Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Kính ngưỡng Cuộc đời và Hành trạng của Đại lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác



Xin thành kính hướng về Chùa Pháp Luân
Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ
Một bậc Tôn Túc lỗi lạc của Phật Giáo
Đã rũ áo ra đi
Để Tăng Ni, Tín đồ trong nước ngoài nước
Thầm rung rung cảm cảm
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài
Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện
Kiếp tu hành 81 năm của Ngài
Gánh vác hy sinh, đã vẹn chưa bản hoài
Vào nhà Như Lai
Chỉ một con đường phụng mạng Như Lai
Chúng sinh thị khổ
Hàng Trưởng Tử Thích Tôn phải lên đường cứu khổ
Đất nước Việt Nam
Trải qua bao nhiêu gọng kềm nghiệt ngã
Dân tộc Việt Nam
Hứng chịu bao nhiêu tai ách nhiễu nhương
Phật Giáo Việt Nam
Đồng cam cộng khổ thống thiết khôn lường
Bởi, Dân Tộc và Phật Giáo
Phật Giáo và Dân Tộc
Hòa quyện cùng nhau
Tuy một mà hai
Tuy hai mà một
Gọng kềm kia
Xanh đỏ đỏ xanh, đẩy đưa thí chốt
Tai ách kia
Thực xâm xâm thực, trao đổi kết bè
Việt Nam là một trong những vị trí đắp be
Bằng da thịt và máu xương
Bằng khổ đau và nước mắt
Lịch sử Việt Nam 5000 năm
Dòng giống Lạc Hồng bất khuất
Lịch sử Phật Giáo 2000 năm
Truyền thừa kế thế tinh anh
Ba Miền đất nước chưa thong dong mây trắng trời xanh
Thì Phật Giáo Việt Nam chưa tự tại thõng buông bỏ ngỏ
Không vì bất cứ lý do gì
Nhắm mắt, buông tay, chối bỏ
Không vì bất kỳ hoàn cảnh nào
Ngoảnh mặt, quay lưng, chối từ
Vọng ngoại ư !
Vong bản ư !
Buôn dân ư !
Bán nước ư !
Phật Giáo không chấp nhận
Nên phải luôn đương đầu và gánh chịu
Bởi Phật Giáo
Không chạy theo Xanh Đỏ Sữa Bơ dư thừa cặn bã
Hộ là hộ quốc hộ dân:
Độc lập, tư do, nhân bản, thái hòa
Giác là giác đạo giác đức:
Việt Nam sông núi gấm vóc đơm hoa
Ngài đã tận tụy cả một đời
Rạng danh Thiền gia Thích tử
Địa vị, kể cho tột, chắc bằng thừa ngôn ngữ
Công hạnh, nói cho liễu, chắc không đủ tư duy
Cuộc đời của Ngài biểu trưng:
Đức độ, khiêm cung, hòa ái, rợp bóng uy nghi
Nghiêm mà không nghị, nhu mà nhiếp cương
Lò cừ thế gian làm sao sánh nổi
Dòng Thích Tử đã luyện tôi thế ấy
Cõi phù sinh vá nhuộm áo nâu sồng
Đỡ Đạo Pháp sừng sững với sắc không
Mang tâm lực uy nghi cùng vũ trụ
Tinh tú kia chỉ có một vì sao Bắc Đẩu
Thiên hà kia chỉ có một ánh Thái Dương
Với Phật Giáo, trong vạn pháp là Pháp Vương
Có thì có tất cả
Mà không thì lông rùa sừng thỏ
Nhập thế vì đời nên cái gì cũng có
Có lịch sử
Có cơ đồ
Có gấm vóc
Có giang sơn
Không ai có quyền sỉ nhục, thúc ép, trùm mền
Không ai có quyền phủ chụp, man khai, dối trá
Hàng Thích Tử, tâm là tâm kim cương
Trí là trí kim cương, nào nghĩa gì gỗ đá
Mộng huyễn bào ảnh ư, ngọn cỏ gác đầu sương
Vọng ảo vô minh ư, đom đóm thắp đêm trường
Hộ là hộ tận quần mê
Giác là giác cùng tánh thể
Hôm nay
Ngài quay gót về Tây, thăm lại nhà xưa một thuở
Thăm Đức Như Lai, thăm Chư Bồ Tát, Tổ Sư
Sớm trở lại cõi Ta Bà, địch thị đất nước Việt Nam
Tiếp tay tiếp sức cùng hàng Pháp Lữ đệ huynh
Không những một kiếp hai kiếp
Mà cho đến khi nào
Bản nguyện bản hoài của chúng ta hoàn toàn viên mãn.



Chùa Pháp Quang, Brisbane, Úc Châu, ngày 08-12-2012
Thích Nhật Tân kính bút
www.phapquang.com.au 

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

THÁNH CẦU (MINH THIỆN)



Vì sao người ta chọn nếp sống xuất gia và xuất gia như vậy là để tìm cầu điều gì? Thỉnh thoảng, Đức Phật cũng nêu câu hỏi tương tự cho các đệ tử mình nhằm nhắc nhở các Tỷ-kheo phải luôn nhớ đến chí nguyện và mục đích xuất gia để nỗ lực tinh tấn tu học: 
“Này các Tỷ-kheo, các Thầy không vì mệnh lệnh của vua mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Các Thầy không vì mệnh lệnh của kẻ ăn trộm mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Các Thầy không vì nợ nần… không vì sợ hãi… Các Thầy không vì mất nghề sinh sống mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng có phải với tư tưởng như sau: ‘Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này’ mà các Thầy khởi lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?” – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn” (1).

Chúng ta biết rằng xuất gia hay “đi tu” tức là chấp nhận sống nếp sống độc thân, không gia đình, không vợ con quyến thuộc, không tài sản sở hữu, nuôi sống chủ yếu dựa vào niềm tin và hảo tâm của người khác, dành trọn thời gian cho việc học tập và thực hành đạo lý giác ngộ của Phật nhằm mục đích đoạn tận khổ đau sinh tử luân hồi hay chứng đắc Niết-bàn. Vì sao mà có quyết định như vậy? Nói cách khác, vì sao người ta không bằng lòng với đời sống hạnh phúc gia đình mà quyết định chọn lối sống xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình? Hẳn là phải có sự khác biệt căn bản trong hai lối sống như vậy? Đức Phật cho chúng ta câu trả lời rõ ràng và đầy đủ về vấn đề này. Trong bài kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanasutta) thuộc tuyển tập Trung Bộ, Đức Phật kể lại lý do xuất gia và kinh nghiệm giác ngộ của Ngài – những suy nghĩ ưu tư sâu sắc của Ngài về sự luẩn quẩn khổ đau không lối thoát của đời sống gia đình khiến Ngài quyết tâm xuất gia tìm kiếm con đường giải thoát khổ đau, nhờ đó Ngài đã đạt được mục đích giác ngộ. Với tri kiến của bậc giác ngộ, Ngài gọi đời sống gia đình, tìm kiếm lạc thú thế gian là phi Thánh cầu (anariyapariyesanà) và sự quyết tâm xuất gia, từ bỏ đời sống gia đình, không tham muốn dục lạc là Thánh cầu (Ariyapariyesanà), cùng với những lời giải thích ý nhị về hai lối sống này:


“Này các Tỷ-kheo, có hai sự tầm cầu này: Thánh cầu và phi Thánh cầu.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi Thánh cầu?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh… tự mình bị chết… tự mình bị sầu… tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sanh? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sanh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sanh; dê và cừu là bị sanh; gà và heo là bị sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sanh; vàng và bạc là bị sanh. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy bị sanh, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng; tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh. Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị già? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị già; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị già; dê và cừu là bị già; gà và heo là bị già; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị già; vàng và bạc là bị già. Này các Tỷkheo, những chấp thủ ấy là bị già, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng; tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già. Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị bệnh? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị bệnh; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị bệnh; dê và cừu là bị bệnh; gà và heo là bị bệnh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị bệnh. Này các Tỷkheo, những chấp thủ ấy là bị bệnh, và người ấy lại nắm giữ tham đắm, mê say chúng; tự mình bị bệnh lại tìm cầu cái bị bệnh. Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị chết? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị chết; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị chết; dê và cừu là bị chết; gà và heo là bị chết; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị chết. Này các Tỷkheo, những chấp thủ ấy là bị chết, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng; tự mình bị chết lại tìm cầu cái bị chết. Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị sầu? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị sầu; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị sầu; dê và cừu là bị sầu; gà và heo là bị sầu; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị sầu. Này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị sầu, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng; tự mình bị sầu lại tìm cầu cái bị sầu. Và này các Tỷ-kheo, cái gì theo các Người gọi là bị ô nhiễm? Này các Tỷ-kheo, vợ con là bị ô nhiễm; đầy tớ nam, đầy tớ nữ là bị ô nhiễm; dê và cừu là bị ô nhiễm; gà và heo là bị ô nhiễm; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là bị ô nhiễm; vàng và bạc là bị ô nhiễm. Và này các Tỷ-kheo, những chấp thủ ấy là bị ô nhiễm, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng; tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là phi Thánh cầu.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh cầu?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niếtbàn; tự mình bị bệnh… tìm cầu cái không bệnh… tự mình bị chết… tìm cầu cái bất tử… tự mình bị sầu… tìm cầu cái không sầu… tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, như vậy, gọi là Thánh cầu.
Này các Tỷ-kheo, trước khi giác ngộ, khi chưa chứng Chánh Đẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta tự mình bị sanh, lại tìm cầu cái bị sanh; tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già; tự mình bị bệnh, lại tìm cầu cái bị bệnh; tự mình bị chết, lại tìm cầu cái bị chết; tự mình bị sầu, lại tìm cầu cái bị sầu; tự mình bị ô nhiễm, lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Tại sao Ta, tự mình bị sanh, lại tìm cầu cái bị sanh; tự mình bị già… tự mình bị ô nhiễm, lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niếtbàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, hãy tìm cầu cái cái không già… tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị bệnh, hãy tìm cầu cái không bệnh… tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị chết, hãy tìm cầu cái bất tử… tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sầu, hãy tìm cầu cái không sầu… tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ.
Này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha và đến tại tụ lạc Uruvela. Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn”. Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: “Thật là vừa đủ để tinh tấn”.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Và trí và kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa” (2).

Như vậy, Đức Phật đã phân định cho chúng ta rõ thế nào là phi Thánh cầu (anariyapariyesanà) và thế nào là Thánh cầu (Ariyapariyesanà). Qua đó, Ngài đã nêu rõ sự luẩn quẩn khổ đau của đời sống gia đình bị trói buộc bởi tập quán mê đắm dục lạc và sự sáng suốt an lạc của đời sống xuất gia không còn bị tham ái và dục vọng chi phối. Lời Phật cũng là câu trả lời rõ ràng và đầy đủ về lý do và mục đích của việc xuất gia. Xuất gia là quyết tâm xa lìa mọi trói buộc dính mắc của đời sống thế gian, tức rời bỏ tâm tham ái đối với những gì bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị sầu, bị ô nhiễm để tìm kiếm cái không bị sanh, không bị già, không bị bệnh, không bị chết, không bị sầu, không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Đây là hướng đi của thái độ suy tư chín chắn và sâu sắc về bản chất cuộc đời, bước ngoặt của tâm thức cần cầu giải thoát, xả ly ái thủ, tức sự quyết tâm rời bỏ các ham muốn dục lạc, rời bỏ tâm ái luyến đối với mọi đối 
tượng thuộc bản chất sinh diệt, do nhận thức rõ tính chất bất an khổ não của chúng. Chính vì mục đích cao quý như vậy (Thánh cầu) cho nên Đức Phật khuyên người xuất gia cần phải luôn luôn tự nhắc nhở mình:



Đệ tử bậc Chánh giác,
Không tìm cầu dục lạc,
Dầu là dục chư thiên,
Chỉ ưa thích ái diệt. (3)

“Ái diệt” là đồng nghĩa với khổ diệt, đồng nghĩa với việc thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, do không còn ái luyến đeo bám vào những gì bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị sầu, bị ô nhiễm; do đó cũng được gọi là chứng được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách hay đạt đến Niết-bàn.

Chú thích:

1. Đại kinh Thí dụ lõi cây, Kinh Càtuma, Kinh Nalakapàna, Trung Bộ.

2. Kinh Thánh cầu, Trung Bộ.

3. Kinh Pháp cú, kệ số 187.

VẬY RỒI



vậy rồi... gì cũng sau lưng
buồn vui chi mấy
cũng chừng ấy thôi
cũng năm tháng cũ qua rồi
cũng ngày tháng mới...
đợi tôi trước thềm
vậy rồi...
đời có chi thêm
có tôi sinh tử
có em luân hồi
có niềm vui để mỉm cười
có niềm đau để con người học khôn
bình minh rồi lại hoàng hôn
vậy rồi...một buổi người chôn xác người
lợi danh vinh nhục một đời
đến ngày bạc tóc
vậy rồi phủi tay...

Kyaikhtiyo, buổi khuya hay tin thầy mất (Dec/7/2012)

Kính niệm ân sư


CỎ ÚA CÒN THƠM
Xứ Miến Điện những ngày nắng nóng như thiêu. Đi đâu cũng thấy bụi và rác, điều kiện sinh hoạt luôn dưới mức nhu cầu. Suốt mấy ngày dài không sao liên lạc được với bất cứ ai. Cả phone hay Email đều không dùng được. Đêm đó, tôi về đến núi Kyai Hti Yo mới thấy có Wifi, chuyện đầu tiên là tìm vào một góc khuất để đọc email. Tôi như không tin vào mắt mình. Thầy mất rồi. Ba cái email liên tục, người quen nhắn cho tôi cái tin dữ đó. Cũng hệt như hồi mẹ mất hai năm trước, khi biết thầy mất rồi, dòng suy nghĩ đầu tiên của tôi là nhớ về những lầm lỗi của mình với người vừa ra đi, về những gì tôi đã làm và không chịu làm.  Tôi luôn tiếc thương một người bằng cách đó.
Vậy là những người thương tôi nhất hay tôi thương nhất đã lần lượt rủ nhau đi sạch rồi sao ? Tôi thèm được khóc, nhưng ở tuổi này làm gì còn nước mắt sau những cay đắng tình đời của hơn nửa kiếp lênh đênh vui ít buồn nhiều. Cái kiểu đau không nước mắt cũng độc địa như bị xe tông mà không chịu chảy máu.
Ngài Hộ Giác và Sư Giác NguyênBao nhiêu hồi ức về thầy bỗng tràn về cùng lúc như để đánh gục tôi cho bằng được. Thầy ơi. Con cứ muốn gọi hoài hai chữ đó và mong thầy ở phương nào  nghe được tiếng gọi muộn màng của con. Đời con, thứ gì cũng lỡ làng  thầy biết rồi phải không. Cứ một đời ăn năn, ăn năn với Phật, với mẹ, rồi hôm nay với thầy. Cũng như ngày xưa đã không ít lần với những tấm lòng mà xa rồi con mới hiểu.
Giỏi mà không kiêu, làm nhiều mà không tính công, thiết tha với đạo mà một đời cơ hồ như sống toàn nghịch hạnh để người ở gần chỉ thấy ấm chứ không nóng, chỉ thấy mát chứ không phải lạnh. Nếu phải nói về thầy bằng vài chữ, con không biết nói gì khác hơn.
Một đời thầy chỉ có ba chuyện để theo đuổi. Làm cái gì đó cho dân tộc, cho chánh pháp, và trao ra đạo tình nồng hậu chân thành với bất cứ ai thầy gặp. Thầy một đời  luôn là cầu nối để hàn gắn, hoà giải, kết nối cho những phân ly xung đột của bao người thiên hạ. Chuyện gì đó ngoài ra, chỉ mong người đời xem như điều phải có ở hoàn cảnh thuyền to thì sóng phải lớn, vậy thôi.
Con chưa bao giờ lên tiếng nhờ cậy thầy về tài vật, nhưng biết con nghèo, suốt nhiều năm trời, gặp mặt, thầy chỉ nhắc một câu. Cần gì thì nói, đặc biệt cứ muốn in ấn cái gì cứ về níu áo thầy. Thầy ơi, con chưa kịp níu áo thì thầy đã đi xa rồi. Cuốn sách con in cuối đông năm này chỉ còn kịp ghi một dòng lạc khoản như là thầy đang nhìn thấy.
Từ xứ nóng rực lửa, không thể đổi vé bay để về Mỹ chịu tang thầy, tôi ghé về đôi hôm ở một phương trời lạnh đầy tuyết để suốt hai buổi khuya nằm đọc online theo dõi tin tức về tang lễ của thầy. Chỉ ước mình có phép lạ để kịp về chạm tay vào đôi bàn chân lạnh giá của thầy lần cuối mà tôi hiểu là suốt đời này không còn cơ hội nào nữa. Ngọn lửa hỏa thiêu sẽ đưa thầy rời khỏi chăn chiếu giường đời và từ giờ hình bóng đó chỉ còn là chút gì  trong hồi ức những người từng hiểu và thương thầy.
 Vậy là mai này nếu có dịp về lại chùa cũ của thầy xưa, tôi sẽ chẵng bao giờ còn được hầu thầy trong những buổi trà sớm như hồi nào để nhiều khuya nghe đâu đó bên ngoài tiếng nói của thầy với ai: Nhẹ tay một chút cho ổng ngũ. Có hôm nghe vậy thương lắm mà cứ lười biếng ngũ vùi. Nhưng đến bữa cháo sáng thì thầy cứ lớn tiếng gọi vì không muốn tôi phải ăn nguội một mình.
Trong giới Nam Tông Việt Nam, thầy là ông vua chữ Phạn. Gặp chỗ khó hỏi thầy, thầy trả lời không thèm giở sách. Thầy biết rất nhiều kiểu ngâm ngợi kệ ngôn tiếng Phạn, nghe sướng tai như nghe người ta hát. Nhiều đêm đã khuya, từ phòng ngoài nghe tiếng thầy đọc kinh bên trong, tôi cứ cảm giác như thầy đang ru cho chúng tôi ngũ bằng cái âm điệu xa vời mộng mị của một xứ Cổ Ấn thời Phật còn ở đời mấy ngàn năm trước. Bây giờ thầy xa rồi, gì cũng hết. Dãy phòng đó với tôi bây giờ không chỉ là kỷ niệm, mà còn là một nổi đau ray rức một đời.
Sương đã tan mất, mây đã bay đi, đoá hoa đã rụng. Một đêm choàng tỉnh mới hay thầy cũng đã ra đi. Tiếng lá khô rơi xuống bên thềm khuya nghe hệt như tiếng chân thầy về. Tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ trên vách như nhắc con nhớ rằng thời gian đang đi qua. Mọi thứ ở đời chỉ là những phiêu vật phù du trên một dòng chảy không ngừng. Người đến rồi đi, ai cũng vậy thôi, có khác chăng là trước giờ rũ áo lên đường ta đã kịp để lại cho nhân gian chút gì để nhớ hay không. Tên thầy đáng được đặt cho một con đường nào đó ở Việt Nam mai này, cho cả một học viện Phật giáo nào đó để hàng hậu học đời sau còn dịp biết rằng ngày xưa trong Phật giáo Việt Nam từng tồn tại một cái tâm, cái tài cỡ vậy.
Hồi ôn Từ Đàm mất, ni sư Trí Hải có viết bài Đàm Hoa Lạc Khứ để khóc. Khi con viết mấy chữ này, rất muốn dùng lại cái tựa đề đó, mà thôi, cỏ héo còn thơm vậy. Ni sư một nửa, con một nửa, chia nhau hai câu cổ thi mà người xưa nào đó đã viết để khóc tiền bối. Ừ thì đoá hoa quý hay một nhánh cỏ thơm dù có khô đi, có rụng xuống ít nhiều gì cũng còn đôi phút lưu hương. Thầy cũng là một đoá Ưu Đàm, một nhánh cỏ Lan Chi. Luật vô thường chỉ có thể mang xác thầy đi, nhưng không sao làm phai được mùi hương của nhân cách thầy trong lòng người ở lại. Con không muốn bắt chước người ta mong thầy hội nhập Ta Bà để hoá độ chúng sinh gì đó trong thời mạt pháp này cho thêm nhọc sức, chỉ mong thầy luôn nhẹ bước thong dong ở bất cứ phương trời nào thầy muốn và phải.
Nay khấp bái.
Nowhere, Dec/15/2012
苾草凋殘猶未死
曇花落去有餘香

Bật thảo điêu tàn do vị tử
Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương
Pháp tử Toại Khanh

Đạo Từ của TTTuệ Siêu trong lễ tưởng niệm ĐỨC PHÓ TĂNG THỐNG ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH HỘ GIÁC



Ngày 6-12-2012 tại Lớp Học Phật Pháp Buđdhadhamma / Minh Hạnh chuyển biên

Namo Buddhaya

Tất cả chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi một Đại Thụ Tùng Lâm của Chư Tăng Phật tử đã ngã xuống, việc nên làm của chúng ta giờ đây ngoài sự cung kính tiếc thương chúng ta còn phải biểu hiện lòng tri ân báo ân một bậc Thầy khả kính, nhưng trên hết với sự tri ân báo ân đó phải được thể hiện bằng hành động cụ thể của mình. Khi chúng ta tri ân Đức Phật, tri ân Giáo Pháp, tri ân Chư tăng là chúng ta phải sống nương tựa nơi Đức Phật, Giáo Pháp và Chư Tăng để chúng ta thực hành những điều mà Đức Phật Ngài dạy. Cũng như khi chúng ta tri ân bậc Thầy, chúng ta phải gìn giữ truyền thống của bậc Thầy. Cả đời Ngài Hoà Thượng đã sống cho Phật Pháp, khi xưa Ngài là vị Đại Pháp Sư đã thuyết giảng giáo pháp để cho tất cả những người cư sĩ được nghe và được hiểu Phật Pháp, và cho đến lúc tuổi già sức yếu nhưng Ngài cũng thường dạy bảo nhắc nhở Chư Tăng hoặc là Phật tử. Những lời pháp nhũ của Ngài cũng như đức tánh cao qúi của Ngài là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.

Đức Phật đã dạy rằng:

Pariji.n.namida.m ruupa.m rogani.d.dha.m pabha'ngura.m
Bhijjati puutisandeho mara.nanta.m hi jiivita.m.

Sắc này bị suy già,
Khổ bệnh tật mỏng manh
Nắm hôi thúi đổ vỡ
Chết chấm dứt mạng sống.

Ngậm ngùi tiếc thương bậc đức cao trọng vọng là bậc Đại Ân Sư của chúng ta ra đi chúng ta càng phải khắc ghi trong lòng những ý nghĩa Phật ngôn mà Đức Phật đã dạy: Thân xác này do tứ đại hợp thành sẽ bị suy già, thân này là bệnh tật, mỏng manh.

Chính Ngài Hòa Thượng cũng đã già, Ngài cũng mang những chứng bệnh trong người và cuối cùng thì theo định luật vô thường không ai tránh khỏi, đó là sự chết, kết thúc mạng sống. Chúng ta dù có khóc, chúng ta cũng không thể nào làm thay đổi định luật vô thường đó. Chỉ khi nào chúng ta có sự nỗ lực cố gắng để chúng ta tu tập vượt thoát sự luân hồi này thì chúng ta mới không còn chứng kiến cảnh phân ly tử biệt.

Nhớ lại khi xưa, năm Đức Thế Tôn 79 tuổi, hai đệ tử đầu tay của Ngài là Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền Liên cùng với một vài vị để tử khác xin phép Đức Thế Tôn để viên tịch, bởi các Ngài biết là việc phải làm và nên làm, và các Ngài viên tịch trước bậc Đạo Sư. Buổi chiều hôm ấy khi Đức Thế Tôn đi vào giảng đường thuyết pháp giáo giới cho chúng tỳ kheo, Ngài đưa mắt nhìn hội chúng như cái nhìn của một tự thú đối với đàn đệ tử và Ngài bảo rằng:

"Này Chư Tỳ Kheo, hôm nay Như Lai cảm thấy hội chúng tỳ kheo trống vắng."

Đến nỗi Đức Thế Tôn là bậc Pháp Vương mà Ngài đứng trước cảnh vô thường như vậy và Ngài đã thốt lên lời nói đó.

Cho nên định luật vô thường này chúng ta cần phải biết rằng: Có một pháp không phải riêng cho làng, cho một thị trấn, cho một quốc độ hay cho một gia đình gia tộc nào, mà pháp đó chung cho nhân loại, cho Chư Thiên, Phạm Thiên, cho tất cả chúng sanh, đó chính là pháp vô thường"

Thế Tôn đã dạy như thế. Những phước báu nào mà chúng ta đã tu tập được chúng ta hãy hướng nguyện những phước báu ấy để hồi hướng đến bậc Đại Ân Nhân của chúng ta, đến bậc Thầy cao quí, Đức Đại Lão Hòa Thượng Hộ Giác. Kính nguyện phước này sẽ trợ duyên cho Ngài. Ngài sẽ tùy hỉ phước của chúng ta sau khi Ngài tái sanh về cảnh giới an lạc, cảnh giới Chư Thiên, Ngài hãy tăng thêm phước thọ và tiếp tục sau khi ở cảnh giới Chư Thiên sanh lại làm người tiếp tục đạo lộ hành trình giải thoát ngay bình sinh Ngài đã có tâm nguyện.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Lễ Trà Tỳ Cố Đại Lão HT Thích Hộ Giác



Sau khi làm lễ tưởng niệm công hạnh Đại Lão HT Thích Hộ Giác – Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam, cung tống kim quan đến nhà quàn Vĩnh Phước làm lễ trà tỳ.



Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012
Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012


Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012 

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012


Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012


Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012


Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012


Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012


Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012


Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012


Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012



Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Lễ Trà Tỳ - 16-12-2012

Tháp Đựng Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác
Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác
Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Mảnh Xương Trán Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác Có Chữ Pali

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Chư Tăng đang chuẩn bị thỉnh Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác về Chùa Pháp Luân

Chư Tăng đang chuẩn bị thỉnh Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác về Chùa Pháp Luân

Chư Tăng đang chuẩn bị thỉnh Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác về Chùa Pháp Luân

Chư Tăng đang chuẩn bị thỉnh Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác về Chùa Pháp Luân

Chư Tăng đang chuẩn bị thỉnh Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác về Chùa Pháp Luân

Chư Tăng đang an vị Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Chư Tăng đang an vị Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Chư Tăng đang tụng kinh an vị Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Chư Tăng đang tụng kinh an vị Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Chư Tăng đang tụng kinh an vị Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác

Chư Tăng đang tụng kinh an vị Xá Lợi Của Ngài Cố Tăng Thống Thích Hộ Giác