Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Đức Phật vận chuyển Pháp Luân

 

clip_image001

Chuyển Pháp Luân là chuyển bánh xe Pháp, tức là truyền bá cho thế gian biết về đạo Pháp, mà Phật đã chứng ngộ. Ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây Bồ đề, sau khi đã chứng quả giác ngộ vô thượng, Ðức Phật có suy nghĩ như sau:

"Pháp này do Ta chứng được, tht là sâu kín, khó thấy, khó chng, tịch tnh, cao thượng, siêu lý lun, vi diu, ch người có trí mi hiu thu. Còn quần chúng ny thì ưa ái dc, khoái ái dc, ham thích ái dc. Ði vi qun chúng ưa ái dc, khoái ái dc, ham thích ái dc, tht khó mà thy được đnh lý 'duyên khởi ra các pháp' (Paticcasamuppada): s kin ny tht khó thy, tc là sự tnh ch tt c các hành, s t b tt c sanh y, ái dit, ly tham, đon diệt, Niết bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp thì các người khác không hiu Ta, thi như vy tht kh não cho Ta, như vy tht bc mình cho Ta" (Trung Bộ I, 268 - 269).

Nhưng rồi Ðức Phật nhìn quanh một lượt khắp thế gian với con mắt trí tuệ và suy nghĩ rằng:

"... Có hạng chúng sanh ít nhim bi đi, nhiu nhiễm bi đi, có hng li căn, đn căn, có hng thiện tánh, ác tánh, có hng dễ dạy, khó dy, và mt s ít thy s nguy him phi tái sinh thế gii khác và sự nguy hiểm làm nhng hành đng li lm. Như trong h sen xanh, h sen hng, hay hồ sen trng, sanh ra dưới nước, ln lên dưới nước, không vươn lên khỏi mt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có mt s hoa sen xanh, sen hng hay sen trng sanh ra dưới nước, ln lên dưới nước, vươn lên khi mt nước, không b nưóc thm ướt. Cũng vy, ny các Tỳ kheo, vi Pht nhãn, Ta thy có hng chúng sanh ít nhiễm bụi đi, nhiu nhim bi đi, có hng li căn, đn căn, có hng thin tánh, ác tánh, có hạng d dy, khó dy, và mt s ít thy s nguy him phi tái sanh ở thế gii khác và s nguy him làm nhng hành đng li lm. Và ny các Tỳ kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây:

"Cửa bt t rng m

Cho những ai chu nghe

Hãy từ b tin tâm

Không chính xác của mình.." (Trung Bộ I, 271)

Rồi Ðức Phật quyết định sẽ gióng lên tiếng trống của Pháp, sẽ chuyển bánh xe Pháp, sẽ tuyên bố với thế gian, với loài người và loài Trời, con đường đạo cứu khổ và diệt khổ, con đường đạo dẫn tới cõi bất tử, cõi Niết Bàn. Thế là bánh xe Pháp bắt đầu chuyển.

 

Như đã nói trên, năm tu sĩ, bạn đồng tu của Thái tử, ở Uruvela, nay vẫn tiếp tục tu khổ hạnh ở vườn Nai gần thành phố Benares. Họ rời bỏ Thái tử, vì họ tưởng rằng Thái tử đã thoái chí, giữa đường bỏ cuộc. Nhưng thực ra, sau 6 năm tu khổ hạnh, Thái Tử đã thực nghiệm và thấy rõ tất cả sự vô ích và vô lý của lối tu khổ hạnh, ép xác chỉ làm con người suy yếu về thân xác, mệt mỏi về tinh thần. Và Thái tử ở lại một mình, kiên trì, phấn đấu và cuối cùng đã giác ngộ, thành Phật dưới gốc cây Bồ đề.

Sau khi đã quyết định truyền bá đạo lý cứu khổ cho thế gian, vì lòng thương xót loài người và loài trời, Ðức Phật nghĩ ngay tới 2 vị thầy cũ của mình là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, nhưng cả 2 ông này đều đã qua đời cách đây không lâu. Với Phật nhãn, Ðức Phật thấy năm người bạn đồng tu xưa kia của mình đang ở tại vườn Nai gần Benarès và quyết định họ sẽ là những người đầu tiên được nghe giáo pháp của Ngài.

Rồi Ðức Phật lên đường đi Benarès. Tại đây, ở vườn Nai gần Benarès, Ðức Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho 5 người bạn đồng tu ngày trước của mình. Sự kiện đáng ghi nhớ này diễn ra vào một ngày trăng rằm, đúng hai tháng sau Ðức Phật thành đạo. Sau nầy, nó được biểu trưng một cái bánh xe, có 2 con nai nâng đỡ hai bên.

Hai con nai biểu trưng cho địa điểm thuyết pháp, Vườn Nai, cũng gọi là Lộc Uyển. Bánh xe - Dhammacakka - tức là bánh xe Pháp, sách Hán dịch là Pháp luân. Cả đầu đề bài kinh là Dhammacakkappavattana, có nghĩa là "chuyển bánh xe Pháp".

Trong bài kinh này, Ðức Phật mở đầu bằng lời khuyên các tu sĩ không nên mắc vào hai cực đoan: một cực đoan là đam mê thú vui nhục dục thế gian, thực ra chỉ là những cái tầm thường, nhất thời, ngăn cản mọi tiến bộ tâm lính. Một cực đoan thứ hai là khổ hạnh, ép xác vì nó làm mệt mỏi tinh thần, mê mờ trí tuệ, do đó cũng có hại, vô ích. Ðức Phật khuyến cáo nên rời bỏ hai cực đoan trên, và theo con đường Trung Ðạo dẫn tới cuộc sống thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt và giải thoát tối hậu. Ðó là con đường đạo tám nhánh nổi tiếng, sách Hán thường dịch là Bát Chánh Ðạo:

Chánh tri kiến: Thấy biết chân chánh.

Chánh tư duy: Suy nghĩ chân chánh, ý chí chân chánh.

Chánh ngữ: Nói năng chân chánh, tức là không nói dối, không nói ác, không nói chia rẽ, không nói lời vô nghĩa.

Chánh nghiệp: Hành động chân chánh, tức là không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh, không rượu chè.

Chánh mạng: Sinh sống bằng nghề chân chánh, không phải bằng nghề bất lương, như buôn bán lừa đảo, buôn vũ khí và thuốc độc, buôn bán nô tỳ...

Chánh tinh tấn: Siêng năng chân chánh, diệt bỏ điều bất thiện, làm mọi điều tốt lành.

Chánh niệm: Nghĩ nhớ chân chánh, không nghĩ nhờ điều tà vạy, ác xấu, mê lầm.

Chánh định: Tập trung tư tưởng chân chánh, không để tư tưởng tán loạn, chạy theo dục vọng.

Con đường tám nhánh là con đường đạo chân chánh, dẫn tới chấm dứt mọi đau khổ, phát khởi trí tuệ, đưa đến Niết bàn, là sự giải thoát vĩnh viễn khỏi vòng sống chết luân hồi, là sự thanh tịnh tuyệt đối và an lạc tuyệt đối.

Trong bài thuyết pháp đầu tiên này, Ðức Phật giảng về bốn chân lý cao cả, cũng gọi là bốn chân lý Thánh, bởi vì chúng được phát hiện và tuyên thuyết bởi bậc thánh vĩ đại nhất là Ðức Phật. Ðó là chân lý về sự khổ (sách Hán gọi là Khổ đế), chân lý về nguyên nhân của khổ (Tập đế), chân lý về diệt khổ (Diệt đế), chân lý về con đường đạo diệt khổ (Ðạo đế).

Nghe xong bài thuyết pháp này, và một bài thứ hai có đầu đề "Anttalakkhana sutta", bàn về thuyết vô ngã (không có cái Ta), năm vị tu sĩ ở vườn Lộc Uyển được giác ngộ và không bao lâu trở thành A la hán.

Theo: LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT – HT THÍCH MINH CHÂU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét