Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

CHÚC XUÂN GIÁP NGỌ 2014

xuan
Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 đang trở về với mọi người dân Việt Nam chúng ta trên khắp năm châu.
Nhân dịp năm mới, xin kính gửi lời chúc mừng năm mới đến chư tôn Đại Đức Tăng và quý Tu nữ  một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào và sớm mau thành tựu mọi ước nguyện.
Kính chúc quý Phật tử gần xa một năm mới an lạc, thuận duyên trong cuộc sống, sức khỏe dồi dào, gia đình thịnh vượng và luôn tiến hóa trong Phật Pháp.
Mong thay!
Tỳ-khưu Định Phúc

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

THÀ NHƯ TÊ GIÁC MỘT MÌNH RA ĐI

5

TÊ GIÁC KINH – KHAGGAVISĀṆA SUTTA

1. Bỏ đao trượng xa lìa vũ khí
Không còn gây khổ lụy quần sanh
Không con không bạn đồng hành
Thà như tê giác một mình ra đi...
2. Sống chung chạ ít gì luyến ái?
Xưa ái tình, nay lại sầu tình,
Thấy rồi tội khổ tình si,
Thà như tê giác một mình ra đi...
3. Gần bạn hữu, từ bi phát khởi
Vì thương ai bỏ lợi chính mình
Thấy điều giao hợp mà kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
4. Vợ con khỏi bao vây bịn rịn
Như cây to tàn nhánh rợp xanh
Măng lên suông đuột chẳng cành
Thà như tê giác một mình ra đi...
5. Nay rừng nọ không chi buộc trói
Muốn ăn đâu lui tới thích tình
Thanh nhàn thay, bậc cao minh
Thà như tê giác một mình ra đi...
5 (1)
6. Ðược mời thỉnh, khi thì giữa bạn
Lúc vân du, lúc hoãn hành trình
Tự thân nào thấy an bình
Thà như tê giác một mình ra đi...
7. Nỗi khoái lạc đòi khi họp bạn
Tình yêu con phương quảng dễ kinh
Ái ly là khổ cực hình
Thà như tê giác một mình ra đi...
8. Biết tri túc, rày đây mai đó
Bốn phuơng xa, nào có bất bình
Ðối đầu hiểm họa chẳng kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
9. Khó cầm cọng xuất ly một bậc
Thí chủ ơi, lui bước gia đình
Nhân luân người đã trọn tình
Thà như tê giác một mình ra đi...
10. Lá đã rụng mong gì mọc nữa?
Tắt lịm rồi hương lửa ba sinh
Hùng hào đoạn thế gian tình
Thà như tê giác một mình ra đi...
5 (18)
11. Nếu gặp bạn trí tri cao kiến
Hãy đẹp lòng chí nguyện cộng sinh
Vượt bao hiểm họa đành hanh
Thà như tê giác một mình ra đi...
12. Chẳng gặp bạn trí tri cao kiến
Ðể đẹp lòng chí nguyện cộng sinh
Vua từ ngôi, bỏ đế kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
13. May gặp bậc trí tri xứng đáng
Hơn hay bằng, kết bạn đồng hành
Bằng không cứ sống trọn lành
Thà như tê giác một mình ra đi...
14. Ðã thấy xuyến vàng y rực rỡ
Khua động theo nhịp cổ tay xinh
Dễ gì hai chiếc lặng thinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
15. Có đôi bạn càng gây vướng bận
Tiếng lại qua tranh luận bất bình
Thấy gương trước mắt mà kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
10.13-meditation-monk
16. Tánh hảo ngọt, thích mùi dục lạc
Tâm động vì vô sắc, hữu hình
Ngủ trần tội khổ chẳng khinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
17. Như ung nhọt, cơ nguy, bịnh tật
Ðòn xóc chờ ta, thật dễ kinh
Ngũ trần hiểm họa đành rành
Thà như tê giác một mình ra đi...
18. Nóng, lạnh, đói, khát gì chẳng quản
Rắn, muỗi, mòng, mưa, nắng thình līnh
Vượt qua trên khắp lộ trình
Thà như tê giác một mình ra đi...
19. Như voi chúa, xả ly đoàn tượng
Ẩn rừng sâu vui sướng thỏa tình
Thân vàng, sen báu lịch xinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
20. Không thuận cảnh vui gì hợp mãi?
Cứ theo lời của Thái Dương huynh
Thoát ly tạm lánh gia đình
Thà như tê giác một mình ra đi...
5 (29)
21. Tuồng ảo hóa có chi đâu lạ?
Lý đạt rồi Ðạo quả phát sinh
Việc vô minh đã liễu minh
Thà như tê giác một mình ra đi...
22. Chẳng tham quấy dối khi thèm khát
Không dèm pha, sạch cát bùn sình
Nào mong thế nghiệp kinh dinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
23. Tự thân quyết xa lìa bạn ác
Lý không thông khó đắc tâm bình
Dễ duôi, ai dại kết tình
Thà như tê giác một mình ra đi...
24. Bậc quảng kiến hành trì pháp chánh
Thông lý huyền dứt mạnh nghi tình
Nếu không được kết bạn lành
Thà như tê giác một mình ra đi...
25. Thú trần tục vui chi lợi dưỡng
Thôi mơ màng sắc tướng âm thinh
Ngữ ngôn thu thúc, chân thành
Thà như tê giác một mình ra đi...
5 (5)
26. Kìa phụ mẫu, thê nhi thúc phọc
Nọ của tiền, lúa thóc vây quanh
Dục trần, giả biệt phân minh
Thà như tê giác một mình ra đi...
27. Bả dục lạc ham chi bám níu?
Càng ham vui, càng chịu khổ hình
Lý chân, nhận thức đành rành
Thà như tê giác một mình ra đi...
28. Mười kiết sử trùng vi bị xé
Lưới rách tung, cá lẹ thoát sinh
Xa nơi rừng lửa dục tình
Thà như tê giác một mình ra đi...
29. Mắt ngó xuống tư duy từng bước
Giữ lục căn, khử trược lưu thanh
Lửa tình, tham ái không sanh
Thà như tê giác một mình ra đi...
30. Bỏ gia thế xuất ly hành đạo
Ðắp cà sa, đầu cạo tóc xanh
Lá vàng nay đã lìa cành
Thà như tê giác một mình ra đi...
2048 (13)
31. Khỏi nuôi ai, vô vi, vô dục,
Ðối vị trần, tri túc trì bình
Tâm không luyến khách gia đình,
Thà như tê giác một mình ra đi...
32. Năm pháp cái với tùy phiền não
Ðã dứt rồi, tâm đáo đại hành
Diệt luôn sân hận ái tình
Thà như tê giác một mình ra đi...
33. Quay lưng lại bỏ vui và khổ
Tiền hỉ ưu, đắc độ xả bình
"Chỉ" rồi tâm hảo tịnh thanh
Thà như tê giác một mình ra đi...
34. Tinh cần đạt tế vi Chân đế
Giải thoát tâm, cùng giới tuệ minh
Hùng tài, đại lực viên thành
Thà như tê giác một mình ra đi...
35. Chốn cô tịch, kiên trì thiền định
Tâm thường xuyên đeo dính Pháp minh
Luân hồi quán thấy cảm kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
2048 (19)
36. Chuyên cần nguyện xả ly Ái dục
Mặc nhiên thường nghe học, nhớ rành
Rán hành đắc pháp Vô sanh,
Thà như tê giác một mình ra đi...
37. Hùng sư há sợ chi tiếng động?
Gió lòn qua lỗ trống lưới mành,
Ao bùn sen vẫn lịch thanh
Thà như tê giác một mình ra đi...
38. Nhờ nanh vuốt cực kỳ dũng mãnh
Hùng sư làm chúa cảnh rừng xanh
Thảnh thơi vui thú độc hành
Thà như tê giác một mình ra đi...
39. Từ, Xả, Hỉ và Bi giải thoát
Niệm thường thường đồng loạt liên minh
Tâm bình, thế giới hòa bình
Thà như tê giác một mình ra đi...
wat-suan-mokkh
40. Tham với Sân và Si dứt tuyệt
Kiết sử tan vĩnh biệt Vô minh
Ðiềm nhiên chẳng sợ Tử sinh
Thà như tê giác một mình ra đi...
41. Sum họp khó quyết nghi Chơn giả
Lìa bạn bè, lợi ngã phân minh
Xả ly thế tục, phàm tình
Thà như tê giác một mình ra đi...
(Trưởng lão PHÁP MINH dịch)

THƯ NGỎ v/v ấn tống bộ sách “Pháp Môn Đức Phật Tổ Gotama” của Pháp sư Maha Thongkham Medhivongs.

medium_ass1334758355
Kính bạch chư tôn đức Tăng
Kính thưa quý Tu nữ và chư thiện tín Phật tử gần xa.
Từ những năm 1938, theo bước vân du của các bậc trưởng lão tiền bối như HT Hộ Tông, HT Bửu Chơn, HT Giới Nghiêm… từ những ngày đầu đặt nền mống hình thành hệ phái Phật Giáo Nam Truyền Theravāda tại đất nước Việt Nam cho đến nay cũng đã hơn bảy thập kỷ trôi qua. Với tâm niệm tri ân Đấng Cha Lành của tam giới và tinh thần tri ân chư vị Trưởng lão tiền bối đã có công lao truyền bá Phật Giáo Nam Truyền trên quê hương chúng ta, chúng tôi cùng một số Phật tử phát tâm ấn tống tái bản lại bộ sách “Pháp Môn Đức Phật Tổ Gotama” của ngài Pháp sư Maha Thongkham Medhivongs.
Pháp sư Thongkham viên tịch gần 30 năm, nhưng tên tuổi và những cống hiến của Pháp sư đối với Phật Giáo Nam Truyền Việt Nam vẫn còn sống mãi với thời gian và không gian. Phật Giáo Nam Truyền Việt Nam vẫn còn in đậm bóng dáng một thời vàng son của Pháp sư thuyết giảng phật pháp ở Chùa Kỳ Viên. Nhiều Tăng, Ni và Phật tử ngày nay không thấy mặt Pháp sư, nhưng tác phẩm và tên Pháp sư Thongkham còn quá quen thuộc khi đọc những tác phẩm của người như là Ba Ngày Luận Đạo, Giải Đáp Thắc Mắc Người Cư Sĩ, Giảng Giải 38 Pháp Hạnh Phúc, Tam Độc và Pháp Đối Trị, Tìm Hiểu Đạo Phật…
Khi đọc tác phẩm của Pháp sư Thongkham, chúng ta mới thấy sự đọc hiểu Tam Tạng và Chú giải Pāli của Pháp sư quá cao siêu. Những bài giảng và tác phẩm của Pháp sư đa phần là trích dẫn trong Tam Tạng và Chú giải. Lời văn đơn giản, dễ hiểu, câu cú gọn, giúp đọc giả dễ hiểu lời Phật dạy. Ngày nay khi đọc lại những tác phẩm này mới thấy công đức của Pháp sư đóng góp cho Phật Giáo Nam Truyền quá lớn trong thời kỳ mới du nhập.
Trong niềm hoan hỷ và tinh thần chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014 – 2557 được Việt Nam đăng cai tổ chức năm nay, thiết nghĩ không có gì cao quý hơn là trao tặng nhau món quà Pháp Bảo để cùng tham khảo, nghiên cứu và học hỏi từ nguồn pháp quý giá của Pháp sư Thongkham.
Bộ sách “Pháp Môn Đức Phật Tổ Gotama” của ngài Pháp sư Thongkham đã được tái bản lần đầu vào năm 2010, và nhận thấy rằng cũng nên tái bản lại bộ sách này để phát hành rộng rãi đến chư tôn đức cũng như quý Phật tử trong và ngoài nước. Nhưng vì sự đồ sộ và số lượng cũng như kinh phí vượt ngoài tầm tay của chúng tôi.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi quý vị chung hùn phước ấn tống tái bản bộ sách này cho được hoàn thành tốt đẹp và tiến trình xuất bản cho kịp vào dịp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào tháng 5 năm nay.
Mọi chi tiết về đóng góp in ấn và hùn phước xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: 
Wat Maiphiren
Itsaraphap Road, Bangkok Yai District,
Bangkok, Thailand. 10600
Phone number: +66896945802
hoặc liên lạc với:
Phật tử Tuệ Hỷ - Lâm Hoàng Tuấn,
10472 Melric Ave, Westminster City,
California State 92683, USA 
Email: tuanlam6121@gmail.com
Phone: 001-909-910-6397
T/m ban ấn tống
Tỳ-khưu Định Phúc

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Wat Rong Khun - kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích

Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.

Nằm ở Ban Rong Khun, cách trung tâm thành phố Chiang Rai ở miền Bắc Thái Lan 13km về phía Nam, Wat Rong Khun hay Chùa Trắng là một công trình tôn giáo mới được xây dựng những năm gần đây.

Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.


Người thiết kế ngôi chùa là Chalermchai Kositpipat - một họa sĩ kiêm kiến trúc sư Thái Lan, người đã ấp ủ ý nguyện xây dựng một ngôi chùa chỉ toàn màu trắng để biểu trưng cho sự thanh cao của đạo Phật.


 
Từ năm 1997, khi chọn được khu đất rộng chừng 3ha tại tỉnh Chiang Rai, Chalermchai đã bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng của mình với công trình Wat Rong Khun.

Sau gần 2 thập niên xây dựng, Wat Rong Khun đã hiện ra trong một màu trắng tinh khôi, cùng sự pha trộn kỳ lạ của kiến trúc truyền thống và siêu thực, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những ai đến đây.

Bao quanh ngôi chính điện là các hồ cá nằm giữa thảm cỏ xanh, nơi đặt những tác phẩm điêu khắc được chính họa sĩ Chalermchai thiết kế.

Để đi đến gian chính điện của ngôi chùa, du khách sẽ phải đi qua một cây cầu đặc biệt, phía bên dưới là hàng trăm bàn tay đang vươn lên cao.

Những bàn tay này là tượng trưng cho vô số linh hồn trầm luân trong bể khổ đang khát khao được giải thoát. Cây cầu đi trên những bàn tay là biểu tượng của sự vượt qua kiếp luân hồi để đi tới cõi Niết bàn.

Về tổng thể, Wat Rong Khun giống như một công trình hiện ra từ thế giới cổ tích với những đường nét kiến trúc huyền ảo.

Mỗi bức tượng là một biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh khác nhau của người Thái.

Các họa tiết trang trí trên mái ngôi chùa được tạo tác rất kỳ công.

Những tấm gương này tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật “sáng chói khắp thế giới và lan ra toàn vũ trụ”.

Không chỉ có vẻ ngoài ấn tượng, Wat Rong Khun còn gây bất ngờ với cách bài trí bên trong. Thay cho những hình ảnh Phật giáo truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật đương đại đã được vẽ lên các vách tường. Những bức tranh này thể hiện nhiều biểu tượng văn hóa đại chúng như siêu nhân, phi thuyền… và cả những sự kiện quốc tế nóng bỏng như vụ khủng bố 11/9.

Những tác phẩm này như nhắc nhở người xem về tính chất vô thường, bất ổn và đầy khổ ải của thế giới, mà con người chỉ có thể vượt qua để đạt được hạnh phúc bằng con đường của Phật.

Đến thời điểm hiện tại, dù diện mạo của Wat Rong Khun đã định hình khá rõ nét nhưng ngôi chùa vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng và sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong nhiều năm tới.

Theo kế hoạch, khi hoàn thành, toàn thể công trình sẽ gồm 9 tòa nhà bao gồm chính điện, chùa, bảo tàng, hội trường tu viện, nơi giảng dạy, gian hàng cùng các phòng tiện nghi được xây dựng trên tổng diện tích 12.000m vuông.

Đây sẽ là một trung tâm thiền định, nơi mọi người có thể học tập và thực hành Phật giáo, thấm thía lời dạy của Đức Phật.

Dù chưa xây xong, Wat Rong Khun đã trở thành một ngôi chùa nổi tiếng thế giới, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.

Đây sẽ là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách ghé thăm đất nước Thái Lan.
Theo KIẾN THỨC

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Chùa Kyaikhtiyo (Chùa Hòn Đá Vàng), Myanmar

5 (8)5 (10)2048 (3)

Chùa Kyaikh-ti-yo (đọc là Chai-ti-dô) được xây trên đỉnh của dãy đồi Pau-laung. Chùa cách huyện Kyaith-to chỉ vài dặm.
Mặc dù đường lên chùa khó khăn nhưng hàng năm khách hành hương ngàn ngàn người vẫn đến chiêm bái. Tên chùa Kyaikh-ti-yo có nghĩa là ‘chùa được vị đạo sĩ mang trên đầu’. Truyền thuyết giải thích tên gọi này vốn có từ lâu đời.
Thuở xưa, trong khu rừng rậm của vương quốc Suvannabhumi (nay là Thaton) có 2 anh em đạo sĩ nọ. Họ vốn là 2 vị hoàng tử nhưng họ đã từ bỏ cuộc sống huy hoàng, cung vàng điện ngọc, của cải sang giàu của trần thế để tu hành khổ hạnh ở nơi rừng thẳm ấy. Người anh tên là Teikthadharma, người em là Thiharaza.
Một hôm, khi hai đạo sĩ đi tìm củ, quả để ăn thì họ thấy 2 quả trứng rất to nằm trên mặt đất. Người anh bảo ‘Trứng này to lớn lạ thường, chắc không phải của loài tầm thường. Chúng ta hãy giữ lại xem sao.’ Người em đồng ý. Mỗi người mang một quả đem về chỗ trú ngụ của mình trong rừng.
Thời gian sau, họ thật ngạc nhiên thấy trứng nở ra 2 hài nhi. Họ hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc 2 trẻ. Nhờ tình thương yêu lo lắng của họ mà 2 bé ấy chóng lớn thành 2 thanh niên khôi ngô tuấn tú. Hai đạo sĩ cùng con trai nuôi của mình thường đi lại trong khu rừng rậm, hai cậu được huấn luyện cách sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau cũng như lối sống nơi rừng xanh.
Mười năm cứ thế trôi qua, rồi bỗng nhiên đứa con nuôi của người em qua đời. Nỗi đau buồn mất mác đó thật sự là biến cố bi thương cho hai anh em đạo sĩ và người con nuôi còn lại. Nhưng hoạ vô đơn chí! Chẳng bao lâu sau họ nhận được tin phụ hoàng tức Vua xứ Suvannabhumi băng hà. Các triều thần vội đến van nài người anh trở lại kinh thành để lên ngôi kế vị cha mình. Đạo sĩ Teikthadharma đã khước từ lời đề nghị  mặc dầu các triều thần có thưa rằng một nước mà không vua như tàu không bánh lái. Vị tể tướng thốt lên “Ôi! thần dân của Ngài sẽ ra sao nếu Ngài không quay về chăn dân trị nước?” Thế nhưng vị đạo sĩ đã quyết, ông nói “Hỡi các triều thần trung thành và sáng suốt! Ta không muốn rời chỗ trú ngụ trong khu rừng này vì ta đã rời bỏ thế gian cùng các thú vui và cám dỗ. Tuy nhiên nếu các vị đồng ý thì ta sẽ trao con trai nuôi của ta về cai trị dân chúng.” Thấy vị đạo sĩ cương quyết, biết không thay đổi được, các triều thần bèn tuân theo đề nghị này. Thế là người con nuôi được đưa về cung và lên ngôi vua, lấy hiệu là Teikthadharma Thiriraza, theo tên của cha nuôi và chú nuôi.
Nói về con trai nuôi của người em, sau khi qua đời chẳng bao lâu cậu được tái sanh làm con trai của một nhà giàu tại nước Mithila. Cậu lớn lên thành một thanh niên ngoan hiền và hiếu thảo. Một hôm, cậu đến đảnh lễ Đức Phật và cầu xin Ngài cho cậu xuất gia làm tỳ-khưu. Sau nhiều năm hành thiền và kính tin Phật Pháp, cậu trở đắc Thánh quả A-la-hán, mọi người gọi là Đại Đức Gavanpati.
Một lần nọ, khi đang hành thiền, tâm Đại Đức nhớ lại kiếp trước ở trong rừng xứ Suvannabhumi, khi nghĩ về cha nuôi và bác nuôi, lòng Đại Đức tràn ngập lòng biết ơn trước công lao nuôi dưỡng cao dày thuở nào, Đại Đức quyết định lên đường viếng thăm họ.
Khi đến chỗ của hai vị đạo sĩ, Đại Đức bảo họ rằng Đại Đức là con trai nuôi trước đây của họ, đứa con mà lúc lên mười tuổi đã chết và được tái sinh. Khi nghe thấy thế, hai đạo sĩ vui mừng khôn tả, họ càng hoan hỷ hơn khi được tin Bồ-tát Gotama đã Giác Ngộ thành Phật và đang thuyết Pháp tại Ấn Độ. Họ khát khao chờ đợi được diện kiến đảnh lễ Ngài và được lắng nghe lời dạy thiêng liêng cao quý của Ngài biết bao! Vị A-la-hán này có thể nào cầu xin Đức Thế Tôn quang lâm đến Suvannabhumi được không? Đại Đức Gavanpati cung kính chuyển lời khẩn cầu này và Đức Phật đã chấp thuận. Ngài cùng chư Tăng khởi hành sang Suvannabhumi.
Họ chuẩn bị chu đáo mọi thứ để cung đón Đức Phật. Khi Ngài đến nơi, Ngài được hai đạo sĩ, nhà Vua tức con trai nuôi của họ và vị đạo sĩ Kelathaya ở khu rừng bên cạnh, long trọng nghinh tiếp. Đức Thế Tôn thuyết nhiều bài Pháp về từ bi và trí tuệ cho họ nghe. Lúc Ngài chuẩn bị trở về Ấn Độ , họ cầu xin Ngài ban cho họ một đặc ân có được ít xá lợi để họ phụng thờ những bảo vật Phật ban trong chuyến viếng thăm này. Ngài từ bi chấp thuận và trao cho mỗi đạo sĩ một sợi xá lợi tóc cuộn tròn. Đạo sĩ Thiharaza và Kelathaya đặt xá lợi Phật trong một tráp nhỏ và gìn giữ trong ngôi chùa họ kiến tạo. Đạo sĩ Teikthadharma thì cất xá lợi trong tóc của mình, thường xuyên đảnh lễ bảo vật của Đấng Giác Ngộ.
Ít năm sau, hai đạo sĩ Thiharaza va Kelathaya từ trần. Đạo sĩ Teikthadharma linh cảm mạng sống của mình cũng sắp hết. Vua Trời Đế Thích bồn chồn không yên sợ xá lợi quý báu của Đức Phật sẽ bị thất lạc. Vua Trời bèn xuống trần, hiện ra trước Vua xứ Suvannabhumi bảo rằng ‘Thưa đức vua, cha của người tức đạo sĩ Teikthadharma sắp lâm chung, tôi cảm thấy bất an lo ngôi xá lợi mà Đức Phật ban rồi đây không biết ra sao. Nếu chúng ta có thể thuyết phục vị đạo sĩ tìm cách nào gìn giữ ngôi xá lợi được an toàn trước khi ông qua đời thì thật là tốt.’
Nghe thế, Vua Suvannabhumi bèn cùng Vua Trời Đế Thích đến khu rừng gặp Teikthadharma. Thấy họ, vị đạo sĩ ngạc nhiên hỏi nguyên do. Vua Trời Đế Thích đáp rằng ‘Vì đạo sĩ không còn sống bao lâu nữa, chúng tôi đến đây cầu xin ông trao ngôi xá lợi quý giá mà Đấng Giác Ngộ đã ban cho ông. Chúng tôi sẽ xây một ngôi chùa bên trên xá lợi, đây sẽ là nơi mọi người đến chiêm bái khi ông không còn nữa.’ Ban đầu vị đạo sĩ tỏ ra miễn cưỡng, nhưng sau một lúc suy nghĩ, ông đồng ý trao xá lợi với điều kiện phải tìm một hòn đá trông giống như đầu của ông. Xá lợi sẽ được cất trong hốc nhỏ của tảng đá, và phía trên đó hãy xây một ngôi chùa.
Vua Trời Đế Thích rất hoan hỷ khi nghe điều kiện này, Vua Trời lập tức ra bờ biển và tìm thấy một hòn đá khổng lồ rất giống đầu của vị đạo sĩ, rồi cùng nhiều người đem hòn đá này lên đỉnh đồi cao, đặt hòn đá theo vị trí mà Vua Trời có thể ngồi giữa mặt đáy của hòn đá và đỉnh đồi. Sau đó, Vua Trời đi gọi vị đạo sĩ và nhà vua đến xem.
Teikthadharma vô cùng hài lòng, vừa ý trước cách sắp xếp này đến nỗi ông bảo Vua Trời Đế Thích tạo một lỗ nhỏ trên hòn đá để ông đặt xá lợi vào. Sau khi việc này hoàn tất, vị đạo sĩ cẩn trọng lấy xá lợi từ đầu ông xuống, đảnh lễ, và trang trọng đặt vào nơi cất giữ này. Bên trên xá lợi, tại đỉnh của hòn đá, họ xây dựng một ngôi chùa mới. Khi mọi việc đâu vào đấy, Vua Trời Đế Thích trở về cung trời của mình. Còn vị đạo sĩ thì ngồi bên dưới ngôi già lam nơi an vị xá lợi thiêng của Đức Phật mà bình thản ra đi.
Từ lúc chùa được trùng tu lại, khoảng trống giữa mặt đáy hòn đá và đỉnh đồi không còn nữa. Tuy nhiên, hòn đá thiêng khổng lồ này vẫn có thể chuyển động tới lui nhưng hoàn toàn thăng bằng, vững vàng!
(Theo www.seasite.niu.edu, Liên Thuỷ dịch)

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Sự tích hoa đào.

hoa-dao-13

Ngày xưa, ở phiá đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng.
Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.
Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ,nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.
Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Sự tích hoa mai vàng.

20140121-105725.jpg

Ngày xưa có một cô gái tên Mai con một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật.
Lúc ấy có một con yêu tinh đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền rao khắp nơi. Vài năm sau người cha lâm bệnh nặng và sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái thì đã bước qua tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông.
Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoàn hai cha con đi giết yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Sau đó hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì để cô con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Nhưng cuối cùng cô gái cũng giết được nó. Nhưng rủi thay, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái.
Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày.
Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết thì biến mất).
Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, năm hết tết đến.
Mặc dù chỉ là câu chuyện cổ tích dân gian, nhưng một phần nào đó đã nói lên ước mơ và hoài bão thiết tha của người Việt xưa về một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc. Đó là những mơ ước, những hoài bão mà con người trong bất cứ thời đại nào cũng mong mỏi như vậy. Tuy bản thân cây đào hay cây mai chỉ là thực vật và trổ hoa theo mùa chứ không có gì linh thiêng cả, nhưng nếu đã là một di sản tinh thần của người Việt thì cũng nên được bảo tồn và giữ gìn cho các thế hệ sau vì đó là những nét văn hóa truyền thống đẹp và quý báu. Nó làm nên giá trị văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Shwedagon – kỳ quan Phật giáo của người Miến Điện

Bọc 60 tấn vàng và trang trí bằng hàng nghìn viên kim cương, hồng ngọc, chùa Shwedagon được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật khổng lồ của nhân loại.
Chùa Shwedagon (Shwedagon Zedi Daw , hay Chùa Vàng, ở Yangon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Miến Điện (Myanma). Tại đây có lưu giữ một trong những báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, là 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca. Bảo tháp được dát vàng của chùa cao tới 98 mét. Chùa lại nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quan sát được cả thành phố Yangon.
5 (1)
Nằm trên đồi Singuttara, chùa Shwedagon hay Chùa Vàng ở Yangoon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất của đất nước Myanmar.5 (3)
5 (5)
5
2048 (2)
2048 (4)
2048
Redsvn-Shwedagon-01
Redsvn-Shwedagon-02
Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) hết sức bề thế canh gác.Redsvn-Shwedagon-03
Chùa Shwedagon bao gồm 1.000 đơn thể chùa bao quanh tòa tháp trung tâm. Tòa tháp vàng khổng lồ này cao tới 99m chính là tâm điểm của ngôi chùa, gồm 3 phần chính: đáy tháp, thân tháp và đỉnh tháp. Quanh bảo tháp còn có 64 ngôi tháp nhỏ.Redsvn-Shwedagon-04
Tòa bảo tháp này được bao bọc bằng 60 tấn vàng lá. Đó là những tấm vàng cực mỏng được các thợ thủ công chế tác bằng kỹ thuật truyền thống. Các tín đồ mua các tấm vàng dâng nhà chùa để dát vào tháp. Việc dát này bắt đầu có từ thời Hoàng hậu Shin Sawbu.Redsvn-Shwedagon-05
Phần đỉnh tháp được nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15 g).Redsvn-Shwedagon-06
Nội thất và các bức tượng bên trong chùa cũng được dát vàng lộng lẫy.Redsvn-Shwedagon-07
Các chi tiết kiến trúc của chùa được chế tác rất tinh xảo.Redsvn-Shwedagon-08
Theo truyền thuyết và theo ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là có cách đây 2.500 năm. Tuy nhiên các nhà khảo cổ học cho rằng công trình được xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10.Redsvn-Shwedagon-09
Ban đầu, tòa tháp chính của chùa chỉ cao khoảng hơn 20m nhưng sau đó liên tục được xây bổ sung và đến thế kỷ 18 đã đạt chiều cao 99m như hiện tại.Redsvn-Shwedagon-10
Trong quá trình tồn tại, chùa Shwedagon đã phải trải qua nhiều thời khắc lịch sử đen tối. Năm 1608, một toán quân Bồ Đào Nha đã cướp phá chùa. Tháng 5/1824, quân Anh xâm lược Myanma đã chiếm đóng và biến ngôi chùa thành một pháo đài, tới hai năm sau mới rút đi.Redsvn-Shwedagon-11
Trong chiến tranh Anh-Miến thứ hai, quân Anh lại chiếm đóng chùa và lần chiếm đóng này kéo dài tới 77 năm, đến tận năm 1929. Trong khoảng thời gian này, người dân vẫn được vào lễ chùa.Redsvn-Shwedagon-12
Những trận động đất cũng nhiều lần gây thiệt hại lớn cho chùa. Hai trận động đất vào năm 1768 và 1970 đã khiến đỉnh tháp bị rơi, khiến chính quyền phải tiến hành sửa chữa.Redsvn-Shwedagon-13
Từ lâu chùa Shwedagon trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanma. Theo quy định, khi vào chùa phải cởi giày dép. Người Myanmar thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ.Redsvn-Shwedagon-14
Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và với 7 ngày trong tuần. Đó là nơi những người có sinh nhật trùng vào ngày đó tới tưới nước tắm cho tượng Phật.Redsvn-Shwedagon-15
Ngày nay, chùa Shwedagon đã trở thành địa điểm du khách quốc tế không thể bỏ qua mỗi khi đến thành phố Yangoon của Myanmar.
Nguồn: Internet