Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

9 món ăn vặt ngon khó cưỡng của Sài Gòn


Sủi cảo, phá lấu, ốc… là những món ăn vặt không chỉ mê hoặc người Sài Gòn mà còn cả những vị khách phương xa.


Ốc


Ốc luôn là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn từ sinh viên, học sinh, dân văn phòng đến dân nhậu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hay mùa nào trong năm. Liên tục thưởng thức nên nhu cầu tìm các loại ốc mới, cách chế biến mới của "tín đồ ốc" Sài Gòn cũng tăng. Cũng từ đó, tại vùng đất này, bạn có thể thưởng thức hơn 100 loại sò ốc khác nhau với hàng ngàn cách chế biến khác nhau. Điều mà bạn không thể kiếm được ở bất kỳ vùng, miền nào trong nước.

Phá lấu


Phá lấu có nguyên liệu chính là nội tạng của heo hay nội tạng bò, được nấu kèm với các gia vị có tính khử mùi mạnh như ngũ vị hương, quế. Đây là món ăn khá phổ biến và độ tuổi tiêu thụ nhiều nhất là giới trẻ. Bạn có thể ăn phá lấu với bánh mì, mì gói, hủ tíu hoặc độc hơn là phá lấu nướng hoặc chiên.

Kem/chè
Tinh hoa chè Việt.
Thế giới kem đầy màu sắc.


Nói Sài Gòn là thiên đường của kem và vương quốc chè không sai, bởi không nơi đâu, bạn có thể bước ra "thế giới kem" như vùng đất này với hàng loạt cửa hàng, thương hiệu kem đến từ Pháp, Mỹ, Newzeland, Nhật… Mỗi loại kem lại có vị, độ ngọt, mềm khác nhau. Song song thế giới kem, vương quốc chè tại đây cũng đa dạng với chè Mỹ, chè Thái, chè Nhật, chè Campuchia.

Bên cạnh các thương hiệu ngoại, các nhãn hiệu kem Việt như kem Bạch Đằng, kem Bố Già, kem Thiên Lý cũng đáng để bạn thử qua một lần.

Lẩu dê, nhũ (nầm) dê nướng
Lẩu dê và nhũ dê nướng luôn đi thành cặp.


Đây là hai trong số những món ăn phổ biến của người Sài Gòn cho những lần tụ tập cùng bạn bè hay đổi bữa cho gia đình. Điểm cộng là các quán dê đều có không gian khá rộng, món ăn phong phú, giá cả bình dân. Đặc biệt, trong những ngày mưa gần đây, một nồi lẩu dê thuốc bắc hay dê chao với cái nóng hổi, vị thơm của nước dùng và những miếng thịt dê ngon lành là gợi ý không tồi.

Cơm tấm


Là một trong những món ăn đóng mác "chỉ có ở Sài Gòn", cơm tấm với những hạt cơm gãy (do được nấu từ tấm), miếng sườn nướng cháy cạnh, chả bì và nước mắm pha lạt luôn có sức hút kỳ lạ với thực khách Sài Gòn mà cả những du khách ghé qua.

Bột chiên


Bột chiên có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày nhưng "chén" vào buổi tối là hợp nhất. Một đĩa bột chiên ngon phải hội tụ đủ các điều kiện như miếng bột ngoài giòn tan nhưng bên trong thơm mềm, vị béo của trứng, thanh thanh của đu đủ bào mỏng ngâm dấm, mặn nhẹ của nước tương và gia vị.

Sủi cảo


Là một món ăn đặc trưng của Hoa, mì há cảo thu hút ẩm khách với miếng sủi cảo vỏ mềm mịn, vị tôm thịt hòa quyện thơm ngon, nước lèo trong veo, ngọt thanh vị xương ống. Bạn có thể lựa chọn một tô sủi cảo thập cẩm với da heo, mực, bong bóng cá hay há cảo để no bụng. Bên cạnh há cảo nước, món há cảo chiên giòn rụm, béo ngậy cũng là một lựa chọn đầy thú vị.

Xiên nướng


Không phải ngồi trong những quán nhậu xô bồ, không bị bức bí trong trong không gian máy lạnh, bạn được lựa chọn bất kỳ chiếc bàn thấp nào trong không gian rộng rãi vỉa hè, vừa nhâm nhi những xiên thịt do mình tự nướng, vừa trò chuyện cùng bạn bè với chi phí cực thấp. Đây là những điểm cộng khiến lẩu nướng – xiên que thật sự chiếm được cảm tình của giới trẻ Sài Gòn.

Bánh tráng trộn


Ngay từ khi xuất hiện, món ăn vặt tổng hòa vị chua, cay, mặn này nhanh chóng xâm chiếm đường lớn, hẻm nhỏ của Sài Gòn và trở thành một trào lưu ẩm thực có sức lan tỏa từ trường học đến công sở. Sau hơn 10 năm "thống trị", độ hot của món ăn không những không giảm mà ngày càng tăng.

Một bịch bánh tráng "chuẩn" gồm bánh tráng trộn, dầu sa tế, mỡ hành, hành phi, ruốc, đậu phộng, trứng cút, khô bò, xoài, muối tôm, tấc và rau răm, có giá thành từ 10.000 – 15.000 đồng.

Hiện nay, ngoài bánh tráng trộn đã xuất hiện thêm hai người "họ hàng" cũng hấp dẫn không kém là bánh tráng cuốn và bánh tráng nướng.

Theo Infonet

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

ÐẤU TRANH VÀ HÒA HỢP


Thế Tôn chỉ cho chúng ta rõ các dục là nguồn gốc của đấu tranh, kháng tranh, xung đột và chiến tranh.
"Một nguyên nhân nữa của đấu tranh và xung đột là sự so sánh giữa mình và người, xem các người khác là bằng mình, hay hơn mình hay thua mình".
Một phương pháp làm lắng dịu các tranh luận là sự ý thức, chính tại đây, "trong tranh luận này, chúng ta đều tàn hại".
Có một trường hợp này thật là bẽ bàng, như đức Phật đã nêu rõ, là một người đến phỉ báng người không có phỉ báng, nhiếc mắng người không có nhiếc mắng, gây sự với người không có gây sự. Tất cả sự phỉ báng, nhiếc mắng ấy tự nhiên trở lui lại cho người đã nhiếc mắng. Cũng như đồ ăn được đưa mời mà người được mời không chấp nhận, thời món ăn sẽ trở lại với người chủ của nó.
Thái độ đức Phật đối với tranh luận rất rõ ràng. Ngài không có tranh luận với ai ở đời. Ngài thuyết pháp chỉ với mục đích nêu lên con đường chấm dứt khổ đau. Ngài không bao giờ tự cho chỉ có Pháp của Ngài là sự thật, ngoài ra đều là hư vọng. Ngài giải thích Pháp của Ngài rõ ràng cho mọi người đến để xem để thấy và để tự mình phê phán.
Phương pháp hay nhất để tránh xa các tranh luận và xung đột, đức Phật khuyên chúng ta, là đừng có khởi lên các hý luận, vọng tưởng, các tà kiến. Và trong trường hợp chúng có khởi lên, thời thái độ tốt nhất là chớ hoan hỷ, đón mừng và chấp thủ chúng. Thái độ này sẽ chấm dứt đấu tranh, xung đột, chiến tranh và các pháp bất thiện.
Chiến tranh nào cũng đem đến đau khổ vô lượng vô biên. Chiến thắng sanh thù oán, bại trận nếm khổ đau. Cho nên phương pháp hay nhất là đừng dùng chiến tranh để giải quyết các xung đột, nhưng phải tìm mọi phương tiện hòa bình để chấm dứt các bất đồng ý kiến và các xung đột.
Do vậy các bậc Thánh đã từ bỏ gia đình, sẽ không tạo nên các trói buộc mới. Các vị này chấm dứt mọi tranh luận, bất cứ với một ai.
"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lỵ tranh đoạt với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ; mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ; cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha; anh em tranh đoạt với anh em; anh tranh đoạt với chị; chị tranh đoạt với anh; bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi chúng dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt, chúng tấn công nhau bằng tay, chúng tấn công nhau bằng gạch đá, chúng tấn công nhau bằng gậy gộc, chúng tấn công nhau bằng đao kiếm. Ở đây, chúng đi đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử vong". (Trung Bộ I. 87)
"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, chúng cầm mâu và thuẫn, chúng đeo cung và tên, chúng dàn trận hai mặt và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Chúng bắn, đâm nhau bằng tên, chúng quăng, đâm nhau bằng đao, chúng chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây, chúng đi đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử vong". (Trung Bộ I. 87A)
"Bằng, thắng hay thua Ta,
Nghĩ vậy đấu tranh khởi,
Cả ba không dao động,
Bằng, thắng không khởi lên". (Tương Ưng I. 15)

"Người khác không hiểu biết,
Chúng ta đây (Trong tranh luận này) suy vong.
Ai hiểu biết chỗ ấy,
Tranh luận được lắng êm". (Pháp Cú. 6)
Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói những lời không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn. Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja: 
-"Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Các thân hữu bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm Ông không?" 
- "Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng các thân hữu bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm tôi" 
- "Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ông có sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm và các loại đồ nếm không?" 
- "Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng tôi sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm và các loại đồ nếm". 
- "Nhưng này Bà-la-môn, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về ai?" 
- "Thưa Tôn giả Gotama, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về lại chúng tôi".
- "Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu Ông phỉ báng chúng tôi là người không phỉ báng, nhiếc mắng chúng tôi là người không nhiếc mắng, xỉ vả chúng tôi là người không xỉ vả, chúng tôi không thâu nhận sự việc ấy từ Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông. Này Bà-la-môn, sự việc ấy chỉ về lại Ông. Này Bà-la-môn, ai phỉ báng lại khi bị phỉ báng, nhiếc mắng lại khi bị nhiếc mắng, xỉ vả lại khi bị xỉ vả, thời như vậy, này Bà-la-môn, người ấy được xem là đã hưởng thọ, đã san sẻ với Ông. Còn chúng tôi không cùng hưởng thọ sự việc ấy với Ông, không cùng san sẻ việc ấy với Ông, thời này Bà-la-môn, tất cả sự việc ấy về lại với Ông và tất cả sự việc ấy chỉ về lại Ông mà thôi". (Tương Ưng I. 199)
"Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận với ai ở đời". (Trung Bộ I. 109A)
"Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở đây không có gì đáng hoan hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu ái tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở nơi đây, những ác bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn". (Trung Bộ I. 110)

"Thắng trận sanh thù oán,
Bại trận nếm khổ đau,
Ai bỏ thắng, bỏ bại,
Tịch tịnh hưởng an lạc". (Tương Ưng I. 102)

"Bậc Thánh bỏ gia đình,
Du hành không trú xứ;
Ðối với dân trong làng,
Không tác thành hệ lụy.
Tuyệt không các dục vọng,
Không ước vọng hão huyền,
Chấm dứt mọi tranh luận,
Bất cứ với một ai". (Tương Ưng III. 14)

Trích: "Những lời đức Phật dạy về Hòa bình và giá trị con người"
của HT Thích Minh Châu 

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Người làm báo, giới thứ hai & giới thứ tư

GN - Giới thứ hai trong năm giới căn bản của người Phật tử được Đức Phật chế định là không tham lam, trộm cướp, không lấy những vật hoặc sản phẩm không phải của mình, không do mình làm ra, không được cho, tặng. 
Còn giới thứ tư, Ngài đề cập đến việc không nói dối cũng như không truyền tải thông tin sai sự thật hoặc mình không biết chắc…
1. Người làm báo là người truyền tin, bằng nghiệp vụ thao tác chuyên môn, thu thập thông tin, sắp xếp và truyền đi qua các ấn phẩm như báo giấy, hình ảnh, âm thanh... Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, trước ngồn ngộn thông tin được cập nhật nhanh nhạy trên internet, với sự cạnh tranh tin tức ngày một gay gắt, các báo đa dạng hóa công tác nghiệp vụ, trở thành truyền thông đa phương tiện để đáp ứng nhu cầu tổng hợp đọc, nghe, nhìn… trên một sản phẩm báo chí thì bên cạnh đó cũng có những trang web tổng hợp tin tức hoặc các công ty truyền thông “ngồi mát ăn bát vàng”.
tacnghiep.jpg
Người làm báo cần giữ tâm mình trong sáng để mỗi thông tin
truyền đi đều mang giá trị cho người đọc, chung tay làm đẹp cuộc sống - Ảnh minh họa
Mới đây, tờ Năng Lượng Mới đã có bài viết nói về sự “ăn cắp” của trang mạng như 24h và thẳng thừng cho rằng, trong khi các tờ báo chính thống đầu tư đội ngũ làm báo, viết tin, bài, cập nhật nhanh trong khả năng có thể thì trang 24h chỉ cần đầu tư kỹ thuật và sau đó cắt - dán tin bài báo khác hoặc “xào nấu”, tạo ra sản phẩm của mình mà không phải cần đội ngũ xông vào sự kiện, nghe ngóng thông tin - tác nghiệp báo chí. Từ đó, “ngồi không hưởng lợi” từ quảng cáo là một điều “bất công”, tất nhiên là phi pháp, cả đối với Luật Báo chí lẫn trong các nguyên tắc đạo đức mà nhà Phật chế định. Đó là giới thứ hai.
Hành động lấy cắp từ thô (như là việc thò tay bốc trái cam, trái ổi của người ta khi chưa được phép) đến ăn trộm tiền, cướp giật các vật dụng… và đôi khi vi tế như việc lấy cắp tin, bài của người khác bằng cách “đem” về “nhà” mình (từ trang web của người khác đem qua web mình) mà không được phép - nếu có quy định cấm hoặc được phép lấy lại “quên” để nguồn.
Ngày nay, có nhiều trang web thông tin hoặc báo mạng lấy cắp theo kiểu tuyển một đội ngũ chuyên đi nhặt nhạnh tin, bài từ các báo và “làm mới” lại rồi cho đăng tải trên trang nhà mình và ký tên hay mặc nhiên xem đó là nguồn của mình tạo ra, như thể mình cũng có đội ngũ phóng viên, cộng tác viên có mặt ở những sự kiện đó. Đặc biệt là hiện tượng “xào nấu” thông tin nghệ sĩ, giới tính, sức khỏe kết hợp “công nghệ giật tít” để biến những sản phẩm “có sẵn của người khác” thành những bài vở mới tinh, cập nhật hàng ngày chỉ nhằm câu độc giả truy cập.
Không phải một mà nhiều tờ báo chính thống, theo đường hướng rõ ràng cũng như tôn trọng lao động nghề nghiệp, đạo đức nghề báo… đã lên tiếng không phải một lần mà những nhiều lần về hoạt động báo chí, theo kiểu lấy cắp của một số trang báo mạng trong thời gian qua. Thậm chí còn kiện cáo (như vụ tờ baomoi.com), tuy nhiên, tình hình có vẻ “chai ỳ” bởi sự ăn bám thông tin đã lâu ngày, luật định lại chưa đủ sức răn đe hoặc chế tài chưa đủ mạnh để “bứng” tận gốc rễ của hiện trạng xấu này.
2. Trước thực trạng đó, việc kêu gọi hay xốc dậy “chữ tâm” của người làm báo được thực thi như một biện pháp kinh điển. Và, tất nhiên, luật pháp thế gian có thể có kẽ hở, có lúc không theo kịp những diễn biến của thực tế cuộc sống, nhưng định luật nhân-quả thì bất di, bất dịch và có chiều kích quá-hiện-vị lai chứ không phải chỉ một đời hay sẽ “quá hạn” trong thời gian nào đó, nếu không phát hiện hoặc quá thời gian cho phép để xử lý, có biện pháp chế tài.
Chính định luật này cùng những nguyên tắc đạo đức trên tiêu chuẩn nhà Phật sẽ là một trong những giải pháp cho mọi hướng nhìn và những lời kêu gọi mà tính khả thi có thể sẽ cao hơn là những khẩu hiệu khô khan khác.
Do vậy, nếu người viết báo, làm báo mà có học về giáo lý đạo Phật hoặc có tư tưởng Phật giáo hay là Phật tử thì sẽ ít nhiều hiểu rõ việc làm - nghề nghiệp của mình liên đới tới hai giới cơ bản thuộc về tham lam, trộm cắp và nói dối để biết giữ cái tâm sáng.
Dân gian có câu “một lần bất tín thì vạn lần bất tin” - đúc kết về sự nguy hiểm của việc nói dối, truyền tin sai sự thật… cũng là kết quả tất yếu mang tính nhân-quả của nhà Phật. Nên, nếu một tờ báo dựa trên những thông tin không đáng tin cậy hay bóp méo sự thật thì sự “bất tín”, hay niềm tin bị giảm của độc giả là có thật. Có thể có một số người thích những tin tức, bình luận mang tính “lá cải”, bóp méo do tính tò mò hoặc giải trí nhưng đa số vẫn là lựa chọn về tính chính thống, đáng tin cậy để đọc. Đó cũng chính là niềm tin cho những người làm nghề chân chính, nghiêm túc trong tác nghiệp.
Và, phải chăng đó cũng là “món quà” mà độc giả tặng cho những người làm báo không chỉ trong mỗi dịp 21-6 - Ngày Báo chí VN mà còn trong mỗi ngày với những tháng-năm làm báo của mình. Người làm báo nếu gìn giữ được giới thứ hai (không ăn cắp tin) và giới thứ tư (thông tin đúng sự thật, không bóp méo sự thật) thì sẽ yên lòng với những sản phẩm của mình đưa ra - bảo đảm mang lại giá trị tìm hiểu, nắm bắt tin của bạn đọc. Và quan trọng hơn là yên lòng với nhân mình gieo tạo là thiện nghiệp, giữ gìn được đạo đức (theo nguyên tắc đạo đức Phật dạy).
*
Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin và nhu yếu truyền tin nên các trang web Phật giáo ra đời khá nhiều, ít nhiều tạo ra hiệu ứng thông tin góp phần làm cho hoạt động Phật sự đến với quần chúng Phật tử. Tuy nhiên, có một số web có nguồn gốc Phật giáo vì vô tình hay cố ý đã “mượn” tin, bài của những tờ báo, trang web có nguồn tin, sản xuất bài vở lại “quên” để nguồn, vi phạm quyền tác giả, sở hữu tác phẩm mặc dù dưới mỗi website đều có lưu ý “Ghi rõ nguồn gốc nếu bạn phát hành lại thông tin từ website này”.

Thiết nghĩ, ngày 21-6, ngày của những người làm báo, truyền thông cũng là ngày nhắc nhớ về nguyên tắc làm nghề, nguyên tắc sống thật, có những ứng xử phù hợp trong tinh thần biết tôn trọng những sản phẩm liên quan tới trí tuệ và lao động chân chính của người khác, tổ chức khác. Đó là cách thể hiện sự tôn trọng chính mình.

Lưu Đình Long

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Cách giáo dục đệ tử của đức Phật


Trong một đoạn kinh thuộc Tăng chi bộ kinh, Đức Phật đến gặp một người giỏi về huấn luyện ngựa, Ngài hỏi phương pháp huấn luyện ngựa thì được Kāsi đáp rằng: 
- Có những con dùng phương pháp mềm dẻo, có những con dùng phương pháp cứng rắn và cũng có những con phải dùng cả hai phương pháp mền mỏng và cứng rắn.
- Sử dụng phương pháp nào nếu một con ngựa không thể áp dụng cả ba phương pháp trên” đức Phật hỏi. 
- Giết bỏ - Kāsi đáp.
Phương pháp giáo dục của đức Phật cũng tương tự như thế. Ngài sử dụng biện pháp mềm mỏng đối với hạng người khi dạy về các việc thiện của thân, khẩu, ý và các quả báo hạnh phúc thì họ liền tu tập. Ngài sử dụng biện pháp cứng rắn đối với hạng người khi dạy về hành động bất thiện của thân, khẩu, ý cần nên tránh vì nó gây ra quả báo tương ứng ở ba đường ác. Và một phương pháp phối hợp cả mềm mỏng và cứng rắn như trong minh họa của Kāsi. Còn loại bất trị, không thể áp dụng các phương pháp trên thì đức Phật dạy nên tránh xa. (A.II.113)
Áp dụng kỷ luật, được xem như một phần của sự giáo dục, là một nền tảng thiết yếu mà Phật giáo đề cập trong việc giáo dục đào tạo con người, đặc biệt đối với giới trẻ. Nếu kỷ luật không được thiết lập, thì họ, những thanh niên khi trưởng thành sẽ có những tính cách lệch lạc và đôi khi chống lại xã hội. Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của một con người. 
Kinh điển có đề cập đến những mẩu chuyện có liên quan đến vấn đề này như sau. Một con voi của nhà vua trở nên hung hãn vì sau khi nghe cuộc đối thoại lặp đi lặp lại nhiều lần của những kẻ cướp đang tụ tập gần chuồng voi (Ja.26). Một con ngựa yêu quý của nhà vua tỏ ra ủ rũ vì ảnh hưởng bởi người chăm sóc nó(Ja.189). Trường hợp hai con két được nuôi ở hai môi trường khác nhau. Một con được một nhà ẩn sĩ tu hành nuôi, còn con kia được một băng nhóm tội phạm nuôi. Con đầu tiên lớn lên nói những câu vui vẻ, dễ thương. Con thứ hai toàn phun ra những câu khó nghe, tục tĩu giống như lối hành xử của những kẻ cướp.
Phương pháp giáo dục mà đức Phật đưa ra mang tính bậc cấp. Đó là một quá trình đào tạo từng bước. Đầu tiên, người học phải bắt đầu ở cấp bậc cơ bản nhất. “Khi chúng ta dạy một học sinh, đầu tiên phải tập đếm một, đếm hai, đếm ba rồi sau đó mới tới đếm số trăm”. Phương pháp này giống như chúng ta mô tả về biển vậy: “Như độ sâu của biển cả, tuần tự thuận xuôi, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Việc giáo dục cũng như thế, đào tạo phải từng bước, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình”(Udana.V.3).
Trong ví dụ khác, đức Phật ví mình như là người nài voi, người huấn luyện voi, thuần hóa voi. Sau đó, bằng nhiều bài tập khác nhau, từ từ nâng cao độ khó lên để voi rừng học được cách thích nghi với môi trường mới, cuộc sống mới.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Tình mẹ

Câu chuyện về sự chăm sóc, tận tâm của người mẹ hằng ngày luôn khiến người con gái khó chịu. Nhưng rồi một lần, cô con gái cũng nhận ra rằng, người mẹ của mình thật đẹp và cô hãnh diện, hạnh phúc khi có mẹ chăm lo và nuôi nấng cô lớn lên từng ngày.

Kỳ ảo Hòn Đá Vàng trên đỉnh núi Kyaiktiyo

Myanmar là vùng đất thiêng của Phật giáo với những ngôi chùa Vàng, các vị sư áo đỏ và những tu viện cổ kính.
Bên cạnh đó, rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của quốc gia này cũng là điểm nhấn níu chân khách đường xa. Và một trong những điểm đến ấn tượng nhất của đất nước này đó là Chùa Kyaiktiyo - nơi có Hòn Đá Vàng khổng lồ nằm chênh vênh trên mỏm núi.

Nằm cách Yangon hơn 200km, cùng với ngôi chùa nhỏ bé Kyaiktyo, Hòn Đá Vàng đã tạo nên một quần thể di tích vô cùng độc đáo. Thánh tích này được xây dựng vào năm 574 và được xem như một trong những kỳ quan của vùng Đông Nam Á.
Theo truyền thuyết trong lần đức Phật đến đây truyền đạo, ông đưa cho tu sĩ Taik Tha một sợi tóc. Tu sĩ giấu sợi tóc trong tóc của mình, sau đó trao cho nhà vua với mơ ước rằng “sợi tóc sẽ được cất trong một hòn đá có hình dáng giống như cái đầu của vị tu sĩ”. Nhà vua không thể tìm đâu ra một hòn đá như thế, phải nhờ cha mẹ (thần Zawgyi và nữ thần Naga) tìm giúp. Hai vị thần này đã tìm ra hòn đá dưới lòng đại dương. Hòn đá được đưa lên và đặt ở đồi Kyaikhtiyo. Sợi tóc của đức Phật được cất vào hòn đá và ngôi chùa nhỏ đã được xây dựng lên mang tên Kyaikhtiyo. Theo tiếng của người Mon, Kyaik có nghĩa là chùa và Htiyo là “mang cái đầu của vị tu sĩ”. Kyaikhtiyo có nghĩa là “ngôi chùa được đặt trên cái đầu vị tu sĩ”.
Chùa Đá Vàng Kyaiktiyo là một trong 3 điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Myanmar (xếp sau chùa Shwedagon, chùa Mahamuni). Chùa này chỉ cao 5.5m, nằm bên cạnh là tảng đá lớn được phủ bởi các lá vàng do những người hành hương dán lên khi đến chiêm bái. Chùa Kyaiktyo được tương truyền là một trong ba ngôi chùa cất giữ báu vật của Phật
Nằm chênh vênh trên bờ mép đỉnh núi Kyaiktiyo, Burma, Hòn Đá Vàng dường như đang thách thức với thiên nhiên. Nhìn từ xa tảng đá có chỗ đứng không vững chắc này như có vẻ sắp lăn xuống núi nhưng lại rất vững chắc và khó bị xê dịch.
Kỳ ảo nhất là khi hoàng hôn khuất bóng và lúc bình minh ló dạng, mặt trời chiếu những tia nắng sáng lên hòn đá và những người hành hương bắt đầu cầu nguyện nhìn khung cảnh thật lung linh huyền ảo. Đêm đến, tảng đá thiêng sáng rực lên trong ánh đèn vàng, lung linh trong làn khói hương và trầm bổng trong những lời nguyện cầu.
Theo tục lệ, chỉ có những người đàn ông có thể lại gần khu vực Hòn Đá Vàng để có thể dán những miếng vàng dát mỏng lên, áp đầu vào hòn đá và cầu nguyện. Còn phụ nữ thì không được đi vào khu vực Hòn Đá Vàng, họ chỉ có thể lặng lẽ thành kính dâng lễ vật cúng lên các bàn thờ rồi quỳ trên nền đất, cầu nguyện hàng giờ trong khói hương mờ ảo. Hòn Đá Vàng được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật thăng bằng hoàn hảo, kỳ thú của tự nhiên. Bởi vị trí đặc biệt của hòn đá, dân địa phương gọi là hòn đá thiêng. Họ thờ cúng lễ bái rất thành tâm, đa số người Burna rất nghèo khó nhưng họ dành dụm chắt chiu để cùng nhau thếp vàng lên toàn bộ hòn đá.
Không chỉ nổi tiếng về độ thần kì linh thiêng, Hòn Đá Vàng còn được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật thăng bằng hoàn hảo, kì thú của tự nhiên. Người Myanmar giải thích sự bền vững này là nhờ thần Tawadeintha đã dùng con thuyền thần trục vớt hòn đá và chở nó lên đỉnh đồi. Chiếc thuyền và dây thừng được biến thành đá và nằm cách Hòn Đá Vàng khoảng 300m để giữ hòn đá không rơi.

Nhiều Phật tử tin rằng được đến nơi, quỳ lạy và ôm hôn hòn đá sẽ giúp họ trở nên giàu có, thịnh vượng.
Hòn Đá Vàng và ngôi chùa Kyaiktiyo đã trở thành một địa điểm du lịch , hành hương vô cùng hấp dẫn của những ai ghé thăm Myanmar. Chính bàn tay sáng tạo của con người kết hợp với tuyệt tác thiên nhiên đã tạo nên điều kỳ diệu. Với du khách quốc tế, việc chiêm ngưỡng một hòn đá và ngôi chùa được phủ bằng vàng lá nằm cheo leo trên đỉnh núi là điều thú vị có một không hai.

Theo: thethaovietnam.vn

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Bí kíp du lịch bụi Myanmar


Một cuộc sống chưa bị tác động nhiều bởi nhịp sống hiện đại, một hành trình đầy chất phiêu lưu, khám phá, hồ Inle nhiều huyền thoại là những lý do đưa bạn đến Myanmar vào mùa hè.
Chuẩn bị
Visa
Myanmar quy định tất cả các du khách nước ngoài, kể cả các du khách đến từ Đông Nam Á trước khi đến đều phải có visa (thị thực) được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Myanmar cấp và có giá trị cho thời điểm nhập và xuất cảnh.
Bạn có thể lấy visa tại Việt Nam tại Đại sứ quán Myanmar tại Hà Nội và Lãnh sự quán Myanmar tại TP. HCM.
Lưu ý: Bạn nên đến xin visa chậm nhất 10 ngày trước ngày khởi hành để tránh rơi vào ngày lễ của Myanmar hay người kí giấy không có mặt tại Việt Nam.
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Để xin visa cần: Hộ chiếu có giá trị trên 6 tháng tính đến ngày rời Myanmar, 2 ảnh 4x6, lệ phí visa du lịch.
- Đổi tiền trước khi đi. Nếu đến Myanmar mới đổi thì không nên đổi ở sân bay (tỷ giá khá thấp); không nên đổi ở những người đổi tiền lưu động (dễ bị mất). Nên mang USD còn nguyên vẹn hoặc mới.
- Nên mua Southest Asia in a Shoes string và Myanmar Lonely Planet để lên hành trình khám phá chi tiết.
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep

Chùa Kaba Aye.
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep

Chùa Kuthodaw Paya.
Di chuyển
Việt Nam – Myanmar
Từ Việt Nam – Myanmar có hai đường chính, một là đường hàng không từ TP. HCM/ Hà Nội - Yangon/Mandalay. Hai là đường bộ từ Thái Lan (Từ Việt Nam – Thái Lan bằng máy bay). Giá vé máy bay dao động từ 3-5 triệu đồng tùy hãng. Nếu may mắn "săn" được vé giá rẻ thì chi phí càng thấp.
Những điều bạn nên làm tại sân bay khi đến
Không mang quá 2.000 USD và phải khai báo. Lượng ngoại tệ khi bạn rời khỏi Myanmar không được vượt quá lượng ngoại tệ đã mang vào.
Khai báo rõ ràng nếu bạn mang nữ trang, đồ điện tử, máy quay phim.
Bạn chỉ được phép mang 200 điếu thuốc lá, một chai rượu (1 lít) và một lọ nước hoa (0,5 lít) vào Myanmar.
Đóng 10USD tiền thuế sân bay.
Bạn không được phép mang đồng Kyat ra khỏi đất nước.
Tất cả các sản phẩm bạn mua sắm tại Myanmar sẽ bị tịch thu tại sân bay nếu không có phiếu thu.
Di chuyển tại Myanmar
Phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố lớn của Myanmar là taxi dành cho du khách và xe bus dành cho người dân địa phương. Bên cạnh đó còn có xe thồ, xe thùng, tàu...
Lưu ý khi ở Myanmar
- Bỏ giầy, dép và tất (vớ) khi đến các khu đền chùa và khu vực không cho phép đi giầy dép vào.
- Khi đưa tiền, quà tặng hoặc bất cứ thứ gì cho người khác, quý khách nên đưa bằng tay phải hoặc bằng cả hai tay để tỏ thái độ lịch sự.
- Nên mặc quần dài quá gối và áo có tay, không hở ngực, hở bụng, hở lưng khi đi thăm các đền chùa của Myanmar.
- Tránh quay phim và chụp hình tại một số nơi nhạy cảm. Nếu bị yêu cần xóa, hãy xóa để tránh rắc rối.
- Xuất trình hộ chiếu khi mua sim card GMS. Các loại sim này có giá 25-30 USD/chiếc tại khách sạn hoặc tại các trung tâm thương mại nhưng phải. Nếu muốn gọi ra nước ngoài phải hỏi giá khách sạn.
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Chùa Shwegugyi.
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep

Chùa Burma.
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep

Chùa Ananda.
Thời gian đến Myanmar
Thời gian tham quan đẹp nhất là từ tháng 11- tháng 2 do không khí mát mẻ, dễ chịu, ít mưa.
Thời gian ít nhất cho hành trình là 4 ngày. Nhưng để tạm khám phá hết các đặc trưng nổi bật của quốc gia này, bạn cần ít nhất 10 - 14 ngày.
Đặc sản Myanmar
Các món ăn của Myanmar khá ngon và vừa miệng. Một số món bạn không nên bỏ qua khi đến đây là súp mì mohinga, salad, cari, các loại bánh, măng hồng. Món dễ ăn và rẻ nhất là xiên nướng bán đầy các thành phố lớn, thị trấn nhỏ.
Lưu trú
Yangoon: Golden Smile Inn, Okinawa Guest House, Tokyo Guest House, YMCA Yangon.
Inle lake: Các khách sạn,, resort trên hồ có giá khá cao, khách đi bụi thường trở lại thị trấn Nyaungshwe gần hồ với giá phòng chỉ từ 5-8 USD như Joy Hotel Guesthouse.
Bago: Không nên ngủ lại ở resort, khách sạn tại đây mà nên trở lại Kim Pun, nghỉ trong các nhà trọ với giá 5 – 8 USD và đón chuyến bus sớm về lại Bago hôm sau.
Bagan: May Kha Lar GH (khu downtown) giá 14 USD/ đêm.
Mandalay: Royal GH giá 18 UDS/đêm.
Lưu ý khi đến khách sạn không cho tài xế taxi vào cùng vì sẽ bị làm giá. Tốt nhất nói là có bạn từng ở đây và giới thiệu.
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Địa điểm tham quan
Chúng ta sẽ tạm chia hành trình tham quan Myanmar thành 5 cụm lớn là Yangoon, Bagan, Mandalay.
1. Yangoon: 2 - 3 ngày
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Chùa Sule
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep

Chùa Shwedagon
Tại Yangoon có rất nhiều ngôi chùa như chùa Sule nơi bạn có thể ngắm toàn cảnh thành phố và chụp hình lưu niệm; chùa Kaba Aye, còn gọi là thế giới hòa binh, chùa phật Buddha Tooth Relic… song nổi tiếng nhất là Shwedagon – chùa Vàng, ngôi chùa với 2.500 tuổi là nơi đáng để đến thăm nhất.
Chùa Shwedagon nằm trên ngọn đồi nhỏ, được dát vàng khắp bảo tháp. Trong chùa có hàng trăm tượng Phật và gian thờ để chiêm bái. Một trong những góc thú vị là nơi “quạt mát cho Phật”, khi lòng người có điều gì phiền não, nóng giận chỉ cần kéo dây làm cho chiếc quạt trên đầu tượng Phật phe phẩy, xua hết mọi sân si trong đời.
Thời điểm thích hợp nhất đến Shwedagon là buổi chiều, khi hoàng hôn xuống dần và bảo tháp vẫn không đổi màu, ánh lên sắc vàng rực rỡ. Bảo tàng trưng bày ngay trong khuôn viên chùa, nơi bạn có thể nhìn cận cảnh lá cờ đuôi nheo đính rất nhiều kim cương, hồng ngọc, nhẫn vàng… cũng là nơi không thể bỏ qua.
Lưu ý:
- Khi tham quan, sẽ có một số người hay nhà sư đến bắt chuyện với bạn rồi đòi tiền tip, bạn cần nghiêm khắc để họ không vòi vĩnh.
- Bạn có thể di chuyển xung quanh thành phố với các loại bus (giá vé 200 kyat) hay thùng xe tải (giá vé 200 kyat). Bạn có thể đi bất cứ nơi đâu trên bản đồ miễn là hỏi kỹ những lơ và lái xe trước khi lên (họ đều có thể nói tiếng Anh cơ bản).
2. Bagan – 3 ngày
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Các chợ địa phương yên bình....
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
...Và những món xiên que của Myanmar luôn có sức hấp dẫn với du khách.
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
Từ Yangoon bạn có thể đi bus đến Bagan (khởi hành 15 giờ), giá 20 – 25 USD (công ty Ye Ther Aung).
Ở Bangan có khoảng 4.000 ngôi chùa. Nổi tiếng là các chùa Shwezigon (được xây dựng vào TK 11) ở Nyang U, Ananda (được xây dựng vào TK11) và Thatbyinnyu (được xây dựng vào TK 12), Shwegugyi (được xây dựng vào TK 11) và Shwesandaw (được xây dựng vào TK 11) – nơi ngắm hoàng hôn rất đẹp ở Old Baga.
Các hoạt động khác bạn không nên bỏ qua tại Bagan gồm: ghé thăm các xưởng sơn mài; đi chợ địa phương; ăn tối ở nhà hàng Nanda (7-10 USD) để xem múa rối dây; đến đỉnh Popa, một ngọn núi lửa cổ cách trung tâm Bagan 40km – nơi ra đời của những vị Nat phù hộ cho người dân Myanmar.
Hành trình chinh phục Bangan thú vị nhất là thuê xe đạp (1.500 – 2.000 kyat/ngày) để đi khắp các địa điểm từ khu Old Bagan, New Bagan đến Nyang U. Ngoài ra, khi đi xe đạp bạn có thể ghé bất cứ ngôi chùa nào mình thích.
3. Mandalay – 3 ngày
Từ Bagan – Mandalay bằng tàu dọc theo dòng sông Ayeyarwadi (Irrawaddy). Lưu ý tìm hiểu thông tin ở khách sạn, nhà trọ.
Các điểm tham quan bạn không nên bỏ qua ở đây gồm: tu viện Shwenandaw với những điêu khắc cực kỳ tinh xảo; Kuthodaw Paya ngôi chùa có bộ kinh Phật lớn nhất thế giới với 729 “trang sách” được tạc trên đá cẩm thạch cực kỳ ấn tượng; đồi Mandalay với hành trình bách bộ lên đỉnh núi ngắm hoàng hôn bên dòng Ayeyarwady; chùa Mahamuni với tượng Phật mặc áo bào và đội nón ấn tượng với lớp lá vàng trên thân tượng dày 6 inch; cầu U-bein và tu viện Phật giáo ở Amarapura.
Bí kíp du lịch bụi Myanmar, du lich Myanmar, kinh nghiem du lich, bi quyet du lich, dia danh dep, du lich, du lich the gioi, canh dep, phong canh dep, anh thien nhien, anh phong canh, wallpaper, hinh anh dep, bao, tin tuc, hinh dep
4. Hồ Inle: 2 ngày
Từ Yangon, Bagan, Mandalay bạn đều có thể đến được hồ Inle (Nyaungshwe). Chi phí cho từng chặng như sau: chặng Yangon – Inle: khoảng 15.000kyat, 16-20 tiếng; Bagan – Inle: khoảng 11.000kyat, 12 tiếng; Mandalay – Inle: khoảng 10.000kyat, 10 tiếng.
Inle là một trong những hồ nước ngọt trên núi lớn nhất Myanmar. Đây là nơi phong phú về sản vật, nơi tập trung các dân tộc thiểu số đặc sắc và nổi tiếng với lễ hội tháng 9 hàng năm. Đây cũng là nơi lý tưởng để bạn hít thở không khí của “biển hồ” baoquanh bởi đồi núi trùng điệp.
Phương án “thưởng thức” nơi đây trọn vẹn nhất là dành một ngày chỉ để đi thuyền (giá 10.000 – 20.000 kyat) trên hồ, ngắm nhìn những người đàn ông Myanmar chèo thuyền bằng chân. Ngày tiếp theo dành cho việc viếng ngôi chùa Phaung daw Oo hay Phaung Daw Oo, ghé cửa hàng lưu niệm và gặp gỡ những phụ nữ cổ dài, mua một tấm lụa đẹp từ làng dệt lụa từ tơ súng, len lỏi trong những ruộng cà chua nổi trên mặt nước, ăn trưa tại nhà hàng nổi giữa hồ…
5. Bago – Kyaikhtiyo: 2 ngày
Chùa Kyaikhtiyo Golden Rock - chùa Núi Vàng là địa danh du lịch nổi tiếng nhất Bago nói riêng và Myanmar nói chung. Chùa nằm cheo leo trên một tảng đá lớn gắn vào vách núi.
Cách dễ nhất để tham quan nơi này là mua một tour trọn gói thăm Bago và Kyaikhtiyo với giá khoảng 70-100 USD. Nếu không, từ Yangon bạn có thể đi bus đến Kim Pun (điểm gần nhất để lên chùa Kyaikhtiyo), từ Kim Pun đi xe tải để lên đến gần đỉnh núi, rồi đi bộ thêm 4km mới đến chùa Núi Vàng. Vất vả nhưng đó là một chuyến đi xứng đáng để nhìn thấy một trong những kiệt tác của Phật Giáo Myanmar do cả con người và thiên nhiên cùng tạo nên.
Bên cạnh đó, Bago “lưu luyến” du khách với vẻ đẹp của một kinh đô cũ với nhịp sống rất chậm rãi, những ngôi chùa cổ kính, những ngôi chợ địa phương với các món quà lưu niệm giá rẻ.
Mang theo những gì?
- Quần áo gọn nhẹ, và phải có quần dài quá gối và áo có tay để thăm đền chùa.
- Giầy dép bệt để đi nhiều và phải dễ tháo ra mang vào khi tham quan vì thường xuyên tháo ra, mang vào khi đến các đền chùa.
- Mũ, ô (dù) chống nắng, áo khoác, khẩu trang.
- Áo mưa dùng một lần loại nhẹ dễ mang vác.
- Kem chống nắng, kem chống muỗi và các loại thuốc cơ bản.
Theo An Huỳnh (Infonet )

36 giờ thú vị ở Hà Nội

Chia sẻ những cảm nghĩ chân thật về Hà Nội, tác giả Naomi Lindt của thời báo New York Times giúp các độc giả quốc tế trải nghiệm 36 giờ thú vị ở một thành phố hiện đại xen lẫn truyền thống.


Gần Hồ Hoàn Kiếm, “trái tim” của Hà Nội, một chiếc đồng hồ điện tử đếm ngược tới giờ phút kỷ niệm sinh nhật thứ 1.000 của Thủ đô vào năm 2010. Sẽ có rất nhiều hoạt động được tổ chức vào thời điểm đó. Thủ đô Hà Nội đang trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc trong hai thập kỷ qua, từ một nơi bị nạn đói và chiến tranh tàn phá thành một trung tâm văn hóa với nhiều tòa nhà cao tầng, nền nghệ thuật tầm cỡ thế giới và văn hóa ẩm thực đặc trưng.
Dù phát triển nhưng những nét văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ. Xen lẫn các khu mua sắm sầm uất là khu vực đền chùa nghi ngút hương khói, văn hóa xưa kia vẫn là một phần trong cuộc sống hiện đại. Từ các công trình Nho giáo tôn nghiêm đến các nhà hàng thời thượng kiểu Pháp... tất cả luôn hướng tới tương lai nhưng cũng không quên các giá trị truyền thống của quá khứ đã làm nên một Hà Nội ngày nay.
Các hàng quán trên phố cổ luôn tấp nập khách ra vào. Ảnh: Justin Mott
Thứ Sáu, 17h, lót dạ bằng bia hơi
Trong một đất nước thức dậy trước bình minh và “ngủ say” vào khoảng 21 giờ, cuộc sống đêm ở Việt Nam cũng bắt đầu sớm hơn. Bia hơi, một loại bia cỏ địa phương, cũng là tên của một quá cà phê ngoài trời, phục vụ đồ uống với giá rẻ, hình thành nên tập quán uống ở ngay trung tâm thành phố.
Khu vực giao giữa phố Tạ Hiện và Lương Ngọc Quyến trong khu vực phố cổ đông đúc được gọi là “góc bia hơi” nhờ những người bán bia dạo. Khách du lịch bụi, sinh viên và những người đàn ông trung niên sau giờ tan tầm thường ghé qua, tìm một chỗ ngay trên vỉa hè và thưởng thức những cốc bia hơi được rót trực tiếp từ bom bia với giá chỉ 3.000 đồng.
19h - Bữa tiệc hải sản
Hải Sản Ngon (199A phố Nghi Tàm) là một nhà hàng đúng như tên gọi. Thực đơn lớn cho phép thực khách có nhiều lựa chọn đa dạng trước các tôm cua và cá nướng, chiên hay hấp. Ngoài ra, nhà hàng còn có các món đặc biệt khác như salad sò huyết (50.000 đồng một suất), trai ăn với cà rốt, dưa chuột và đu đủ xanh; tôm áp chảo với nước sốt me nóng và thơm (80.000 đồng một suất). Thực khách được thưởng thức các món ăn ngon ở ngoài trời trên những chiếc bàn đá phiến độc đáo hay trong phòng ăn làm bằng kính, trang trí đèn chùm làm từ cây tre truyền thống của Việt Nam đung đưa phía trên trần.
21h15 - Thế giới nước
Đối với du lịch gia đình, các vị khách có thể chọn Nhà hát Múa rối Thăng Long (57B Đinh Tiên Hoàng, giá vé từ 40.000-60.000 đồng), nơi hơn 1.000 câu chuyện cổ do những người nông dân sáng tác khi mùa mưa tới được trình diễn vài lần mỗi ngày. Những người điều khiển rối nước, đứng trong một hồ nước cao đến đùi đằng sau cánh gà, điều khiển bằng tay một cách điêu luyện, khiến các con rối bằng gỗ trở nên sinh động. Múa rối nước còn có sự tham gia của các ca sĩ và nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc truyền thống.
Thứ Bảy, 9h30 - Rùa may mắn
Trung Quốc đã cai trị phía Bắc Việt Nam trong hơn 1.000 năm và ảnh hưởng đó vẫn tồn tại trong các công trình mang hơi hướng của đạo Khổng trong xã hội. Văn Miếu Quốc tử giám (nằm trên đường Văn Miếu và Quốc Tử Giám, vé vào cửa 5.000 đồng), được xây dựng năm 1070 để vinh danh các nho sĩ và trở thành trường ĐH đầu tiên của Việt Nam. Một khuôn viên rộng lớn với các mảnh sân yên bình, hồ hoa sen và các ngôi đền mái đỏ vẫn là nơi lui tới của rất nhiều người. Các hàng bia rùa đá với tên của các tiến sĩ thời xưa là nơi cầu may mắn cho các sĩ tử trong mùa thi.
Nụ cười tươi rói của chủ hàng bún bò Nam bộ. Ảnh: Justin Mott
11h30 - Quầy hàng đường phố
Nếu bạn sẵn sàng quên đi điều hòa mát lạnh và một chỗ ngồi sang trọng, bạn sẽ có cơ hội khám phá các hương vị tuyệt vời của rất nhiều món ăn trên đường phố Hà Nội. Thông thường, bạn sẽ tìm thấy những món ăn tốt nhất và tươi ngon nhất tại những cửa hàng đông đúc nhất với giá dao động từ 20.000-50.000 đồng. Đừng bỏ lỡ các món ăn như bánh cuốn, làm từ nấm và thịt lợn xay nhỏ cuốn trong bột gạo tráng mỏng tại 14 phố Hàng Gà; bún chả, thịt viên ăn cùng với nem cuốn rau sống tươi tại số 1 Hàng Mành và bún bò nam bộ, thịt bò ăn cùng với bún, rau sống và lạc tại 67 phố Hàng Điếu.
13h30 - Thiên đường sáng tạo
Sẽ rất lý tưởng khi mua một vài tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam, đã được thế giới công nhận. Điểm đến đầu tiên đối với tranh vẽ và các tác phẩm điêu khắc là Art Vietnam Gallery (số 7 Nguyễn Khắc Nhu), do Suzanne Lecht, một người Mỹ đã gắn bó với nghệ thuật Việt Nam trong 15 năm làm chủ. Các địa chỉ khác như Mai Gallery (113 Hàng Bông), Apricot Gallery (40B Hàng Bông) và Dragon Gallery (12 Tô Tịch) đại diện cho hàng chục nghệ sĩ, mặc dù loạt cửa hàng đó dường như còn thiếu hướng quản lý cụ thể.
17h - Thư giãn trên đảo
Sự bận rộn của Hà Nội có thể khiến bạn mệt lử nhưng cũng làm say mê lòng người, vì vậy hãy tới Sunset Bar tại khách sạn InterContinental Hà Nội (1A Nghi Tàm) để thưởng thức một ly cocktail thanh bình. Được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo nhìn ra hồ Tây, cách trung tâm thành phố 15 phút lái xe, quán bar được dựng trên một con thuyền làm bằng gỗ với những chiếc ghế đan bằng mây, trang trí bằng gối nhung mềm, đã biến nơi đây thành chỗ thư giãn ưa thích vào lúc chiều tà của giới ngoại giao hay các nhà thiết kế. Với chút gió phảng phất trên mái tóc và một ly martini trong tay, bạn sẽ cảm thấy như mình đang tận hưởng những giây phút thư giãn tuyệt vời tại một khu nghỉ dưỡng nhiệt đới xa thành phố.
19h 30 - Hương vị Pháp
Từ những căn nhà bình dân cho tới các nhà hàng năm sao, Hà Nội là một thành phố của các đầu bếp tuyệt vời. Một địa chỉ hứa hẹn là nhà hàng La Badiane, số 10 phố Nam Ngư, nơi những món ăn Pháp lấy cảm hứng từ châu Á do chính tay bếp trưởng người bản xứ Bejamin Rascalou đảm nhiệm. Nhà hàng ngự trên một biệt thự cổ, thời thuộc địa trước kia với các dàn đèn treo sơn bằng tay, trang trí theo hình Trái Đất và có các phòng ăn ấm cúng dành cho cá nhân. Thực đơn hạng ba (có giá từ 23USD, USD thường được sử dụng trong các khách sạn và nhà hàng cao cấp ở Hà Nội, dù có thể thanh toán bằng tiền Việt) bao gồm các lựa chọn như bánh bao tôm với nước sốt đậu hay thịt cừu tẩm café.
23h - Lách luật
Do luật của Chính phủ nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội nên việc tìm kiếm một điểm đến thú vị cho cuộc dạo chơi ban đêm tương đối thách thức. Để trốn tránh giới quản lý, rất nhiều quán bar chỉ đóng cửa chính vào lúc 23 giờ nhưng vẫn tiếp tục bữa tiệc. Le Pub (25 Hàng Bè) là một quán bar ở phố cổ với các đồ uống đặc biệt và một thư viện iTunes tuyệt vời. Eté (95 Giang Văn Minh) quyến rũ khách du lịch bằng các vị cocktail hoa quả tươi ngon, đồ ăn phong phú và các bữa tiệc khiêu vũ ngẫu hứng. Vào dịp cuối tuần, các D.J sẽ làm nóng không khí ở Loop (số 6 Hàng Bài), một câu lạc bộ nhỏ ở phía Nam Hồ Hoàn Kiếm.
Những phiên chợ rau quả họp từ tờ mờ sáng là một nét đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Justin Mott
2h sáng - Tinh túy buôn thương
Người Việt Nam vốn nổi tiếng với tính chăm chỉ, ví dụ điển hình là các khu chợ về đêm của thành phố. Vào khoảng 1h sáng, chợ Long Biên vừa mới bắt đầu hoạt động và vài giờ sau, khu chợ này vẫn tấp nập người mua bán. Dọc các dãy đèn lờ mờ, du khách có thể nhìn thấy một “biển” cam xanh, hàng rỏ trái cây chín và hàng xe tải dưa hấu. Chỉ cách đó vài cây số là chợ hoa Quảng Bá đầy màu sắc và hương thơm, nơi các bó hoa hồng lớn và hoa lay- ơn được bán với giá chưa đến 50.000 đồng. Tất cả phiên chợ chấm dứt vào lúc 5h30 hoặc 6h sáng.
Chủ Nhật, 11h - Thiên đường thời trang
Với những người thợ may tài hoa và vật liệu rẻ, Việt Nam là một thiên đường thời trang. Trong một tòa nhà ba tầng màu trắng trên tuyến phố chuyên về lụa, cửa hàng Tan My Design (61 Hàng Gai) là nơi thể hiện tài năng của các nhà thiết kế địa phương. Giống như những người Hà Nội đích thực, họ thiết kế những bộ đồ mang phong cách thời xưa, cổ áo đứng và hẹp, vải lụa cao cấp và các đường thêu tinh tế, tạo nên một phong cách mới lạ cho cuộc sống hiện đại của thế kỷ 21.
Không có chuyến bay thẳng giữa Hà Nội và New York nhưng có một số hãng bay như Cathay Pacific, Korean Air và American Airlines, kết nối hai thành phố với các điểm dừng ở Hong Kong, Seoul và Tokyo, với giá khoảng 1.180 USD. Giá taxi từ sân bay Nội Bài tới trung tâm thành phố vào khoảng 13 USD. Taxi luôn sẵn có trong thành phố.
Tại khách sạn InterContinental Hanoi, khách sạn sang trọng nhất thành phố, có một số tòa nhà được xây ngay bên trên mặt nước, nối với nhau bằng các đường đi chiếu sáng bằng đèn lồng. Gần trung tâm hơn có khách sạn Maison D’Hanoi Hanova (35-37 Hàng Trống), một khách sạn nhỏ chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm vài phút đi bộ. 55 phòng của khách sạn đều lát sàn gỗ, giường có gối lụa và chăn lông vịt êm nhẹ.

Đi đâu làm gì trong 36 tiếng ở Bangkok

Đi đâu làm gì trong 36 tiếng ở Bangkok

Bạn nên tới Bangkok (Thái Lan) vào những ngày cuối tuần để khám phá hết được những điều tuyệt vời và thú vị nhất ở thành phố này.

Nhiều năm trở lại đây, Bangkok đã trở thành một điểm đến hấp dẫn và thu hút rất nhiều du khách bởi những nét trái ngược nhau trong thành phố sôi động này. Bangkok hiện đại nhưng không hào nhoáng, sa hoa, những căn hộ tập thể cũ kỹ khép mình bên những tòa nhà cao chọc trời, những quán ăn vỉa hè cùng tồn tại bên những nhà hàng sang trọng, những khu phố đèn đỏ hoạt động công khai ngay trong lòng đất nước Phật giáo uy nghiêm. Trong ánh nắng chói chang của mặt trời miền nhiệt đới, có thể nhiều người sẽ thấy đôi chút bực tức với những đống dây điện chằng chịt trên đường phố hay những vỉa hè vỡ nứt còn chưa được sửa sang. Nhưng khi đã bỏ qua được những điều vụn vặt đó, du khách lập tức sẽ nhận thấy ngay sự hấp dẫn và lôi cuốn của thành phố này.
Dưới đây là một số gợi ý của New York Times Travel những việc bạn nên làm trong 36 giờ khám phá thủ đô Bangkok:
Thứ sáu:
17h: bắt đầu thăm quan thủ đô của Thái Lan bằng hành trình dọc trên sông Chao Phraya, con sông lớn và nổi tiếng ở Bangkok. Nếu đặt bàn trước tại nhà hàng Chon Thai nằm trong khách sạn Siam sang trọng ở bên sông, bạn sẽ được miễn phí vé đi tàu tham quan. Bạn hãy yêu cầu chủ tàu đến đón ở bến cảng Saphan Taksin, cũng là trạm dừng chân cùng tên của hệ thống tàu điện trên cao. Hãy nhâm nhi một chút đồ uống và ngắm nhìn cảnh hoàng hôn trên sông trước khi bước vào bên trong để thưởng thức bữa tối. Nên thử món salad bưởi và món sườn ở nhà hàng này.
Hoàng hôn trên sông Chao Phraya. Ảnh: holydieexplorer
Hoàng hôn trên sông Chao Phraya. Ảnh: holydieexplorer
22h: dạo quanh khu phố Khao San, nơi tập trung những người du lịch bụi lớn nhất Đông Nam Á và khám phá cuộc sống về đêm. Khi đi tàu trên sông Chao Phraya, bạn hãy nhắc người lái tàu dừng ở cảng Phra Arthit (Lưu ý không lên tàu có cờ màu vàng vì đây là nhà tàu duy nhất không dừng lại ở cảng Phra Arthit). Tới đây và hỏi bất kỳ ai họ cũng sẽ chỉ cho bạn cách đi tới Khao San, chỉ mất 2 phút mà thôi. Hàng thập kỷ qua, những con phố này là thiên đường của rất nhiều món ăn vỉa hè với giá rất rẻ, đồng thời cũng là nơi ở trọ của nhiều du khách "Tây balo" đến từ châu Âu và Mỹ. Giới trẻ Thái Lan cũng chọn khu phố Khao San làm điểm đến quen thuộc để đi dạo, hòa trong không khí sôi động ban đêm với khách du lịch hoặc chỉ để uống một cốc bia lạnh vừa đã khát vừa rẻ. Bạn cũng có thể đến quán bar nhỏ có tên Blues trên đường Samsen để thưởng thức nhạc sống.
Thứ bảy:
9h: Trước khi bước vào các trung tâm mua sắm lớn có mặt ở khắp Bangkok, bạn hãy dành thời gian khám pháchợ cuối tuần Chatuchak nằm ở ngoại ô phía Bắc thành phố. Cách tốt nhất và tiết kiệm nhất để tới Chatuchak là đi tàu điện trên không và dừng ở trạm Mo Chit. Ở đây bạn có thể tìm thấy tất cả mọi thứ với bạt ngàn quần áo, váy vóc, các loại phụ kiện từ kính mắt, vòng tay, vòng cổ, nhẫn, chun buộc tóc... Những hộp dầu thơm xoa bóp hay những chậu cây cảnh nhỏ xinh cũng dễ dàng tìm thấy ở khu chợ rộng lớn này.
12h: Từ Chatuchak, bạn hãy tìm đến chợ Or Tor Kor gần đó và thưởng thức bữa trưa ở đây. Trước khu chợ này là những quầy bán trái cây rất tươi ngon và sạch. Phía sau chợ, gần bãi đỗ xe có một cửa hàng chuyên bán đặc sản Thái Lan, đó là món Som Tam (salad đu đủ xanh) và gà nướng. Cửa hàng Sood Jai Kai Yang đã mở cửa từ 30 năm nay và rất có tiếng. Khi gọi món Som Tam (giá 50 baht), bạn hãy yêu cầu cho ít ớt thôi vì sẽ rất cay đấy. Ngay bên cạnh là nhà hàng bán các món ăn tráng miệng truyền thống, tất nhiên là không thể thiếu xôi xoài (130 baht/đĩa). Tất cả các quầy hàng trong khu chợ này đều nổi tiếng vì chất lượng đồ ăn sạch sẽ.
14h: Sau một buổi sáng đi bộ mua sắm và khám phá ẩm thực, đã đến lúc bạn cần chút thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho những hành trình tiếp theo. Ở Bangkok có hàng trăm địa điểm massage khác nhau, từ những spa 5 sao cho tới những tiệm massage chân rất bình dân. Một gợi ý cho bạn là hãy tìm đến tiệm massage có tên "Touch" với dịch vụ sạch sẽ, nhân viên thân thiện và mở cửa đến tận nửa đêm. Với 300 baht, bạn sẽ được massage toàn thân từ đầu đến chân, rất dễ chịu và thoải mái. Có 2 chi nhánh, một nằm ở Soi Ruamrudee ngay trong khu trung tâm và một nằm ngay gần trạm dừng tàu điện trên không Ploenchit.
Bạn có thể tìm thấy mọi thứ ở chợ cuối tuần Chatuchak. Ảnh: news.travelhouseuk.co.uk
Bạn có thể tìm thấy mọi thứ ở chợ cuối tuần Chatuchak. Ảnh: news.travelhouseuk.co.uk
16h: Đến khách sạn Mandarin Oriental (số 48 đại lộ Oriental Avenue), nơi vẫn duy trì được những giá trị lịch sử giữa những nét đổi mới và thưởng thức tách trà chiều trong không gian sáng bừng và vui tươi của Authors’ Lounge (mở cửa từ 2:30 đến 6 giờ chiều). Một set đồ uống dành cho 2 người có giá 1.471 baht. Đi tàu điện trên không và dừng ở trạm Saphan Taksin để tới khách sạn.
18h: Sky Bar ở tầng trên cùng tháp Atop State Tower (đường Silom) là địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn thủ đô Bangkok thu nhỏ đẹp tuyệt vời khi thành phố lên đèn. Điểm nổi bật ở đây nằm ở những bậc thang ngoài trời xoáy tròn dẫn xuống quán bar. Bar mở cửa từ 6 giờ chiều đến 1 giờ sáng hôm sau. Một lưu ý là khi tới đây bạn nên ăn mặc lịch sự, những trang phục tuềnh toàng như quần short hay dép xỏ ngón đều sẽ bị "cấm cửa". Mặt khác, bạn cũng nên xem kỹ menu trước khi gọi đồ vì giá ở đây khá đắt, 320 baht cho một cốc bia hoặc 2.900 baht cho một ly rượu champagne.
20h: Thưởng thức bữa ăn tối với đồ Thái chính hiệu tại nhà hàng Nahm ở khách sạn Metropolitan (27 đường South Sathorn). Món khai vị nổi tiếng ở đây bạn nên thử là ma hor gồm thịt băm, đường thốt nốt, hẹ tây, tỏi, đậu phộng và dứa. Bạn cũng nên thử salad gà quay với ớt và món xôi sầu riêng cực ngon để tráng miệng. Một bữa ăn tối ở đây vào khoảng 2.000 baht/người, chưa bao gồm rượu.
23h: Khu phố Chinatown (Yaowarat) nổi tiếng được mệnh danh là vương quốc của các loại trái cây, đặc biệt với những ai thích ăn sầu riêng thì đây chính là địa điểm lý tưởng. Hoa quả ở Thái Lan có quanh năm, nhưng đa dạng và la liệt trên khắp các hè phố nhiều nhất là vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 9.
Chủ nhật:
8h30: Thăm quan chùa Wat Saket, hay còn gọi là chùa Núi Vàng (Golden Mount), một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Bangkok. Chùa mở cửa từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều và bạn nên lưu ý nhớ mặc quần áo dài khi vào thăm bất kỳ ngôi chùa nào ở Thái Lan. Trên đường đi xuống, bạn cũng nên ăn một bát mỳ ở những quầy ăn bên ngoài cổng ra của chùa cho ấm bụng để tiếp tục hành trình.
Chùa Núi Vàng là điểm tham quan hấp dẫn ở Bangkok. Ảnh: diggdavao.blogspot.com
Chùa Núi Vàng là điểm tham quan hấp dẫn ở Bangkok. Ảnh: diggdavao.blogspot.com
11h: Từ chùa Núi Vàng, đi bộ 5 phút bạn sẽ tới bến tàu trên kênh Saen Saeb để vào Pratunam, trung tâm mua sắm của Bangkok. Phí đi tàu chưa đến 20 baht/người. Bạn nhớ bảo người lái tàu hoặc những người đi cùng nhắc khi tới nơi bạn cần vì sẽ không có thông báo nào để bạn có thể biết được mình đến nơi hay chưa. Từ Pratunamđi thẳng tới Ratchaprasong Skywalk, đường bộ trên cao nối liền các trung tâm mua sắm lớn nhất thành phố với nhau. Và công việc của bạn lúc này chỉ có mua sắm, mua sắm và mua sắm thôi.
13h: Tới cụm rạp Cineplex ở Siam Paragon và thử xem một bộ phim trong rạp chiếu ở Thái Lan khác biệt thế nào. Bạn sẽ phải chi tối đa là 1.500 baht cho một cặp vé xem phim, kèm đồ uống và bắp rang bơ.
An Thy

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Shunsuke: Chú chó cực dễ thương và nổi tiếng

Shunsuke (12 tuổi) là chú chó nhỏ thuộc giống Pomeranian với hơn 200.000 người hâm mộ trên mạng xã hội Facebook. Chú đang sống tại Nhật Bản với chủ nhân của mình là Shun Mama.
 Xin chào tất cả các bạn! Xin giới thiệu đây là Shunsuke, đại diện cho tất cả những điều tốt đẹp và hoàn hảo nhất trên thế giới này.
 Bạn có thể gọi ngắn gọn là Shun cho tiện.
 Sở thích của nó bao gồm ăn mặc giống như một quả dưa hấu…
… và đội những chiếc mũ bằng giấy báo.
Nó còn là một diễn viên rất tự tin (mặc dù không được chuyên nghiệp cho lắm), rất thích ăn mặc những bộ trang phục bảnh bao và tạo dáng để chụp ảnh.
 Và đây, nó ăn mặc như một con gấu trúc.
 Không gì có thể đáng yêu hơn những hình ảnh lúc nó đang ngủ.
 Bạn có thể ôm nó không?
 Đây nữa, bạn có thể ôm nó ngủ không?
 Shunsuke không giống như một trong số những chú chó Poms phụ thuộc vào những chuẩn mực giới tính khác. Nó hoàn toàn không cảm thấy ngại ngùng khi ăn mặc giống như nàng Bạch Tuyết…
 … hay mèo Hello Kitty. Nó thậm chí biết mình trông rất tuyệt vời trong một chiếc váy hoặc bất kỳ cái gì khác tương tự cũng vậy.
 Tôi đã có đề cập đến nỗi ám ảnh của nó đối với nàng Bạch Tuyết chưa nhỉ? Nó bị ám ảnh rất nặng.
 Khi không theo kịp những nàng công chúa Disney, Shunsuke rất hay lui tới bể cá.
 Nó rất yêu thích thiên nhiên.
 Chỉ muốn bạn biết rằng, đây là hình ảnh của nó trong một chiếc nón nhỏ bằng rơm.
 Và đây là những gì nó thể hiện với một chiếc nón rơm và một khúc xương bằng da báo.
 Bộ trang phục mà nó yêu thích nhất chính là chiếc áo mưa màu vàng này.
 Trông hợp với nó một cách đến là hoàn hảo.
 Loài hoa yêu thích của nó là hoa hướng dương.
 Phụ kiện yêu thích của nó là băng đô cài đầu.
 Mùa hè là mùa nó yêu thích nhất.
 Mùa thu là mùa yêu thích thứ hai. Nó rất thích những chiếc lá rơi.
 Bóng chày chính là bộ môn thể thao yêu thích của nó.
 Ngạc nhiên chưa! Đây là hình ảnh lúc nó ăn vận như một chiếc hộp khăn giấy.
 Shunsuke còn có một thứ rất phù hợp để làm chỗ trú ngụ trong những lúc…
 …nó nghĩ nó là một chú mèo (thỉnh thoảng thôi).
 Nhìn mà xem:
 Ngày sinh nhật chính là ngày nghỉ yêu thích nhất của nó.
 Đây là món quà yêu thích mà nó nhận được vào năm ngoái. Chàng ta chỉ yêu thời trang mà thôi.
 Nó được miêu tả là một “đứa bé vô tư lự” với nụ cười rất tươi.
 Bộ sưu tập những con thú nhồi bông của Shunsuke…
 … bởi vì về cơ bản chúng rất giống nhau, thật khó để mà phân biệt.
 Khi một mình, nó giả vờ mình là một trong số những con thú bông đó.
Nó còn sở hữu một chiếc nón bằng nấm.
 Những quả dâu này là do nó hái được.
 Trông nó hạnh phúc và vui vẻ hơn hẳn so với hai con mèo bên cạnh.
 Đây không phải là Shun đang quảng cáo cho Kit-Kat, chỉ là Shun thích ăn chocolate Kit-Kat mà thôi.
 Hình ảnh Shunsuke đang quàng một chiếc khăn dưa hấu.

Theo Buzzfeed/Zini