- Cuộc đời của đức Phật Thích Ca - một con người vĩ đại - không chỉ được nói đến trong kinh điển mà còn được các hậu thế sau này thể hiện dưới nhiều hình thức nghệ thuật như phim ảnh, nhạc, điêu khắc, hội họa...
Hình ảnh Thái tử Tất Đạt Đa mới sinh ra đời và hình ảnh Đức Phật Cồ Đàm khi thành đạo
Từ ngàn xưa...vương thành Catỳlavệ...
Tịnh Phạn Vương và Hoàng hậu Ma-Gia trị vì xứ Nepal...thanh bình...mãi đến năm 50 tuổi mà Hoàng Hậu vẫn chưa có người nối dòng...Tất cả mọi người và chư thiên đều cầu xin Thái Tử ra đời .
Một đêm, Hoàng Hậu Magia mộng thấy bạch tượng đem đến cho 1 đoá sen báo hiệu điềm lành ..và bà mang thai...
Trên đường trở về nhà, đến vườn Lâmtỳni, một sớm mai mùa hạ, chim thi nhau trỗi giọng trên cành, hoa bừng nở khoe màu trên lá, tất cả hàng chư thiên từ các từng trời cũng hoan hỉ đến đón mừng giây phút thiên liêng:Hoàng hậu hạ sinh Thái tử, vừa ra đời ngài đã bước đi trên 7 đoá sen.
Tịnh Phạn Vương xiết đỗi vui mừng, Ngài cho vời tất cả các nhà tiên tri & đạo sĩ đến để tiên đoán cho cuộc đời Thái Tử Tất Đạt Đa
Từ đỉnh núi cao, nghe tin Thái tử ra đời, AtưĐà vội vã đi đến thành CatìlaVệ, đến nơi vừa ngắm nhìn Thái Tử, Đạo sĩ sụp lạy Thái Tử rồi khóc nưc nở ...Vua và Hoàng hậu kinh hãi hỏi dồn : _ Tại sao Đạo sĩ lại khóc, có chuyện gì không may cho Hoàng gia hoặc điều bất hạnh cho Thái Tử chăng ? _ Muôn tâu Hoàng Thượng, tôi khóc là tôi khóc cho tôi , vì tôi không còn sống được bao lâu nữa để được thọ giáo Thái Tử, đây là bậc Giác ngộ, Ngài sẽ cứu cho nhân loại ra khỏi bể trầm luân, nếu xuất gia ngài sẽ thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, nếu làm Vua, Ngài sẽ là bậc chuyển luân thánh vương...
Thời niên thiếu niên , một hôm theo Phụ vương ra dự lễ canh điền, Ngài nhìn thấy con trâu cày mồ hôi nhễ nhại trên đồng lúa, con giun đất quằn quại dười lưỡi cày, con chim sà xuống gắp con giun bay đi ...tất cả đều trong vòng sinh tử ...Ngai tham thiền lần thứ nhất trong kiếp làm Thái Tử Tất Đạt Đa.
Lớn lên Thái tử thông minh xuất chúng lạ thường, Ngài là một bậc văn võ song toàn độc nhất vô nhị, Ngài thắng cuộc trong buổi tranh tài để cưới Gia Du Đà La.
Nhưng nỗi ưu tư vẫn luôn bên Ngài , Ngài ra ngoài thành chứng kiến những cảnh sinh, lão, bệnh, tử ..từ đó trong lòng Ngài luôn muốn tìm đường giải thoát khổ đau.
Vua Tịnh Phạn nhớ lời đạo sĩ A Tư Đà, sợ ngài đi tu nên xây cho Ngài cung điện nguy nga với những lạc thú ngày đêm mong làm Thái tử vui lòng mà quên đi ý tưởng xuất gia .
Một đêm nọ, nhìn những vũ nữ ngủ la liệt mệt mỏi sau những màn múa mua vui cho Ngài , Thái tử khẳng định rằng lạc thú thế gian thật vô ích và Ngài càng nung nấu ý chí xuất gia ...
Ngài lẳng lặng từ biệt người vợ hiền và con thơ yêu dấu LahầuLa :_ em ơi , hạnh phúc này rồi cũng sẽ vơi, ..tất cả rồi sẽ tàn phai theo năm tháng, đôi tay ngà kia rồi sẽ cằn cỗi như một cành khô, mắt long lanh ngày nào rồi cũng mờ dần theo thời gian , không vì hạnh phúc của riêng ta mà quên đi nhân loại..em ơi ta ra đi vì hạnh phúc của chúng sanh...
Ngài lặng lẽ thắng ngựa Kiền Trắc rồi cùng SaNặc phi nhanh trong im vắng ...Đêm đến đã lâu rồi..Ngài đã chọn đường đi ..đường từ bi ..Nguyện từ nay dấn thân trong cát bụi vì đạo thiêng...Ngài ra đi lúc 19 tuổi, ngày rằm tháng hai vào lúc giữa đêm.
Đến bên dòng sông ANôma dậy sóng , nhưng không một cơn sóng nào mãnh liệt hơn ý chí xuất gia của Ngài , Dòng Anôma..sóng nhấp nhô ..nhìn dòng nước biếc Thích Ca Ngài lòng vững bền ..Ngài dịu dàng bảo Sanặc " thôi con hãy về để ta đi tìm đạo giải thoát chúng sanh" Tại nơi đây.. Ngài cắt tóc xuất gia ...
Với thệ nguyện, thân ta dù chỉ còn da bọc xương ,ta vẫn quyết đi tìm đạo giải thoát ...Sau 6 năm khổ hạnh ở rừng Ưu lâu tần loa xứ Phật đà già da (Bouddhagaya), học nhiều vị đạo sĩ nhưng Ngài nhận thấy đó không phải là con đường giải thoát.
Dưới cội cây Bồ Đề bên giòng sông Ni Liên Thuyền, sau khi Ngài thọ nhận bát cháo sữa cúng dường đầu tiên của nàng Tu xà đề Sujata..Ngài cảm thấy khỏe khoắn và nhận ra rằng trung đạo là con đường giải thoát.
Thả bát xuống sông Ngài nguyện chứng giải thoát
Bao nhiêu Ma Vương đến phá Ngài bằng mọi cách từ doạ dẫm đến quyến rũ..
.
Bằng sự tinh tấn ba la mật, Ngài hàng phục ma vương...
Đầu đêm, Ngài chứng được Túc mạng minh, thấy rõ ràng những đời quá khứ, hiện tại, vị lai; nửa đêm, Ngài chứng được Thiên nhãn minh, thấy được cả vũ trụ bao la; Cuối đêm vào lúc sao mai mọc, Ngài chứng được Lậu tận minh, nhận chân nguồn gốc sanh tử luân hồi là sự mê mờ gọi là vô minh, Rạng ngày rằm tháng 4 Đức Phật Thích Ca thành đạo, Ngài chứng ngộ Giải thoát.
Đức phật thuyết pháp, các hàng tứ chúng ở tam thiên đại Thiên thế giới đều hoan hỷ và chăm chú lắng nghe ..bỗng mây đen vần vũ kéo đến , sấm chớp liên hồi những cơn giông ồ ạt trút xuống..một con rồng to lớn dị thường hiện lên ai nấy đều kinh sợ...đó là Rồng Đại long Vương hiện lên làm mái vòm che chở cho Ngài..kỳ diệu thay ! Đức Phật vẫn điềm nhiên thuyết pháp.
Ma vương tham ái vẫn tiếp tục hiện lên để cám dỗ ngài...nhưng vô hiệu!!!
Ngài thuyết giảng Tứ diệu đế ( khổ ,tập ,diệt, đạo) cho 5 anh em Kiều Trần Như.
Ngày rằm tháng 6 tại Kỳ Đà Cấp Cô độc viên, Đức Phật truyền giới cho 1250 vị Thiện Lai tỳ khưu. Không làm điều ác, thực hiện các hạnh lành, giữ tâm ý trong, đó là lời Chư Phât dạy
( Kinh Pháp Cú ).Sau bao nhiêu năm, Đức Phật trở về thăm lại thành Catìlavệ và hoàng cung xưa...
Cinja vu oan cho Đức Phật...
Cho phép Lahaula xuât gia.
Ma vương luôn phá ngài bằng tâm tham ái.
Về thăm và vấn an Tịnh Phạn vương lần cuối.
Chấp nhận cho Di mẫu xuất gia và cùng lúc Ngài cho phép người Nữ được xuất gia.
Đức Phật trở về Hoàng Cung độ cho dòng Thích Ca đi xuất gia, cùng lúc Ngài cũng thuyết về ba la mật tại cung trời Đao Lợi cho các hàng Phạm Thiên ...
Trước khi nhập niết bàn Đức Phật giảng về Lễ thọ đầu đà theo lời thỉnh cầu của Ngài Anan sau khi dùng bát cháo nấm - bữa thọ thực cuối cùng.
Đức Phật nhập niết bàn.
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012
Cuộc Đời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
VẪN CÒN NHỮNG BUỔI CHIỀU XƯA
Kính viếng Giác linh cố Đại Lão Hòa Thượng thượng MINH hạ CHÂU.
Kính bạch giác linh Hòa Thượng,
Nay đã trót ba mươi lăm (35) mùa thu đi qua kể từ khi Hòa Thượng mở lớp chuyên khoa KINH TRUNG BỘ ( Hệ tư tưởng Pàli) tại Thiền Viện Vạn Hạnh, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ chí Minh. Bấy giờ còn là những năm tháng giao thời của đất nước, xã hội bên ngoài hãy còn nhiều nỗi lo toan, còn bên trong các Tự viện Tăng Ni thì phần lớn sống tu khép mình lặng lẽ dõi theo vận mệnh chuyển mình cho một hướng đi mới của dân tộc.Đứng trước bao nhiêu sự việc còn mất, vui buồn, được thua.v.v... của dòng chảy thời gian. Nhưng với đại nguyện ươm mầm cho thế hệ Tăng Ni trẻ hiện tại và mai sau, vẫn thôi thúc những ước mong của Hòa Thượng thực hiện tiếp tục (sau Đại Học Vạn Hạnh ) cho nền văn hóa và giáo dục Phật Giáo nước nhà, thắp sáng ngọn đuốc "truyền đăng tục diệm" tự ngàn xưa.
Chúng con bấy giờ còn trẻ lắm, vào mỗi tuần 3 buổi chiều vẫn cuốc bộ từ khu vực Bà Chiểu đến Thiền Viện Vạnh Hạnh đoạn đường khá xa, nhưng cũng chóng kịp thời gian dự lớp, lớp học nầy độ khoảng 30 vị Tăng Ni, hiện nay số vị còn lại không bao nhiêu, phần ra đi về mọi phía trời xa, phần thì vĩnh viễn không còn gặp lại nữa. Dù thời gian có qua đi như thế nào, những lời giảng dạy của Hòa Thượng, những bụi phấn mà Hòa Thượng đã viết lên bảng vẫn còn bay theo những bước đời du hóa của từng lớp Tăng Ni, những nhà tín tâm Phật Giáo và xuất thân từ Đại Học Vạn Hạnh cũng như các trường Phật Học bấy giờ khi đã thụ huấn giáo lý Phật qua sự giới thiệu trầm hùng sâu lắng của Hòa Thượng.
Rồi chiều nay, như bao buổi chiều trước đây tại giảng đường, Hòa Thượng vẫn ung dung một dáng đứng kiên trụ trên bụt giảng với đề tài " ĐẠI KINH RỪNG SỪNG BÒ" bài kinh thứ 32 thuộc Trung Bộ I được giới thiệu đến. Trong giới học Tăng Ni và bản thân con nói riêng, cảm nghe một luồng sinh khí chánh pháp như được thổi đến từ thời Phật Tăng xưa, nhất là chư Tôn giả ưu việt của Phật như: Tôn giả Xá Lợi Phất, Tôn giả Mục Kiền Liên, Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả A Na Luật Dà, Tôn giả Ly Bà Da và Tôn giả A Nan Da, hiện tại lạc trú nơi khu vườn trong rừng Gosinga.
Để mở tung ra về cõi thênh thang phương hồng diệu lực từ nơi Pháp và Luật của Phật "Đến đề mà THẤY, đến để mà NGHE..." mở đầu cuộc pháp thoại trầm hùng nầy, Tôn giả Xá Lợi Phất đã khởi xướng : " Nầy Hiền giả Ananda, khả ái thay khu rừng Gosinga, đêm rằm sáng trăng, cây sala trổ bông cùng khắp, hương trời như tỏa rộng khắp nơi. Nầy Hiền giả Ananda, hạng Tỷ kheo nào có thể làm chói sáng khu rừng Gosinga ? "
Khi câu hỏi của vị tướng quân chánh pháp, vị đại tuệ giải thoát (Xá Lợi Phất), Tôn giả Ananda đã tuần tự trình bày sự kiến giải, sự tu tập chánh quán của mình : " Ở đây, nầy Hiền giả Sariputta, vị Tỷ kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh... được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát, vị ấy thuyết pháp cho 4 hội chúng với văn cú viên dung, lưu loát với mục đích đoạn trừ mọi TÙY MIÊN. Nầy Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ Kheo nầy có thể làm chói sáng khu rừng Gosinga !"
Kính bạch giác linh Hòa Thượng,
Mặc dù toàn phần nội dung kinh đã trình bày 6 kiến giải qua 6 vị Tôn giả đại đệ tử của Phật, thế nhưng con xin phépđược dừng lại ngay sau câu trả lời của Tôn giả Ananda. Theo thiển kiến của con nghĩ rằng : Giữa thế đời hôm nay,đã lắm nỗi sầu ưu khổ lụy, đã lắm nỗi ngược xuôi theo dòng cảm xúc tử sinh, DANH và SẮC, ÁI và HỮU vẫncó nhiều đánh bóng, sự chấp nhận cảm nghe nhiều hơn là sự từ bỏ, sự viễn ly. Vì vậy, bản thân con thấy rằng :nếu nghe nhiều về như lý chánh pháp và biết kiên định tín tâm gìn giữ, tích tụ, khéo tư duy, khéo quán sát những ý pháp đã được nghe, hầu hoàn thiện một đời sống phạm hạnh đưa đến thanh tịnh với mục đích đoạn trừ mọi tồn đọng của Tùy Miên chìm nổi theo dòng trầm luân, để rồi cuối cùng, Đức Phật có một lời dạy vừa là xác chứng, vừa là tổng hợp qua lời trình bày ý pháp của chư Tôn giả đệ tử : " Ta sẽ không bỏ ngồi kiết già cho đến khi tâm của ta được khéo giải thoát các LẬU HOẶC, không có chấp thủ ".
Kính bạch giác linh Hòa Thượng,
Bài kinh nầy đã được Hòa thượng giảng giải cách đây 35 năm, 35 năm đã trôi xa, 35 năm không ít sự biến đổi của trò dâu bể, 35 năm Phật giáo nước nhà ít nhiều đi qua những bước thử thách về phía trước và cùng đồng hành vói những bước đi của dân tộc Việt Nam. Thế rồi chiều nay, được tin Hòa Thượng đã viên tịch, đã thật sự rũ bỏ thân 5 uẩn nầy, dù nay Hòa Thượng không còn hiện diện trong cuộc đời như xưa, nhưng Đại Tạng Pali mà Hòa thượng đã dịch, những Tăng Ni sinh và môn đồ đã được Hòa Thượng huấn thị, mái Chùa Thiền Viện Vạn Hạnh, Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Viện Nghiên Cứu và Dịch thuật Phật Giáo Việt Nam vẫn mãi mãi còn đó, vẫn mãi mãi thắp sáng chánh pháp, vẫn mãi mãi tiếp nối sự nghiệp Giáo dục Phật học như chính tâm nguyện của Hòa thượng đã gần một đời theo đuổi.
Nghiễm nhiên những điều ấy, những thành tựu ấy... Hòa thượng đã làm chói sáng như chư Tôn giả đại đệ tử của Đức Phật khi xưa, hay chư lịch đại Tổ Sư ở hai phương trời ẤN - HOA đã thắp sáng, chói sáng khu rừng Gosinga, dù nay đã trải qua trên 2.500 năm sau thời Phật và Thánh đệ tử, nhưng rừng Gosinga vẫn được thắp sáng muôn trùng trên vạn nẻo đường du hóa của chư Tỷ Kheo và trên mọi không gian an tịnh lạc trú của những nhười đệ tử Phật. Vì nơi ấy có sự tu tập, có hướng tâm chánh pháp, có hiện tại lạc trú, có mang lại lợi ích lâu dài cho chúng sanh chư thiên và loài người, thì chính nơi đó dù mãi mãi ngàn sau vẫn là sự thắp sáng, chói sáng khu rừng Gosinga, mà nay Hòa thượng đã làm được điều đó.
THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM GIÁC LINH HÒA THƯỢNG.
Long Xuyên, cuối mùa Vu Lan PL.2556 - DL. 2012.
TUỆ NHƯ ( MẶC PHƯƠNG TỬ)
Kính bái.
Lời Khuyên Vô Giá Của HT Minh Châu Về Chánh Tín
Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, trang 124- 126, tập III có ghi rằng, dù chúng ta có nghe vị Tỳ-kheo nào nói tự thân nghe Đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng Tọa, Thủ chúng v.v... nói như vậy là pháp, như vậy là luật, Đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với kinh, đối chiếu với luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu suy tư. Khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thủy nhất hay gần nguyên thủy nhất của Đức Phật.
Kính thưa quý vị!
Trong Ngũ lực, gồm Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực và Tuệ lực thì Tín lực là hàng đầu, là cửa ngõ để đạt được các lực theo sau. Tín lực không phải là sự tin tưởng vào những giáo điều, giáo pháp một cách mù quáng, ồ ạt và thiếu xét đoán mà dẫn đến việc làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sanh. Tín lực là lòng tin sâu sắc và mạnh mẽ đối với Chánh Pháp của đức Phật Thích Ca, là lòng tin chân chánh, là chớ có vội tin mà hãy đến để mà thấy và tự mình chứng nghiệm, như đức Phật từng dạy: "Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này bất thiện, Các pháp này là có tội lỗi, Các pháp này bị người có trí chỉ trích, Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau. Thời này, Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.
Chính vì thế, từng ngày giờ chúng ta hành động, nói năng hay suy nghĩ những điều mà không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ tất cả chúng sanh thì ngay đó chúng ta đã cảm nhận được sự thanh thản, an lạc, đã có Chánh Tín và cũng chính là đang hành đúng theo nền đạo đức nhân bản - nhân quả do đức Như Lai là người đầu tiên tuyên thuyết. Nói không làm khổ mình, khổ người không có nghĩa là chúng ta cứ làm ngơ trước những điều sai trái của người khác. Chính trong thời xưa đức Phật Thích Ca đã không ít lần đập mạnh, chỉ thẳng cái sai của 62 luận thuyết tà kiến ngoại đạo (trong Kinh Phạm Võng, Trường Bộ Kinh). Quả là " bậc A La Hán ra đời như cánh chim trời, tung bay khắp mọi nơi khiến cho vũ trụ rung chuyển, những tư tưởng mê tín, dị đoan, lạc hậu của loài người bị đảo lộn, không còn đứng vững, rơi rụng như những chiếc lá vàng mùa thu".
Có vị Thầy mạnh dạn chỉ ra cái sai trong Phật Giáo hơn 2500 năm nay kể từ khi đức Phật và cuối cùng là ngài Ananda nhập diệt để giúp biết bao người tránh lầm đường lạc lối trên con đường tu tập của mình. Nếu chúng ta nghĩ rằng vị ấy làm khổ người, nói xấu người khác, không có ái ngữ thì đó là cách hiểu sai, phiến diện phát sanh do kiến thủ. Đức Phật có dạy trong Kinh Pháp Cú, phần VI - Phẩm Hiền Trí:
“Nếu gặp bậc hiền trí
Chỉ lỗi và khiển trách
Như chỉ chỗ chôn vàng
Hãy kết thân người trí
Kết thân với vị ấy
Chỉ có lợi không hại”
Biết nương theo những lời chỉ dạy của bậc hiền trí, bậc thiện hữu tri thức thì chúng ta sẽ không còn chấp thủ vào cái sai của mình, tự mình cởi trói cho bản thân khỏi cái kiến giải, tưởng giải từ bao đời nay. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy về lòng tin chân chánh:
“Này các Kàlàmà! Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, Chớ vội tin vì nghe truyền thống, Chớ vội tin vì nghe người ta nói đồn, Chớ vội tin vì được Kinh Tạng truyền tụng, Chớ vội tin vì nhân lý luận siêu hình, Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, Chớ vội tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện, Chớ vội tin vì phù hợp với định kiến của mình, Chớ vội tin nơi xuất phát có uy quyền, Chớ vội tin vì bậc Sa Môn là đạo sư của mình v.v..
Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, Các pháp này là có tội lỗi, Các pháp này bị người có trí chỉ trích, Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”.
Thời này, Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.
Trên con đường tìm cầu đạo giải thoát thì cũng có lúc chúng ta đứng giữa ngã ba ngã bảy trong khi lối đi đến tiếp cận chân lý thì chỉ có một: đó chính là Bát Chánh Đạo. Cái ngã ba ngã bảy ấy tượng trưng cho một rừng Kinh sách được cho là của Phật thuyết mà sự thực thời còn tại thế Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thuyết pháp nhiều đến đâu thì cũng chỉ xoay quanh Tứ Diệu Đế, Ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo, pháp Như Lý Tác Ý và Thân Hành Niệm.
Tiếp theo, Tâm Thuận xin trích dẫn những lời khuyên vô giá của Hòa Thượng Thích Minh Châu về Chánh tín dành cho tất cả những ai đã, đang và sẽ tìm đến với Phật pháp. Phần trích dẫn này nằm trong sách “Chánh Pháp Và Hạnh Phúc” và Lời giới thiệu Kinh Trung Bộ bản in năm 1986:
1) Sách Chánh Pháp và Hạnh Phúc, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo (2001), trang 238-246:
“Cho dịch và cho in các bản kinh Pàli, chúng tôi không mong muốn gì hơn là để các phật tử, các học giả, các sinh viên được đọc thẳng vào kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và sự tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của Đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những học giả và những phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình.
Muốn chạy theo dục vọng thì giải thích kinh điển một cách dễ hiểu rằng đạo Phật chấp nhận và tha thứ dục vọng. Muốn giết người và muốn bênh vực kẻ giết người, đạo Phật được giải thích như là có thể tha thứ và chấp nhận sự giết người. Muốn chạy theo tà giáo và tà kiến, lại giải thích đạo Phật viên dung vô ngại, chấp nhận mọi tà kiến, mọi tà thuyết. Tà kiến nào, tà thuyết nào cũng là Phật giáo được hết!
Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhất là phổ biến những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào. Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật Không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình.
Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, trang 124- 126, tập III có ghi rằng, dù chúng ta có nghe vị Tỳ-kheo nào nói tự thân nghe Đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng Tọa, Thủ chúng v.v... nói như vậy là pháp, như vậy là luật, Đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với kinh, đối chiếu với luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu suy tư. Khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thủy nhất hay gần nguyên thủy nhất của Đức Phật.
Chúng tôi dịch kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của Đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dù Ấn Độ, Trung Hoa, hay Việt Nam.
Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy, chứ không phải đạo đến để nhờ người thấy hộ, đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải đạo của người nhắm mắt, đạo của người thấy, của người biết (Passato Ajànato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
Thật sự chúng tôi chỉ mong rằng quý vị đọc thật kỹ và suy tư thật chín chắn những đoạn mà chúng tôi phiên dịch rồi quý vị hãy tự hỏi, những đoạn ấy có phải là những đoạn “Tiểu thừa” dành riêng cho những vị có tiểu tâm, chỉ tư lợi không biết vị tha, chỉ biết tự giác không biết giác tha. Như chúng tôi đã phân tích trong lời giới thiệu bản dịch tập “Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu Thừa.” Chúng ta đừng có mắc bẫy các vị Bà La Môn Ấn Độ giáo tìm cách gán cho chữ “Tiểu Thừa” để loại ra ngoài những lời Phật dạy căn bản, như một số phật tử Đại thừa đã bị mê hoặc, không dám đọc những lời Phật vì bị gán nhãn hiệu Tiểu Thừa.
Bên phái Nam tông, tuy tôn thờ Tam Tạng Pàli, nhưng một số phật tử cũng rơi vào nạn tương tự, là chỉ học luật tạng và A Ty Đàm tạng, bỏ rơi Kinh tạng Pàli, vì xem A Ty Đàm tạng mới đề cập đến Đệ Nhất Nghĩa Đế, còn kinh tạng chỉ bàn đến Tục Đế mà thôi. Đây cũng là một lầm lạc hết sức ngây thơ và nguy hiểm. Vì A Ty Đàm phát xuất từ kinh tạng, và bỏ để tìm ngọn thì không khác gì kẻ đi tìm lõi cây, mà chỉ mang về cành lá.
Thật sự đạo Phật đâu có phân biệt Tiểu Thừa và Đại Thừa, đâu có chia đôi Chân đế, Tục đế. Những sự phân chia này chỉ là hậu tác phẩm, hoặc của giáo sĩ Bà La Môn mang danh phật tử muốn loại bỏ những gì tinh túy nhất của đạo Phật không cho phật tử học và tu, hay của một số đệ tử Phật muốn làm Tổ sư một giáo phái nên đề xướng các chủ thuyết lấn át những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm tìm đọc và tìm hiểu những lời dạy thật sự là những lời dạy của Đức Phật, và vì trách nhiệm ấy mà chúng tôi đang cố gắng phiên dịch kinh tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chín chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổn Sư chúng ta.
Đây là sự đóng góp của Viện Đại Học Vạn Hạnh vào nền văn hóa Phật giáo bằng cách giới thiệu một cách đầy đủ và trung thực những tài liệu tiếng Việt quý báu nhất về kinh tạng Pàli, vừa cho các phật tử tìm hiểu, thực hành và thực chứng, vừa giúp các học giả Phật giáo có những tài liệu tham khảo khá đầy đủ và trung thực.
Viện Đại Học Vạn Hạnh là môi trường đầu tiên nếu không phải là độc nhất, đã cố gắng giới thiệu kinh tạng Pàli cho phật tử Việt Nam, học giả Việt Nam, dân chúng Việt Nam.
Viện Đại Học Vạn Hạnh cũng đi tiên phong mở đường cho một cao trào nghiên cứu đi thẳng vào lời dạy nguyên thủy của Đức Phật, khỏi bị những lệch lạc của học phái hay của Bà La Môn giáo. Điều quan trọng hơn nữa, Viện Đại Học Vạn Hạnh khuyến khích các học giả và các phật tử tự mình mở mắt tìm hiểu, suy tư đối chiếu, không có nhắm mắt tin theo, không có thụ động chấp nhận, trái lại phải biết thâu hóa, so sánh, để làm sáng tỏ những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.”…
2) Lời Giới Thiệu Kinh Trung Bộ (Trong Bản In Năm 1986):
“Gần chúng ta hơn, Kinh Trung Bộ này đã nằm trong chương trình học của Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, và Tăng Ni Sinh cần có Kinh sách để học hỏi nghiên cứu, cho nên cho in lại Kinh Trung Bộ là đáp ứng nhu cầu cấp bách này. Ngoài ra Kinh Trung Bộ đang được nhiều nhà học giả, nhiều Phật tử nghiên cứu và tìm hiểu, vì chúng ta có thể nói Kinh Trung Bộ không những là cốt lõi trong Kinh Tạng Pàli mà còn diễn đạt rất súc tích và đầy đủ những định nghĩa căn bản các danh từ đạo Phật và còn diễn đạt rất phong phú và đa dạng những pháp môn tu tập đưa đến Niết bàn. Chưa học Kinh Trung Bộ là chưa nắm được tinh hoa của Đạo Phật nguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung Bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên môn trong đạo Phật mà Đức Phật đã dày công định nghĩa, mỗi khi Ngài thuyết giảng giáo lý của Ngài.
Chúng tôi chỉ có thể nói một cách vắn tắt là Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Còn Kinh Trường Bộ đặt nặng phần lịch sử, có tánh cách đối ngoại đối với Bà La Môn, du sĩ ngoại đạo, Kỳ na giáo... Tăng Chi Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý theo pháp số từ số 1 đến số 11. Tương Ưng Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý theo đề tài. Còn đọc Kinh Trung Bộ chúng ta đi sâu vào phần giáo lý và phần hành trì, đặt nặng về những phản ứng tâm lý tế nhị của người tu hành khi đạt đến những quả vị tối cao.
Công trình phiên dịch của tôi, một mặt đáp ứng sở nguyện xuất dương tu học của tôi, một mặt xây dựng những tài liệu nghiên cứu đạo Phật cho các Học giả và Phật tử Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên trong trách nhiệm
hiện tại của tôi, sự phiên dịch đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều dụng công kiên trì và liên tục, nhưng chúng tôi đã được tưởng thưởng xứng đáng, khi được tận hưởng những Pháp Lạc do Chánh Pháp đem lại trong
khi phiên dịch. Pháp Lạc này ẩn chứa trong từng chữ từng câu, tiềm tàng trong từng câu văn giọng nói, và chính Pháp Lạc đã nuôi dưỡng và khích lệ chúng tôi rất nhiều trong công tác phiên dịch này.
Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy. Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch.
Có người than kinh Pàli quá dài và có nhiều đoạn trùng điệp. Khi dịch Kinh, bao giờ tôi cũng phải kính trọng nguyên bản, và vì vậy chúng tôi không có thể tự ý lược bỏ những đoạn trùng điệp, dầu rằng nguyên bản Pàli chúng tôi phiên dịch cũng đã lược bỏ khá nhiều. Điều chúng ta nên nhớ là phần lớn Kinh điển được kiết tập trong các Đại hội Kiết tập và đều do chư Tăng tụng đọc lại những đoạn các vị ấy đã ghi nhớ, và lẽ dĩ nhiên khi tụng đọc không bao giờ có chuyện lược bỏ. Lại nữa đức Phật trong khi đi truyền giáo, mỗi Kinh đều được giảng trọn vẹn trong mỗi hoàn cảnh đặc biệt và chư Tăng ghi nhớ lại không bao giờ dám lược bỏ các đoạn đã được nghe. Do đó, có nhiều đoạn trùng điệp, khó lòng lược bỏ cho được. Dầu thế nào, các đoạn trùng điệp vẫn có sự tác dụng cho người đọc, vì không gì tốt đẹp hơn là được nhắc đi nhắc lại nhiều lần những giáo lý quan trọng và những pháp tu căn bản.
Chúng tôi nay chỉ chú trọng phiên dịch, và mong dịch cho được chu toàn và đầy đủ, để làm tài liệu nghiên cứu và tu học cho các Phật tử và Học giả, chưa có một nhận xét, phê bình, so sánh đối chiếu gì. Mỗi bộ Kinh được dịch xong là những nguồn tài liệu văn hóa hết sức phong phú và quý giá cho các Học giả và các Phật tử, và hiện tại sự cố gắng duy nhất của chúng tôi là cung cấp những tài liệu văn hóa ấy. Cho nên, với 5 bộ Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Tăng Chi, Kinh Tương Ưng, Kinh Tiểu Bộ, chúng tôi nghĩ là giới thiệu được những tài liệu khá chính xác và đầy đủ để các nhà Học giả, Tăng Ni Phật tử, Sinh viên đi sâu được vào những Giáo lý và Giáo pháp căn bản, thật sự là nguyên thủy của Đạo Phật.”
Cuối cùng, để thay cho lời kết, Tâm Thuận xin trích dẫn lời di chúc của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã ban bố trước khi ngài diệt độ, và lời di chúc vô giá này sẽ còn sống động mãi cho đến khi con người hết khổ:
“Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: “Lời nói của bậc Đạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Đạo sư (giáo chủ)”. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các Ngươi.” “Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, Này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.” (Kinh Trường Bộ, bài Kinh Đại Niết Bàn).
*** HẾT ***
Người viết: Tâm Thuần, Phường Hà Huy Tập, T.P Vinh, Nghệ An
Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012
Thi Điếu Cố Đại Trưởng Lão Minh Châu
Thi Điếu
Cố Đại Trưởng Lão Minh Châu
Tưởng niệm giác linh Người,
Hỡi ôi!
Kính quý thay!
Cố Đại Trưởng Lão Minh Châu
Tưởng niệm giác linh Người,
Hỡi ôi!
Kính quý thay!
Bi xót thay!
Sinh diệt tợ đốm hoa
Sắc không như ánh chớp
Đám mây trắng ngàn năm ly hợp
Cõi bụi hồng muôn kiếp tụ tan
Hậu học sa-môn thương tiếc, bàng hoàng
Tứ chúng đoanh vây, trái tim lệ chảy
Lẽ vô thường xót đau ba cõi
Luật hữu vi băng giá một trời
Trưởng lão ra đi,
Núi non tâm, đạo đức cao ngời
Sông biển trí, nhân văn bát ngát
Chẳng lẽ từ đây
Đúng thời mạt pháp
Cành nhánh khô gầy
Cỗi gốc cũng điêu linh
Nhìn đăm đăm trang giấy vô tình,
Không nói được tấm lòng bi điếu
Tay run mỏi, chữ thừa, lời thiếu
Dẫu mưa rơi, sương rỉ chương ngàn
Bút lẽ nào, tre chẻ Lĩnh Nam!
Mực không thể, nước đong Đông Hải!
Người đã trải lá bối
Dệt vầng trăng
Thiên thu soi đuốc tuệ
Ánh chớp hiện, nghi dung đại sĩ
Đốm hoa lưu, linh ảnh chân nhân
Thoáng trăm năm đại nguyện vi trần
Đàm hoa rụng thơm hương,
Lại rơi, lại rơi...
Rơi vào dòng bất tử...
Trưởng lão ra đi
Cỗi tùng già lá xanh bật khóc
Đất thiền lâm hiu hắt giọt sương khô
Dòng nước xao, hình núi lặng tờ
Làn mây thoảng, ánh sao vời vợi!
Hỡi ôi!
Nhớ giác linh xưa
Thế danh Đinh Văn Nam
Sinh năm Mậu Ngọ
Nguyên quán Kim Khuê
Nghi Lộc, Nghệ An
Từ nhỏ lớn lên
Nuôi chí sách đèn
Năm ba chín lấy bằng cao đẳng
Và sự học, thuyền êm, biển lặng
Một chín bốn mươi lại đỗ tú toàn
Bởi cơm, bởi áo - làm việc tòa khâm
Vì nước, vì dân - dốc lòng phụng sự
Ngày cau mặt, xót điều phi lý
Đêm nhức đầu, đau chuyện bất công
Bởi vậy cho nên
Bỏ cửa quan, quay gót, rảnh lòng
Rời đường hoạn, phủi tay, lìa bụi
Rồi từ đó
Hiểu nghiệp quả, ra công học Phật
Biết duyên đời, gắng sức nghiên kinh
Sáng lập đoàn Đức Dục thanh niên
Lại dựng xây gia đình Hóa Phổ
Hiểu sức mạnh tăng sinh tuổi trẻ
Chung tay lo học viện Kim Sơn
Rồi lại thêm Báo Quốc học đường
Không mệt mỏi ươm mầm giáo pháp
Năm bốn sáu xuất gia đầu Phật
Chùa Tường Vân, cố Tăng Thống ân sư
Bút mực, sách đèn - sớm tối kinh thư
Rau muối, tương dưa - tháng ngày công hạnh
Năm bốn chín, duyên tu thuận cảnh
Báo Quốc giới đàn minh chứng thập sư
Đặc cách thọ tam đàn cụ túc tỳ-khưu
Minh Châu pháp tự,
Viên Dung pháp hiệu
Tâm bồ-đề từ đây kiên cường, vững chãi
Ghé hội, đoàn - rèn tâm giảng pháp
Đến chùa, am - tập trí bàn kinh
Những tháng, những năm
Tạp chí Viên Âm,
Tạp chí Từ Quang... góp bài viết đạo tình
Chọn ý ngọc gieo ươm chánh tín
Lựa lời châu bày tỏ duyên căn
Trường trung học Bồ Đề - hiệu trưởng đầu tiên
Với giới nghi, đầu tròn, áo vuông
Bằng mô phạm, mắt xanh, viên trắng
Gót nhập thế, đạo đời tương đẳng
Đuốc từ bi, lặng lẽ lên đường
Một chín năm hai, đạt nguyện xuất dương
Đến Thiên Trúc tìm thầy học đạo
Gương Nghĩa Tịnh ngời soi Bắc quốc
Trăng Huyền Tráng chiếu rọi Nam bang
Vò võ đất nghèo, pháp học ra công
Quạnh quẽ phòng đơn, quặng vàng thử lửa
Thấy cám dỗ, nhẹ nhàng đóng cửa
Nghe rủ rê, thanh thản quay lưng
Gian khổ nhiều năm, nuôi chí hạc hồng
Bay vạn dặm câu kinh, con chữ
Anh, Hán ra sức nghiên tầm,
Saṅskrit - Pāḷi, cố công đối so cổ ngữ
Quyết mò châu đáy biển từ nguyên
Tay mỏi, mắt đau
Tìm cho ra giọt nước trinh tuyền
Tự suối nguồn trong ngần giáo pháp
Chẳng nệ hà thử thách,
Nào sá quản gian lao
Cay đắng, chát chua – quả vị ngọt ngào
Cơ cực, khó khăn – hoa hương vi diệu
Hai cử nhân Pāḷi - Anh dấu son khoa biểu
Cao học A-tỳ-đàm nhẹ lấy thủ khoa
Đỗ tiến sĩ Phật học,
Văn học Pāḷi – đứng đệ nhất tòa
Tổng thống Ấn Độ đích thân trao bằng danh dự
Đại học Tích Lan, thêm bằng pháp sư bổ xứ
Là sa-môn Việt đầu tiên xuất sắc nguyên khôi
Cầm đuốc tiên phong học thuật sáng ngời
Lấy duệ trí phát quang con đường đại học
Một chín sáu tư lên tàu về nước
Rồi trọn tuổi trời lá bối chép kinh
“Thị nghiệp” một đời “duy tuệ” đăng trình...
Hỡi ôi!
Nhớ giác linh xưa
tịch mịch con đường
Thề không đổi chí khí kiên cường
Nguyện chẳng rời kinh văn dị giản
Muốn học Nhật Nam tăng
Cửa tùng đôi cánh gài
Dịch kinh trên lá chuối
Bông mây rụng áo phơi
Lại noi Vô Ngại Thượng Nhân
Giữa đời xa phiền não
Trong phố dựng già-lam
Nhuận văn, hương ngát cõi
Soạn sách, bút thơm lan
Chầu thiền, câu xanh mớm
Nghe giảng, vượn trắng dòm
Dầu can qua biến động
Dẫu rào cản trùng vây
Xem cát chạy, đá bay
Ngắm sóng dồn, gió dập
Cay cay mắt - bụi mây vinh nhục
Xót xót tai - lời gió thị phi
Đời tối, đêm đen, đội chữ mà đi
Phụng hiến nhân văn, lương sư hưng quốc
Gương Vạn Hạnh, trụ thiền chống cột
Hộ pháp ba triều, xã tắc bình yên
Hiền đức, hiền tài, nguyên khí càn khôn
Đã vạn quyển khuyên son
Đã trăm kinh thắp lửa
Đêm cô tịch đốt đèn soi ngữ nghĩa
Thương Tăng Ni kinh chữ mượn vay
Đâu quản cao sơn, gió lạnh lắt lay
Chẳng nệ bối kinh, chợ chiều bạc bẽo
Bút chánh pháp kế thừa ân di giáo
Thoảng ngoài tai tám pháp thế gian!
Đã liễu tri định luật bất toàn
Đã giác ngộ căn nhân khổ đế
Nên việc đến, tùy duyên xử sự
Gió qua rồi ruột trúc rỗng không
Mỉm danh thân - gió sóng phiêu bồng!
Cười sự nghiệp - sương mây phiếu diễu!
Đại trí giữa đời, cung đàn lạc điệu
Sao lẻ đêm đông, buốt lạnh thái hư!
Trưởng lão ra đi, an lạc nhiên như
Tăng Ni hậu học, tàn che cô quạnh
Giữa cát bụi, ngời soi giáo hạnh
Trong sa mù, rạng chiếu chân dung
Thấy tiết thu, sương giọt bảy dòng
Nghe thời thế, gió xao ba khoảnh
Tâm nhân giả, lợi danh khô lạnh
Đức trượng phu, tài sắc rỗng rang
Năng lượng từ bi, hòa ái, dịu dàng
Bởi thế cho nên
Quyền biến cơ tuỳ
Thân hành, ngôn giáo
Chân dung sáng, nụ cười hoan hỷ
Khiêm hư một đời
Lặng lẽ bóng hoà trăng
Mà hãy thôi
Trưởng lão đã trở về với cố quận, gia hương
Chẳng hữu chẳng thường
Không sinh không diệt
Cánh hạc vàng thiên thu bái biệt
Thiên hà ngôn tai
Vạn sự như lai
Giác linh đã như lai như khứ...
Đê đầu kính điếu
Hậu học sa môn
Huế - Thu sương trắng
Rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng
Tỳ-khưu Giới Đức
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Chú thích:
1- Xem “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của GS Lê Mạnh Thát
2- Sách đã dẫn trên.
3- Bảy tình: Hỷ, nộ, ái ố, ai, lạc, dục
4- Ba độc tham, sân, si.
5- Từ câu thơ của vua Trần Thái Tông: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình”
Sinh diệt tợ đốm hoa
Sắc không như ánh chớp
Đám mây trắng ngàn năm ly hợp
Cõi bụi hồng muôn kiếp tụ tan
Hậu học sa-môn thương tiếc, bàng hoàng
Tứ chúng đoanh vây, trái tim lệ chảy
Lẽ vô thường xót đau ba cõi
Luật hữu vi băng giá một trời
Trưởng lão ra đi,
Núi non tâm, đạo đức cao ngời
Sông biển trí, nhân văn bát ngát
Chẳng lẽ từ đây
Đúng thời mạt pháp
Cành nhánh khô gầy
Cỗi gốc cũng điêu linh
Nhìn đăm đăm trang giấy vô tình,
Không nói được tấm lòng bi điếu
Tay run mỏi, chữ thừa, lời thiếu
Dẫu mưa rơi, sương rỉ chương ngàn
Bút lẽ nào, tre chẻ Lĩnh Nam!
Mực không thể, nước đong Đông Hải!
Người đã trải lá bối
Dệt vầng trăng
Thiên thu soi đuốc tuệ
Ánh chớp hiện, nghi dung đại sĩ
Đốm hoa lưu, linh ảnh chân nhân
Thoáng trăm năm đại nguyện vi trần
Đàm hoa rụng thơm hương,
Lại rơi, lại rơi...
Rơi vào dòng bất tử...
Trưởng lão ra đi
Cỗi tùng già lá xanh bật khóc
Đất thiền lâm hiu hắt giọt sương khô
Dòng nước xao, hình núi lặng tờ
Làn mây thoảng, ánh sao vời vợi!
Hỡi ôi!
Nhớ giác linh xưa
Thế danh Đinh Văn Nam
Sinh năm Mậu Ngọ
Nguyên quán Kim Khuê
Nghi Lộc, Nghệ An
Từ nhỏ lớn lên
Nuôi chí sách đèn
Năm ba chín lấy bằng cao đẳng
Và sự học, thuyền êm, biển lặng
Một chín bốn mươi lại đỗ tú toàn
Bởi cơm, bởi áo - làm việc tòa khâm
Vì nước, vì dân - dốc lòng phụng sự
Ngày cau mặt, xót điều phi lý
Đêm nhức đầu, đau chuyện bất công
Bởi vậy cho nên
Bỏ cửa quan, quay gót, rảnh lòng
Rời đường hoạn, phủi tay, lìa bụi
Rồi từ đó
Hiểu nghiệp quả, ra công học Phật
Biết duyên đời, gắng sức nghiên kinh
Sáng lập đoàn Đức Dục thanh niên
Lại dựng xây gia đình Hóa Phổ
Hiểu sức mạnh tăng sinh tuổi trẻ
Chung tay lo học viện Kim Sơn
Rồi lại thêm Báo Quốc học đường
Không mệt mỏi ươm mầm giáo pháp
Năm bốn sáu xuất gia đầu Phật
Chùa Tường Vân, cố Tăng Thống ân sư
Bút mực, sách đèn - sớm tối kinh thư
Rau muối, tương dưa - tháng ngày công hạnh
Năm bốn chín, duyên tu thuận cảnh
Báo Quốc giới đàn minh chứng thập sư
Đặc cách thọ tam đàn cụ túc tỳ-khưu
Minh Châu pháp tự,
Viên Dung pháp hiệu
Tâm bồ-đề từ đây kiên cường, vững chãi
Ghé hội, đoàn - rèn tâm giảng pháp
Đến chùa, am - tập trí bàn kinh
Những tháng, những năm
Tạp chí Viên Âm,
Tạp chí Từ Quang... góp bài viết đạo tình
Chọn ý ngọc gieo ươm chánh tín
Lựa lời châu bày tỏ duyên căn
Trường trung học Bồ Đề - hiệu trưởng đầu tiên
Với giới nghi, đầu tròn, áo vuông
Bằng mô phạm, mắt xanh, viên trắng
Gót nhập thế, đạo đời tương đẳng
Đuốc từ bi, lặng lẽ lên đường
Một chín năm hai, đạt nguyện xuất dương
Đến Thiên Trúc tìm thầy học đạo
Gương Nghĩa Tịnh ngời soi Bắc quốc
Trăng Huyền Tráng chiếu rọi Nam bang
Vò võ đất nghèo, pháp học ra công
Quạnh quẽ phòng đơn, quặng vàng thử lửa
Thấy cám dỗ, nhẹ nhàng đóng cửa
Nghe rủ rê, thanh thản quay lưng
Gian khổ nhiều năm, nuôi chí hạc hồng
Bay vạn dặm câu kinh, con chữ
Anh, Hán ra sức nghiên tầm,
Saṅskrit - Pāḷi, cố công đối so cổ ngữ
Quyết mò châu đáy biển từ nguyên
Tay mỏi, mắt đau
Tìm cho ra giọt nước trinh tuyền
Tự suối nguồn trong ngần giáo pháp
Chẳng nệ hà thử thách,
Nào sá quản gian lao
Cay đắng, chát chua – quả vị ngọt ngào
Cơ cực, khó khăn – hoa hương vi diệu
Hai cử nhân Pāḷi - Anh dấu son khoa biểu
Cao học A-tỳ-đàm nhẹ lấy thủ khoa
Đỗ tiến sĩ Phật học,
Văn học Pāḷi – đứng đệ nhất tòa
Tổng thống Ấn Độ đích thân trao bằng danh dự
Đại học Tích Lan, thêm bằng pháp sư bổ xứ
Là sa-môn Việt đầu tiên xuất sắc nguyên khôi
Cầm đuốc tiên phong học thuật sáng ngời
Lấy duệ trí phát quang con đường đại học
Một chín sáu tư lên tàu về nước
Rồi trọn tuổi trời lá bối chép kinh
“Thị nghiệp” một đời “duy tuệ” đăng trình...
Hỡi ôi!
Nhớ giác linh xưa
tịch mịch con đường
Thề không đổi chí khí kiên cường
Nguyện chẳng rời kinh văn dị giản
Muốn học Nhật Nam tăng
Cửa tùng đôi cánh gài
Dịch kinh trên lá chuối
Bông mây rụng áo phơi
Lại noi Vô Ngại Thượng Nhân
Giữa đời xa phiền não
Trong phố dựng già-lam
Nhuận văn, hương ngát cõi
Soạn sách, bút thơm lan
Chầu thiền, câu xanh mớm
Nghe giảng, vượn trắng dòm
Dầu can qua biến động
Dẫu rào cản trùng vây
Xem cát chạy, đá bay
Ngắm sóng dồn, gió dập
Cay cay mắt - bụi mây vinh nhục
Xót xót tai - lời gió thị phi
Đời tối, đêm đen, đội chữ mà đi
Phụng hiến nhân văn, lương sư hưng quốc
Gương Vạn Hạnh, trụ thiền chống cột
Hộ pháp ba triều, xã tắc bình yên
Hiền đức, hiền tài, nguyên khí càn khôn
Đã vạn quyển khuyên son
Đã trăm kinh thắp lửa
Đêm cô tịch đốt đèn soi ngữ nghĩa
Thương Tăng Ni kinh chữ mượn vay
Đâu quản cao sơn, gió lạnh lắt lay
Chẳng nệ bối kinh, chợ chiều bạc bẽo
Bút chánh pháp kế thừa ân di giáo
Thoảng ngoài tai tám pháp thế gian!
Đã liễu tri định luật bất toàn
Đã giác ngộ căn nhân khổ đế
Nên việc đến, tùy duyên xử sự
Gió qua rồi ruột trúc rỗng không
Mỉm danh thân - gió sóng phiêu bồng!
Cười sự nghiệp - sương mây phiếu diễu!
Đại trí giữa đời, cung đàn lạc điệu
Sao lẻ đêm đông, buốt lạnh thái hư!
Trưởng lão ra đi, an lạc nhiên như
Tăng Ni hậu học, tàn che cô quạnh
Giữa cát bụi, ngời soi giáo hạnh
Trong sa mù, rạng chiếu chân dung
Thấy tiết thu, sương giọt bảy dòng
Nghe thời thế, gió xao ba khoảnh
Tâm nhân giả, lợi danh khô lạnh
Đức trượng phu, tài sắc rỗng rang
Năng lượng từ bi, hòa ái, dịu dàng
Bởi thế cho nên
Quyền biến cơ tuỳ
Thân hành, ngôn giáo
Chân dung sáng, nụ cười hoan hỷ
Khiêm hư một đời
Lặng lẽ bóng hoà trăng
Mà hãy thôi
Trưởng lão đã trở về với cố quận, gia hương
Chẳng hữu chẳng thường
Không sinh không diệt
Cánh hạc vàng thiên thu bái biệt
Thiên hà ngôn tai
Vạn sự như lai
Giác linh đã như lai như khứ...
Đê đầu kính điếu
Hậu học sa môn
Huế - Thu sương trắng
Rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng
Tỳ-khưu Giới Đức
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Chú thích:
1- Xem “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của GS Lê Mạnh Thát
2- Sách đã dẫn trên.
3- Bảy tình: Hỷ, nộ, ái ố, ai, lạc, dục
4- Ba độc tham, sân, si.
5- Từ câu thơ của vua Trần Thái Tông: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình”
Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012
HT. Thích Minh Châu: Tri thức uyên thâm, lòng từ chan chứa
Cuộc đời của Hòa thượng như một chiếc chiếu trải rộng, không phân biệt hệ phái Nam - Bắc tông, Đại thừa hay Tiểu thừa. Kinh sách, dịch thuật, trước tác của Hòa thượng đều nhằm mục đích duy nhất là trình bày một cách nguyên thủy, trung thực lời Phật dạy.
Trải qua nhiều nhiệm kỳ tại Giáo hội phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu đã có những cống hiến cao quý, có những quyết sách, chiến lược tầm cỡ lâu dài trong việc hoạch định chương trình hoạt động Phật sự, xứng đáng là một danh Tăng của Phật giáo Việt Nam và cũng là người nối những nhịp cầu giữa Phật giáo Việt Nam với thế giới.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu
Sinh ra và lớn lên trong gia đình vọng tộc Nho gia tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), ngay từ nhỏ Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu đã có ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng và nền giáo dục tri thức tiến bộ. Năm 1940, Hòa thượng đỗ Tú tài toàn phần tại Trường Quốc học Huế và sau đó được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa Khâm sứ tỉnh Thừa Thiên. Học trường Tây, làm việc cho Tây và hàng ngày phải chứng kiến những cảnh bất công, vô nhân đạo của chế độ phong kiến thực dân do Pháp cai trị, Hòa thượng đã thể hiện rõ tư tưởng yêu nước, thương dân. Làm việc được 1 năm, Hòa thượng xin nghỉ và tham gia các phong trào Thanh niên Phật giáo lúc bấy giờ.
Năm 1951, Hòa thượng xuất dương du học tại Ấn Độ và Sri Lanka. Trong quá trình học tập tại nước ngoài, Hòa thượng liên tiếp đỗ đạt các văn bằng như cử nhân Pali, Anh văn, thủ khoa cao học về Pali, Abhidhamma và là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ Phật học, văn học Pali tại Ấn Độ. Năm 1957, biết tin Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức Ấn Độ, từ Trường Đại học Bihar, vượt hơn 400 cây số trong đêm, Hòa thượng đến Thủ đô New Delhi để gặp Người. Từ cuộc gặp lịch sử đó đã tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của Hòa thượng đối với Tổ quốc, dân tộc.
Trở về nước sau thời gian tu học ở nước ngoài, Hòa thượng sáng lập và phát triển nhiều cơ sở đào tạo Phật học trong nước, trong đó có Viện Đại học Vạn Hạnh - tiền thân của Học viện Phật giáo Việt Nam ngày nay. Khi đất nước được thống nhất, trước những khó khăn sau chiến tranh và âm mưu của các thế lực thù địch muốn chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết Phật giáo, Hòa thượng cùng với chư tôn Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Thế Long, Hòa thượng Kim Cương Tử, Hòa thượng Thiện Châu, Hòa thượng Từ Hạnh, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Hòa thượng Hiển Pháp thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo, chính thức thành lập nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hòa thượng Thích Minh Châu trong một chuyến công tác tại Triều Tiên
Ở cương vị nào dù là Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Trưởng ban Quốc tế Trung ương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP), Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam, Trụ trì Tổ Đình Tường Vân, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế; Đại biểu Quốc hội các khoá: VII, VIII, IX, X.... nhưng Hòa thượng vẫn dành nhiều thời gian để dịch thuật và biên soạn hàng trăm tác phẩm có giá trị học thuật cao, là tài liệu học tập và nghiên cứu Phật học cho các thế hệ tăng ni, tín đồ Phật giáo.
Với những cống hiến cho đạo pháp và dân tộc, Hòa thượng Thích Minh Châu đã được Nhà nước, UBTƯ MTTQ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cấp chính quyền tặng nhiều Huân, huy chương cao quý như Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Đại Đoàn Kết, Huân chương Hồ Chí Minh...
Cuộc đời của Hòa thượng như một chiếc chiếu trải rộng, không phân biệt hệ phái Nam - Bắc tông, Đại thừa hay Tiểu thừa. Kinh sách, dịch thuật, trước tác của Hòa thượng đều nhằm mục đích duy nhất là trình bày một cách nguyên thủy, trung thực lời Phật dạy, đó là giáo lý giải thoát mà Hòa thượng đã thuyết giảng hơn 70 năm không biết mệt mỏi, như nhạn bay xa không lưu lại dấu tích.
Đúng vào mùa Vu Lan năm nay, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu đã nhẹ nhàng xả báo thân. 95 năm hiện diện ở cõi Ta Bà, hơn 70 năm phục vụ cho đạo pháp và dân tộc, Hòa thượng đã mở trường trong đạo ngoài đời để đào tạo hàng ngàn tăng ni, phật tử hữu danh cho "Hoa đời hoa đạo đua nhau nở”.
Theo Đại đoàn kết
Ngàn vì sao cho trăng – tưởng niệm Hòa thượng Thích Minh Châu
Kính nhớ trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu
“Đêm cuối trời mưa tiễn biệt Con ngồi nhìn khói trầm bay Lời kinh vô ngôn vọng lại Nghe Ôn bước nhẹ qua đời”.
Đại tang lễ của Hòa thượng Trưởng lão Thích Minh Châu đã được hàng vạn người đến viếng, thọ tang, tưởng niệm trong một tuần vừa qua từ miền đất Bắc xa xôi, đến tận cao nguyên cho đến đất Tăng già Miền Trung. Với biết bao cách trở, phận sự bề bộn tại các trú xứ. Không những vì thế mà Chư tôn Thiền đức Tăng Ni, thất chúng đã dành thời gian quay về nương tựa dưới bóng từ bi của Ngài lần cuối. Sau khi phần Lễ Sơ dạ được Tông môn Pháp phái kính cẩn cử hành để dâng trọn tấm lòng thành của thân bằng Lam quyến lên Đức Trưởng lão đệ nhị Pháp chủ tâm linh Phật giáo Việt nam.
Được biết, Hòa thượng Thích Thái Hòa vào Miền Nam đảnh lễ và thọ tang của Cố Trưởng lão sau mùa An cư kiết hạ, để tưởng nhớ thâm ân Thầy tổ trong những thời kỳ Học Tăng Báo Quốc, Già Lam, Vạn Hạnh Phật học viện. Phái đoàn làm phim của hãng phim Sen Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh, giám đốc đạo diễn Nguyễn Điệp Văn, Biên tập MC Lâm Ánh Ngọc đã đến nhà Tưởng niệm xin phép Hòa thượng Thích Thái Hòa chia sẻ về sự liên kết giữa các hệ phái một cách thuần hòa với nhau. Thầy đã một dạ mở lòng ra để tự thân mọi người nhìn thấu rõ các pháp vốn dĩ Duyên khởi, Sinh diệt tùy theo hạnh nguyện mà lập nguyện, lập hạnh. Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu cũng đang để lại cả một công trình Đại tạng Nikaya, Pa-li bằng tiếng Việt và Anh. Hòa Thượng Trưởng lão cũng là Người đóng vai trò chủ chốt đem bản tâm thanh tịnh của Nguyên thủy về tắm nơi dòng sông đại nguyện của Bồ- tát và Ngài cũng chính là Người tâm huyết mang nguồn pháp thực vi diệu đem ra biển lớn.
Vào giờ công phu khuya hôm qua, rạng sáng 24 tháng 07 Nhâm Thìn. Hòa thượng Thái Hòa cũng hành thiền, thanh bái Giác linh Cố Trưởng lão trong ân tình khung trời hội cũ. Từng bước chân đi dạo vòng kim đài của Hòa thượng Thái Hòa cũng đủ để nói lên 30 năm qua tình Thầy trò chưa bao giờ phân cách. 4 giờ sáng vụt bay trong tầm mắt vô ngôn, rồi lộ lên tính uyên nguyên thường thị của Hòa thượng Viện Trưởng hơn 60 năm gắn bó với giáo dục Phật giáo.
Giờ phút linh thiêng Gió lặng chim ngừng Trái đất rung động bảy lần Khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt Bàn tay chuyển Pháp Trong hương đêm tinh khiết Ấn cát tường nở trắng một bông hoa…Giờ phút linh thiêng Đóa bất diệt nở ngay giữa vườn hoa sinh diệt Nụ giác ngộ hé thành muôn thi thiết Ngài về đây học tiếng nói loài người Đêm nao Từ trời Đâu Suất nhìn về Chư thiên thấy địa cầu quê hương tôi sáng hơn vì sao sáng Và tinh tú muôn phương chầu về Cho đến khi vừng đông tỏa rạng…Nhưng đêm nay Từ địa cầu quê hương tôi Loài người mắt lệ rưng rưng Hướng cả về mấy từng trời Đâu Suất…Trong bóng đêm Địa cầu quê hương tôi đã mòn mỏi trông chờ Giờ mầu nhiệm để Vô Biên hé mở(Đêm Cầu Nguyện)
Đêm qua đất trời như muốn ngừng quay, đem ngàn sao về hội tụ với những dãi ngân hà cuộn vào châu thân pháp thể. Ngày mai Ôn đi về bên kia thế kỷ mà lòng Tứ chúng ở lại quặn thắt lòng đau. Một nguồn mưa pháp bất chợt ùa về trong đêm thâu, chẳng muốn ngớt mà càng se sắt vạn người ngồi bên chiếc áo quan của Trưởng lão Thánh Tăng một thời ngát hương sen.
Hòa thượng Thái Hòa hình như đang tiếp thêm nguồn nguyện ước vô biên của Ôn trong tiếng chuông Chùa Vạn Hạnh vang ngân. Nén hương lòng mà vào sáng sớm Hòa thượng Thích Thái Hòa đã thành kính dâng lên Trưởng lão Tăng già Việt Nam, sau phút “Thoát hồng trần” đến tuyệt bặt gần gũi của ba vị nhân sĩ học trò thầm lặng dưới bóng tùng trăm năm.
Bút tích, Thích Pháp Bảo
Hòa thượng Thích Thái Hòa thành kính đảnh lễ Giác linh Ngài
Hòa thượng Thích Chơn Trí, Hòa thượng Thích Thái Hòa và T. Thích Pháp Bảo trước Bảo điện Vạn Hạnh
Ban GĐ Trung Tâm Phật Giáo Sen Việt
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)