ LAO (VÕ VĂN LAN)

chin-chu-cu-lao

Đề cao công ơn cha mẹ, ca dao Việt Nam cũng nói :

“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Phải chăng câu ca dao được gợi ý từ lời kinh ? Bên cạnh đó ta còn có câu:

“ Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng ai ơi”.

Chín chữ cù lao đi vào ca dao, đi vào giấc ngũ yên bình của bao thế hệ người Việt Nam; nhưng cù lao thể hiện ý nghĩa gì trong mối quan hệ sâu dày giữa cha mẹ con cái, thì ngày nay ít ai quan tâm tìm hiểu. Trong ngôn ngữ Việt Nam, ngoài ý nghĩa có một khối đất có lẫn đá nhỏ lên trên mặt biển thì cù lao còn là một từ Hán Việt có nghĩa là sự siêng năng lao nhọc. Được biết trong một tập sách ghi nhận có những câu ca dao cổ của người Trung Quốc gọi là Kinh Thi có hai câu mà ý nghĩa gần nhau. Câu thứ nhất mô tả cụ thể ơn đức của cha mẹ

“Phụ hề sinh ngã,

mẫu hề cúc ngã ,

phủ ngã , xúc ngã , t

rưởng ngã , dục ngã,

cố ngã , phục ngã ,

xuất nhập phúc ngã ,

dục báo chi đức ,

hạo thiên võng cực”

có nghĩa là :

“ Cha sinh ra ta,

mẹ nâng đỡ ta,

vuốt ve ta,

cho ta bú,

nuôi ta khôn lớn ,

dạy bảo ta nên người,

chăm lo ta ,

ôm ấp ta ,

ra vào để bảo vệ cho ta,

muốn đáp trả ơn huệ ấy,

chỉ biết như bầu trời lồng lộng đến vô cùng”.

Lại có một câu khác mang tính hình tượng nêu lên khát khao báo đáp của người con.

“ phụ hề sinh ngã ,

mẫu hề cúc ngã,

Ai ai phụ mẫu ,

sinh ngã cù lao .

Dục báo thâm ân ,

hạo thiên võng cực”

nghĩa là :

“Cha sinh ta, mẹ nâng đỡ ta

Thương thay cha mẹ , sinh ra ta bao khó nhọc .

Muốn đáp trả ơn sâu ấy , chỉ biết như bầu trời lồng lộng đến vô cùng”.

Từ hai câu ấy , ta biết mỗi khó nhọc của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái được thể hiện bằng thuật ngữ “cù lao” bao gồm chín ơn lớn mà người ta thường nói là cù lao chín chữ . Chín chữ đó được thể hiện trong câu đầu gồm , Sinh- Cúc – Phủ – Súc – Trường – Dục – Cố – Phục – Phúc.

1- Sinh : Rõ ràng không ai có mặt trên đời mà không từ cha mẹ sinh . Nhưng để con ra đời bình thường , khỏe mạnh , xinh đẹp , thông minh …rồi nuôi cho con khôn lớn , cha mẹ chịu bao lao đao cực nhọc , phải chuẩn bị từ vật chất , tình cảm đến tinh thần . “ Đặt con vào dạ mà mạ đi tu” .Khi biết mình mang thai , bà mẹ tự nguyện chọn lối sống khắc khổ chẳng khác người tu hành . Ăn uống nói năng kiêng cử , ngủ nghỉ có giờ giấc , đi đứng cẩn thận …hy sinh mọi thú vui , bỏ cả phấn son điểm trang . Lúc sinh nở , người mẹ chịu bao đau đớn đến mức hiểm nguy . Trước đây khi chưa có máy siêu âm , cha mẹ biết bao hồi hộp chờ đợi giây phút trọng đại là lúc đứa con chào đời ; cho đến khi thấy con bình thường , cha mẹ mới yên tâm , và bà mẹ mới nở nụ cười mừng rỡ .

2- Cúc là nâng đỡ . Từ “cục thịt” mới chào đời nặng chừng hai ký cho đến ba ký ..nuôi nấng cho con lớn , cha mẹ dù nghèo cùng túng bấn cũng mọi cách xoay sở , chạy đôn chạy đáo lo cho con không đủ ăn đủ mặc ; không quản ngại nguy hiểm , chịu trăm bề khổ nhục , có khi bị tù tội , thậm chí làm điều bất nhân bất nghĩa chuốc hậu quả đắng cay cũng cam , miễn sao con được sung sướng ! “Nuôi con chẳng quản chi thân . Bên ướt mẹ nằm , bên ráo con lăn”.

3- Phủ là ôm ấp , vuốt ve trìu mến , Để con lớn lên bình thường , cha mẹ không những nuôi con bằng bầu sữa , thức ăn mà đứa con còn tưới tẩm bằng tình cảm thương yêu , trìu mến từ mẹ cha , người thân . Xã hội công nghiệp ngày nay do áp lực đời sống , nhiều trẻ con được mọi tiện nghi mà thiếu sự gần gũi , chăm sóc của cha mẹ , tâm lý bị tổn thương khiến đứa trẻ không phát triển bình thường , dẫn đến trầm cảm , khủng hoản , bất mãn …là nguyên nhân đưa đến bạo động . “Công cha nghĩa mẹ cao dày . Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ”.

4- Súc là bú móm , cho ăn . Trước đây ba bốn mươi năm không bà mẹ nào không cho con bú và nhai mớm thức ăn , sú nước cho con uống . Sữa mẹ không những là thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển đứa trẻ mà còn có sức đề kháng hữu hiệu với vi khuẩn xâm nhập cơ thể , giúp sự tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của em bé được dễ dàng . Cho con bú còn hàm dưỡng ngồn tình cảm , tinh thần người mẹ trao truyền cho con qua cử chỉ nâng niu khi ẵm bồng , khi đưa bầu vú vào miệng con . Do xu thế thời đại bảo vệ sắc đẹp hay không có thì giờ nhiều , bà mẹ ngày nay cho rằng cho con bú không hợp thời , ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ . Mặc dù được bồi bổ bằng thức ăn chọn lọc và sau74 cao cấp mà trẻ em vẫn thường bị mắc các chứng bệnh về đường ruột , trầm cảm …có nguyên nhân từ không được bú sữa mẹ trong sự yêu thương trìu mến của người mẹ . “Nhớ ơn chín chữ cù lao . Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình”.

5- Trưởng là nuôi lớn . Đây là qua 1trinh2 đầy gian nan vất vả của cha mẹ nuôi con đến trưởng thành . Có đứa trẻ nào không còi cọc , đau ốm trở mình khóc đêm khiến cha mẹ “năm canh chày thức đủ năm canh”. Con có bề nào cha mẹ mất ăn bỏ ngủ chạy đôn chạy đáo tìm thầy thuốc , không có tiền bạc cũng vay mượn chữa chạy cho con qua khỏi . Tìm trường , chọn thầy trang bị cho con kiến thức học rộng biết nhiều , có công danh sự nghiệp ; mở mày mở mặt với bạn bè , thiên hạ . Đến lúc con cái trưởng thành cha mẹ lo dựng vợ gả chồng : Con cái nên gia thất trăm bề yên ổn cha mẹ vẫn chưa yên lòng , còn lo toan đến cả cháu chắt . “Mẹ già trăm tuổi tóc sương-Lo con tám chục năm trường chưa yên!”

6- Dục là dạy dỗ . Cha mẹ là người thầy đầu đời về tình yêu thương , sự trìu mến . Tiếng cha , tiếng mẹ …bập bẹ tiếng nói đầu đời , âm thanh biết bao du dương , ấn tượng ! hướng dẫn con những bước chập chững , truyền đạt cho con điếu hay lẽ phải , kiến thức sơ đẳng về thế giới chung quanh . Từ ai nếu không phải cha mẹ ? “ Dạy con từ thuở còn thơ – Mong con lanh lợi mẹ cha yên lòng”.

7- Cố là trông nôm , đoái hoài . Cha mẹ luôn quan tâm theo dõi con , mỗii bước tiến dù nhỏ bé của con cũng là niềm hạnh phúc lo lớn của cha mẹ . Những bước chập chững đầu tiên , tiếng nói bặp bẹ đầu đời , chứng kiến khả năng đi đứng nói nghe …khác nào điều kỳ diệu . Cha mẹ mới thực sự yên tâm con đủ đầy khả năng bình thường . Một giác quan có thể bị khiếm khuyết là biết mấy bất hạnh thiệt thòi cho con , cũng là nỗi khổ tột cùng của cha mẹ . Và vất vả khổ cực đến mấy cha mẹ cũng không từ nan , đêm ngày lo lắng , tìm thấy hỏi thuốc khắp nơi lùng sục chạy chữa cho con .

8- Phục là ôm ấp trở đi trở lại . Để con được sung sướng hạnh phúc , cha mẹ tùy thuộc vào khả năng , năng khiếu của con để uốn nắn , dạy dỗ , hướng con đi vào nghành nghề phù hợp . Tuy thế trong thực tế không phải lúc nào cũng được như ý . Không thiếu trường hợp con cái chống trái cha mẹ , theo sự lôi kéo của bạn bè rơi vào tù tội , ảnh hưởng xấu đến uy tín gia đình . Hoặc giả khi có sự nghiệp con cái bôn ba danh lợi , chạy theo tiếng gọi tình yêu vô tình để cha mẹ già mòn mỏi đợi mong . Thế nhưng cha mẹ nào nỡ từ bỏ con , ngược lại luôn theo dõi bảo bọc chở che dầu con có thế nào . Con đi cải tạo cha mẹ lo lắng xách bới , con còn ngồi tù cha mẹ còn chưa yên ! Trường hợp đặc biệt con cái chọn đường tu học giải thoát , cha mẹ thuận phục cho con “ cát ái ly gia” mà dư luận thế gian cho là không thực hiện nghĩa vụ làm con đối với cha mẹ . Thật ra mục tiêu học giải thoát của người xuất gia tu hành chân chính gắn liền với hạnh nguyên cứu độ chúng sinh trong đó có cha mẹ , ông bà nhiểu đời . Trên cơ sở đó gia đình sẽ an vui , xã hội được ổn định . Qua đó , là người con , bậc tu hành đã thực sự báo đáp thâm ân của cha mẹ , ông bà . “Công cha nghĩa mẹ cao vời – Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta” .

9- Phúc là bao bọc , che chở . Cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho con cái , không chỉ trong đời sống vật chất mà cả đời sống tình cảm tinh thấn ; từ đó tạo ra mọi thuận lợi cho con được chấp cánh để bay xa vươn cao . Với duyên lành thuận buồm xuôi gió , con cái đi lên theo tiếng gọi công danh sự nghiệp , có khi bỏ quên cha mẹ . Nhưng nếu gặp khi không may vấp ngã , thất bại trước phong ba bão táp mà con phải quay về …cha mẹ vẫn sẳn sàng dang rộng vòng tay che chở . “Còn cha gót đỏ như  son . Mai đây cha mất gót con đen sì !”

Qua đó ta thấy công ơn cha mẹ thật vô cùng to lớn ; nhưng cha mẹ nuôi con không bao giờ kể , không hề mong con đáp trả . Chính vì thế mà lời ca dao của người Trung Hoa cổ đã nói rằng để báo đáp thâm ân cha mẹ , hãy nghĩ đến bầu trời lồng lộng kia là vô cùng . Tuy nhiên người Phật tử có một biện pháp để báo hiếu xứng đáng .

Khi mấy người đệ tử Phật thực hiện hạnh nguyện “cát ái ly gia” tìm đường giải thoát sinh tử , nhiều người cho rằng đạo Phật không coi trọng chữ hiếu . Thật ra chữ hiếu rất dược đề cao trong đạo Phật , thể hiện qua nhiều bản kinh . Chẳng hạn Đức Phật có dạy trong kinh Tăng chi , chương hai pháp có nói rõ

“ nếu cha mẹ không có lòng tin , hãy khuyến khích an trú , hướng dẫn các vị vào lòng tin ; nếu cha mẹ theo ác giới , hãy khuyến khích , an trú, hướng dẫn các vị vào thiện giới ; nếu cha mẹ xan tham , hãy khuyến khích hướng dẫn các vị vào bố thí ; nếu cha mẹ theo ác trí tuệ hãy khuyến khích hướng dẫn an trí các vị vào thiện trí tuệ . Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha”.

Để hướng dẫn cha mẹ theo con đường giải thoát của Đức Phật , chính người con phải hết lòng tin tưởng và biết rõ con đường đó . Đấy chính là tận hiếu theo đạo Phật và đấy chính là phước báu của những vị xuất gia chân chính .

Thực ra mọi truyền thống tâm linh của loài người đều nói tới chữ hiếu . Tuy nhiên trong việc báo đáp công ơn cha mẹ , ngay cả trong tấm gương hiếu thuận lớn lao như Nhị thập bát hiếu của người Trung Hoa cũng chỉ thể hiện sự báo đáp hạn hẹp trong hiện đời . Ngày nay nhiều giá trị khác nhau được xác lập , việc báo hiếu hay sự đền đáp công ơn cha mẹ ít nhiều thay đổi , Nhưng công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ dù đông tây kim cổ có bao giờ thay đổi ? Và niềm vui và hạnh phúc của con cái cũng chính là niềm vui hạnh phúc của cha mẹ trong bất cứ thời đại xã hội nào , Tuy niềm mong ước ngày nay của cha mẹ đã trở nên đơn giản , chỉ cần con cái thành gia thành thất , vợ chồng sống thuận hòa , công ăn việc làm ổn định là cha mẹ đủ mãn nguyện . Đến mức chỉ cần con cái không làm điều sai trái rơi vào tù tội để cha mẹ khỏi lo lắng khổ sở là đủ làm cha mẹ yên lòng . Đơn giản thế , nhưng liệu có được chăng ? Hay biết bao cảnh trái ngang làm cha mẹ khổ đau cùng tột xảy ra hằng ngày nhan nhản trên báo đài , đến kẻ ngoại cuộc không khỏi xót xa bức xúc . Con cái chửi mắng cha mẹ , hành hung đánh đuổi cha mẹ ! Không thiếu trường hợp đưa cha mẹ ra tòa vì tranh chấp chút gia tài , của cải , kể cả người có học thức , địa vị . Đã đến lúc gióng lên hồi chuông báo động về sự suy thoái đạo đức của con người và nên chăng xét lại vai trò gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức trong đó có sự nhận thức về mối quan hệ cha mẹ và con cái ? Nhiều bậc cha mẹ hết lòng chăm sóc , dạy dỗ con cái thành đạt đã tỏ ra hết sức buồn khi phải nói rằng “ Thời đại bây giờ …tiền bạc, nhà cửa của cha mẹ là của con , nhưng của cải do con cái làm ra , cha mẹ hoàn toàn không dính dáng . Nên có gặp trái ngang cũng là điều tự nhiên , không chi phải buồn !” Vâng ! mối quan hệ đã đổi khác , cha mẹ không đòi hỏi gì ở con sau khi con cái đã nuôi dạy đến nơi đến chốn , thì sự đối xử tế nhị từ con cái ,. Phải chăng không là điều cha mẹ mong ước ít ra có được . Nước mắt chảy xuôi là truyền thống Đông phương , cha mẹ bao giờ cũng bao dung không ai trách cứ con ! Thế nhưng thấu thị lẽ nhân quả nghiệp báo

“Nếu mình hiếu đạo mẹ cha

Thì con cũng hiếu với ta khác gì

Nếu mình ăn ở bất nghì

Đừng mong con hiếu làm gì uổng công !”

Người con là Phật tử phải ý thức được công ơn cha mẹ . Ở mức độ thế tục , biết công ơn cha mẹ chưa đủ , người Phật tử còn phải biểu hiện lòng hiếu một cách cụ thể qua hành động . Một lời thăm hỏi qua điện thoại nếu ở xa ; thường xuyên thăm viếng cha mẹ nếu ở gần . Chỉ đơn giản thế và không mất tiền mua nhưng lại là liều thuốc bổ nuôi dưỡng cha mẹ già . Điều đó ai chẳng làm được ? Nhưng buồn thay ! ngày nay khó làm , vì sao ?

Nhân mùa Vu-lan tự nhắc nhở mình đôi điều về chín chữ cù lao để gọi là xin đền đáp trong muôn một thâm ân cha mẹ.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Chúc nguyện gửi Thầy



Thầy về "báo hiếu mẹ cha" 
Chắc thầy vẫn nhớ kệ kinh sớm chiều? 
Tiếng chuông thức tỉnh bao điều 
Rằng tu là một hành trình liễu sanh 
Dẫu biết trước đường tu không khó 
Nhưng bước qua nghịch cảnh khó lường 
Nợ duyên trần tục đủ đường 
Người về trả lại ba y cho thầy! 
Áo nâu sồng từ nay xin cất 
Bận áo đời vướng víu tình duyên 
Ai mà chẳng có niềm riêng khó bày 
Nhưng ngẫm đi, nghĩ lại, tiếc thay! 
Hành trình dài, xuất gia từ nhỏ 
Chọn đường tu, buông bỏ thế trần 
Đến khi tròn ba mươi có lẻ 
Bỗng đâu nghiệp đổ, đa đoan 
Cuộc chia xa, tịnh xá, chùa chiền 
Từ nay không thể tỏ bày đệ huynh 
Chắc là thầy cũng đắn đo suy tính 
Nên mong thầy sớm dứt não phiền 
Tròn câu hiếu đạo, theo thầy là nên 
Vị trí nào cũng tu chơn chánh 
Tâm kinh thuyết mãi, độ sinh... trong mình 
Người, ta nương chốn hồng trần 
Ngộ thân giả huyễn thì liền liễu sanh 
Kính mong thầy vững chãi giữa đời 
Biết đâu mai mốt, sớm chiều 
Bỗng đâu nguyện lớn trở về nơi tâm 
Nhắc thầy quay lại chọn đường thong dong 
Khoác ba y, bình bát vững vàng 
Gieo tròn mối đạo Thế Tôn trao truyền! 

L.Đ.L
LTG: Viết, nhân hôm qua hay tin một vị thầy quay về "báo hiếu song thân". Đó là một quyết định hẳn là rất cân nhắc, khó khăn, nên nếu mình hiểu và thương thì sẽ không thấy đó là... tội lỗi, là đáng trách! 
Tôi rất kính trọng và ngưỡng mộ những vị chọn con đường xuất thế, vì đó là con đường tôi mong ước được đi. Nhưng, tôi cũng tôn trọng cả những quyết định quay về của những vị không đủ nhơn duyên để tiếp tục con đường ấy. Bởi, suy cho cùng, thì việc tu là việc của mỗi người, việc lớn, mình phải có bằng an, hạnh phúc trên con đường đó thì mình đi mới tới nơi. Nếu đó là sự gượng ép, cố gắng gìn giữ một tấm áo hình thức thì có khi còn hại hơn là quay về sống đời cư sĩ đàng hoàng!

Trộm nghĩ như thế, và cũng quán nhơn-duyên, để rồi bình yên chúc và mong thầy những điều tốt đẹp nhứt sẽ đến với thầy, cũng như thầy sẽ làm trong vai trò một người cư sĩ.
(theo GNO)

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Hoàng Hậu Sirikit

clip_image002[4]

12 tháng 8 hằng năm là một ngày rất quan trọng đối với người dân của đất nước Thái Lan. Vì ngày này không chỉ là ngày của Mẹ mà ngày này còn là kỷ niệm ngày sinh nhật của Hoàng hậu Sirikit. Cùng với Đức vua Bhumibol Adulyadej, Hoàng hậu Sirikit rất được người dân trong nước kính trọng và tôn sùng bởi những việc làm đem đến nhiều lợi ích và sự thịnh vượng cho vương quốc cũng như là toàn dân.

clip_image004[4]

Hoàng hậu Sirikit sinh ngày 12.8.1932 trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc ở Bangkok. Bà được đặt tên Mom Rajawongse Sirikit Kitiyakara, có nghĩa là "Sự rực rỡ và lộng lẫy của gia đình Kittiyakara". Chính Vua Rama VII (Quốc vương Prajadipok), người có quan hệ họ hàng với gia đình bà, đã đặt tên này. Bản thân việc được nhà vua đặt tên đã cho thấy điềm tốt lành sẽ đến với bà. Một nhà tiên tri khi đó đã đoán rằng sau này bà sẽ bước lên vị trí quyền quý.

clip_image006[4]

Khi còn nhỏ, bà theo học trường Rajini rồi sau đó là trường St Francis Xavier Convent ở Thái Lan cho đến năm 13 tuổi. Sau đó, bà theo cha mình sang London (Anh). Vào năm 1948, bà tiếp tục theo cha đến Paris (Pháp). Khi đó cha bà là Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Pháp. Tại thành phố Paris lãng mạn, bà đã gặp Quốc vương Bhumibol Adulyadej (lên ngôi năm 1946). Quốc vương khi đó đang học ở Thuỵ Sĩ và thường sang Pháp để nghỉ hè. Khi Quốc vương bị tai nạn giao thông ở Thuỵ Sĩ và phải vào viện, bà là người thường xuyên đến thăm hỏi. Thế rồi, bà cùng với Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã làm lễ đính ước vào ngày 19.7.1949 ở Thuỵ Sĩ. Một lễ cưới theo đúng nghi thức hoàng gia được cử hành vào ngày 28.4.1950 tại Thái Lan. Từ đó, cùng với Quốc vương Bhumibol Adulyadej, Hoàng hậu Sirikit đã dành hết tâm huyết để đem lại thịnh vượng cho Vương quốc Thái Lan và người dân xứ này.

clip_image007[4]

Khoảng thời gian trước, thông qua các phương tiện truyền thông, biết được chú voi con mới một tháng tuổi ở Trung tâm Bảo tồn voi Thái Lan bị gầy yếu do voi mẹ mất sữa, bà đã dành 300.000 baht (gần 9.000 USD) từ quỹ riêng của mình để mua sữa cho chú voi con này.

Ngoài ra, bà cũng hoạt động tích cực trong việc quảng bá văn hoá và lịch sử Thái Lan. Bộ phim Truyền thuyết về Hoàng hậu Suriyothai ra đời với sự bảo trợ của Hoàng hậu Sirikit được biết đến như là một trong những bộ phim lịch sử hoành tráng nhất Thái Lan. Bộ phim đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ nói riêng và cũng đã làm cho người Thái nói chung hiểu rõ hơn về lịch sử của mình. Vấn đề tiếp theo mà Hoàng hậu Sirikit quan tâm là phụ nữ. Bà hiểu phụ nữ Thái Lan cần gì và biết khả năng của họ như thế nào. Vì vậy, bà không ngừng khuyến khích phụ nữ Thái tham gia các công việc thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt, đan lát thông qua việc tài trợ tiền làm các khung cửi và bảo trợ cho các hợp tác xã.

Một số công trình tiêu biểu mang tên hoàng hậu sirikit:

- Trung tâm Hoàng hậu Sirikit về điều trị ung thư vú (Bangkok) 

- Trung tâm Hội nghị quốc gia Hoàng hậu Sirikit (Bangkok) 

- Công viên Hoàng hậu Sirikit (Bangkok)

- Đập nước Hoàng hậu Sirikit trên sông Nan (tỉnh Uttaradit)

- Vườn bách thảo Hoàng hậu Sirikit (Chiang Mai)

- Vườn gỗ Hoàng hậu Sirikit (tỉnh Pathum Thani)

Ở Thái Lan, người ta có nhiều cách để bày tỏ lòng kính trọng với Hoàng hậu Sirikit. Nếu như thứ hai hằng tuần người Thái mặc áo vàng để tỏ lòng tôn kính đối với Quốc vương Bhumibol Adulyadej thì thứ sáu hằng tuần họ lại mặc áo xanh dương, màu tượng trưng cho Hoàng hậu. Truyền thống này đủ để chứng minh điều mà người ta vẫn nhắc đi nhắc lại bấy lâu nay rằng Hoàng gia Thái Lan là một trong những Hoàng gia được lòng dân nhất trên thế giới.

clip_image009[4]

Những giải thưởng của Hoàng hậu được phong tặng:

Year

Award

Awarder

1979

CERES Gold Medal

Food and Agriculture Organization of the United Nations

1985

Humanitarian Award

Asia Society

1986

Best Conservationist Certificate

World Wildlife Fund

1990

Immigration and Refugee Policy Award

The Center of Migration Studies

1991

International Humanitarian Award

Friends of the National Children's Museum, Washington, DC

1992

Gold Medal for Outstanding Leadership

Asian Institute of Technology

1992

UNESCO Borobudur Gold Medal

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

1992

UNICEF Special Recognition Award

United Nations Children's Fund

1992

Award of Excellence

United Nations Development Fund for Women

1992

UNEP Gold Medal of Distinction

United Nations Environment Programme

1993

Woman of the Year 1993 Award

Stanford University

1995

1995 Lindbergh Award

The Lindbergh Foundation

2000

Merite de Invention

The Belgian Chamber of Inventors

2001

Special Prix

Bulgarian American Chamber of Commercial and Industry

2002

Louis Pasteur Award

International Sericultural Commission

2002

Award for Humanitarian Service

The University of Texas M. D. Anderson Cancer Center

2004

IUCN Gold Medal

International Union for the Conservation of Nature and Natural Resources

2005

Food Safety Award

World Health Organization

clip_image011[4]

Trình độ học vấn Hoàng hậu đạt được:

Year

Field

Academy

1957

Social Work

Thammasat University

1960

Public Health

Mahidol University

1961

Political Science

Chulalongkorn University

1962

Home Economics

Kasetsart University

1963

Humanities

Centro Escolar University (Philippines)

1965

Decorative Arts

Silpakorn University

1969

Agriculture

Khon Kaen University

1970

Psychology

Chiang Mai University

1970

Development Economics

National Institute of Development Administration

1981

Humane Letters

Tufts University (United States of America)

1983

Political Science

Thammasat University

1984

Industrial Design

Chulalongkorn University

1984

Home Economics

Sukhothai Thammathirat University

−1987

Humane Letters

Concord College (United States of America)

1988

Medicine

Mahidol University

1989

Forestry

Thammasat University

1989

Business Administration

Khon Kaen University

1990

Industrial Design

King Mongkut's Institute of Technology Ladkrabang

1990

Vocational Education Administration

King Mongkut's Institute of Technology Ladkrabang

1990

Public Health

Sukhothai Thammathirat University

1991

Finance

Khon Kaen University

1991

General Administration

Ramkhamhaeng University

1992

Technology of Environmental Management

Mahidol University

1992

Education

Chulalongkorn University

1992

Marketing

Kasetsart University

1992

Thai Arts

Silpakorn University

1993

Humane Letters

Georgetown University (United States of America)

1995

Humane Letters

Johns Hopkins University (United States of America)

1997

Philosophy

Tokai University (Japan)

2000

Thai Language

Thaksin University

2003

Visual Communication Design

Khon Kaen University

2004

Textile, Costume,Garment and Fashion Design

Thammasat University

2004

Social Development Management

Khon Kaen University

2004

Natural Resource Management

King Mongkut's University of Technology Thonburi

2004

Environmental Management

Prince of Songkla University

2005

Food Science

Kasetsart University

2006

Cultural Studies

Rajabhat Songkla University

2007

Eastern Languages and Cultures

University of Saint Petersburg (Russia)

clip_image013[4]

Huân chương của Hoàng gia Thái Lan phong tặng:

§ clip_image014[4] The Most Illustrious Order of the Royal House of Chakri

§ clip_image015[4] The Ancient and Auspicious of Order of the Nine Gems

§ clip_image016[4] Dame Grand Cross (First Class) of The Most Illustrious Order of Chula Chom Klao

§ clip_image017[4] Dame Grand Cordon (Special Class) of The Most Exalted Order of the White Elephant

§ clip_image018[4] Dame Grand Cordon (Special Class) of The Most Noble Order of the Crown of Thailand

§ clip_image019[4] Dame Grand Cross (First Class) of The Most Admirable Order of the Direkgunabhorn

§ clip_image020[4] The Order of Symbolic Propitiousness Ramkeerati (Special Class) - Boy Scout Citation Medal

§ clip_image021[4] Freeman Safeguarding Medal (First Class)

§ clip_image022[4] Dushdi Mala Medal

§ clip_image023[4] The Border Service Medal

§ clip_image024[4] King Rama IX Royal Cypher Medal (First Class)

§ clip_image025[4] King Rama IX Rajaruchi Medal (Gold Class)

§ clip_image026[4] The Red Cross Commendation Medal

clip_image028[4]

Huân chương của các quốc gia khác phong tặng:

§ clip_image029[4] Knight of the Elephant, Order of the Elephant of Denmark

§ clip_image030[4] Dame Commander of The Royal Order of the Seraphim

§ clip_image031[4] Knight Grand Cross of the Order of the Netherlands Lion

§ clip_image032[4] Grand Cordon of the Order of Leopold I

§ clip_image033[4] Grand Cross of St. Olav of the Royal Norwegian Order of Saint Olav

§ clip_image034[4] Grand Cross of the Royal and Distinguished Spanish Order of Charles III

§ clip_image035[4] Grand Cross (Special Class) of the Order of Merit of the Federal Republic of Germany

§ clip_image036[4] The Most Exalted Order of the Crown of the Realm (Darjah Utama Seri Mahkota Negara)

§ clip_image037[4] Nishan (First Class) of the Order of Pakistan

§ clip_image038[4] Grand Cordon (First Class) of the Order of the Precious Crown

§ clip_image039[4] Grand Cross of the Order of the Redeemer

§ clip_image040[4] Grand Star of the Decoration of Honour for Services to the Republic of Austria

§ clip_image041[4] Grand Cross of the Order of Pahlavi

§ clip_image042[4] Grand Cross of the Most Exalted Order of the Queen of Sheba

§ clip_image043[4] Grand Collar (Raja) of the Order of Sikatuna

§ clip_image044[4] Sovereign of The Nepal Pratap Bhaskara (Nepal Decoration of Honour)

§ clip_image045[4] Grand Cross of the Order of Saint James of the Sword

§ clip_image046[4] Grand Cross with Collar of the Order of the Star of Romania

§ Grand Cross of the Order of Darjah Kerabat Diraja Terengganu Yang Amat Mulia Darjah Yang Kedua - Panglima of Malaysia

 

clip_image048[4]