Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Cẩm nang du học tại Đại học Phật giáo MCU

GNO - Để chọn mình một ngôi trường Đại học Phật giáo có chất lượng về chương trình giáo dục, cũng như phương thức giảng dạy, đảm bảo uy tín trong suốt quá trình theo học. Đã trở nên mối quan tâm trong đại đa số Tăng Ni Việt Nam sau khi tốt nghiệp Cử nhân Phật học.

1suGiac Minh Luat, Thailand1.JPG

Toàn cảnh của trường, có 4 khu, với sức chứa khoảng 10.000 người - Ảnh: G.M.L

Một đất nước với hơn 90% dân số theo đạo Phật. Thái Lan đã trở thành một lựa chọn thu hút các Tăng sĩ trên khắp thế giới về nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa đậm bản sắc Phật giáo. Dưới sự bảo trợ của Chính phủ các ngôi trường Đại học Phật giáo tại Thái Lan hầu hết được hỗ trợ về mọi mặt: Học phí, chi phí sinh hoạt, đi lại và chỗ ở.

Trong đó Trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU) tọa lạc tại Wat Mahathat, Tha Phra Chan, Bangkok- 10200, Thailand được xem là ngôi trường dành riêng cho Phật giáo lớn và uy tín nhất hiện nay. Với số lượng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đầu ra hàng năm lên đến 2.000 người.

Được thành lập năm 1887 bởi Đức Vua Chulalongkorn Rama IV nhằm mục đích thiết lập một cơ sở đào tạo cấp đại học về chuyên ngành Phật giáo cho các nhà sư, tín đồ và người dân với các môn học nghiên cứu, tìm hiểu về triết lý Phật giáo.

Bắt đầu đưa vào hoạt động vào năm 1889 cho đến năm 1997 Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya đã được chính thức công nhận là trường công trực thuộc quốc gia.

Với hệ thống giáo dục hiện đại, tại đây đầy đủ cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho học viên trong suốt quá trình nội trú và theo học như: Nhà hội nghị, khu nội trú, thư viện, phòng phát hành, khách sạn, nhà ăn, hệ thống xe bus miễn phí,…

Du học và những điều cần biết

Hiện nay trường đào tạo với các khoa chính là Phật học, giáo dục, nhân văn. Đối tượng học không chỉ dành riêng cho tu sĩ mà ngay cả sinh viên bên ngoài - những ai có nhu cầu nghiên cứu về Phật học đều có thể đăng ký thi đầu vào. Với thời gian là 4 năm Đại học, 2 năm Cao học, 4 năm Tiến sĩ.

1suGiac Minh Luat, Thailand7.JPG

Khách sạn trong trường, dành cho khách Tăng và người thân - Ảnh: Giác Minh Luật

1suGiac Minh Luat, Thailand9.JPG

Chánh điện chính của trường, cũng là nơi thực tập thiền sau mỗi khóa học - Ảnh: G.M.Luật

Trường đào tạo với hai ngôn ngữ chính là tiếng Thái và Anh ngữ (Master of International Programme) trong đó Anh ngữ chỉ sử dụng trong chuyên ngành Phật học. Đối với chương trình Cao học Phật giáo hệ Anh ngữ, hàng năm trường đều chiêu sinh và tổ chức kỳ thi tuyển vào khoảng tháng 3 Dương lịch. Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình cử nhân của bất cứ ngành nào đều có thể đăng ký dự thi. Để có thể vào học chương trình này, thí sinh phải trải qua 2 kỳ thi quan trọng đó là kỳ thi viết và kỳ thi vấn đáp.

Học phí các tu sĩ sẽ được hỗ trợ của nhà trường, vì thế chi phí không quá cao. Trong suốt quá trình học nhà trường sẽ có một khoản ngân sách dành cho học bổng. Học viên nào đạt được số điểm tuyệt đối theo quy định đều có thể nhận được học bổng bao gồm học phí và một khoản chi phí sách vở hàng tháng.

Học viên sẽ được ở ký túc xá miễn phí tại trường, nhưng có thể xin ở tại các chùa lân cận, đặc biệt là chùa Wat juan (chùa Việt Nam).

Lưu ý của nhà trường là cần trang bị cho mình một trình độ Anh văn tương đối tốt trong những kỹ năng nghe, nói, viết và đàm thoại căn bản về tiếng Thái để dễ dàng hòa nhập vào môi trường mới khi tới học ở đây.

Mỗi học viên phải trang bị cho mình một máy vi tính cũng như một số kinh nghiêm căn bản về vi tính và Internet. Vì đây được xem là công cụ hữu ích nhất giúp rất nhiều trong suốt quá trình học.

Điểm du học lý tưởng cho Tăng Ni VN

Có thể nói Đại học Phật giáo Mahachulalongkornrajavidyalaya đã trở thành điểm du học khá lý tưởng, không chỉ về cơ sở hạ tầng hiện đại, mà tại đây còn thu hút khá đông giáo sư từ khắp các nước trở về giảng dạy và lưu trú.

1suGiac Minh Luat, Thailand5.JPG

Thư viện của trường với rất nhiều đầu sách.
Trong ảnh: Tác giả đang tham quan thư viện - Ảnh: Đồng Hạnh

1suGiac Minh Luat, Thailand8.JPG

Giờ giải lao của sinh viên tại khu giải khát - Ảnh: Giác Minh Luật

Với nhiều chương trình hội thảo, diễn đàn nghiên cứu Phật học được diễn ra mang tính trong nước và quốc tế, học viên sẽ được tham gia những khóa tu học thiền định, đàm luận Phật pháp và thực tập trong suốt quá trình lưu trú theo học, nhằm giúp cho Tăng Ni sinh dễ dàng thích nghi và học hỏi nhiều truyền thống Phật giáo tại Thái Lan và các nước sau khi tốt nghiệp.

Giác Minh Luật (từ Thái Lan)

Nguồn: GNO

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Nghệ thuật xếp tiền thành hoa (1)

J5648730-41

Thái Lan có rất nhiều bộ môn nghệ thuật, đặc biệt là đòi hỏi sự khéo tay và tỉ mỉ. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu 1 loại hình đặc biệt mà chỉ có thể thấy ở Thái Lan, đó là xếp những tờ tiền giấy thành những bông hoa rồi kết lại thành một bó hoa rất độc đáo và đẹp mắt. Vào những dịp lễ đặc biệt như là sinh nhật, lễ tốt nghiệp… thì thường trao tặng nhau như những tình cảm cho nhau.

Vì không đủ trình độ dịch hết những từ tiếng Thái nên chúng tôi chỉ post những hình ảnh chia sẻ đến mọi người cùng xem. Chúc mọi người có được một món quà ý nghĩa nhất cho người thân của mình.

J5049866-1

J5049866-2

J5049866-3

J5049866-4

J5049866-5

J5049866-6

J5049866-7

J5049866-8

J5049866-9

J5049866-11

J5049866-12

J5049866-14

J5049866-15

J5049866-16

J5049866-18

J5049866-19

J5049866-20

J5049866-21

J5049866-22

J5049866-23

J5049866-24

J5049866-25

J5049866-26

J5049866-27

J5049866-28

J5049866-36

J5049866-37

J5049866-38

J5049866-39

J5049866-40

J5049866-41

J5049866-42

J10168702-0

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

TRUYỀN KỲ VỀ NHỮNG NGÀI TAM TẠNG

Từ sáng sớm ngày 19/7, không khí tại Trúc Lâm, ngôi chùa nhỏ thuộc hệ phái Therevada (Phật giáo Nguyên thuỷ) ở Q.6, TP.HCM đã náo nức và nhộn nhịp hơn thường lệ bởi sự tụ hội của hàng trăm tăng sĩ và Phật tử. Chánh điện, hành lang và thậm chí lối đi của chùa không còn một chỗ trống khi tất cả những người có mặt chào đón Yesagyo Sayadaw, Ngài Tam Tạng thứ 6 cùng với 14 vị tăng của Myanmar. Đây không phải là lần đầu tiên một vị Tam Tạng viếng thăm Việt Nam song mỗi một chuyến thăm luôn là một sự kiện đặc biệt, bởi những vị Tam Tạng luôn là những cá nhân siêu việt, những hiện tượng tối hiếm về khả năng ghi nhớ của con người.

Ngài Tam Tạng thứ 6 Yesagyo Sayadaw thuyết pháp tại chùa Trúc Lâm.

Cho đến nay, trừ những người nghiên cứu chuyên sâu thì phần lớn mọi người đều còn mơ hồ về sự đặc biệt của một vị Tam Tạng. Chính vì vậy, người viết bài này quyết định chia sẻ những hiểu biết còn hạn hẹp của mình được tích luỹ trong hành trình tìm hiểu những kiến thức về Phật giáo và trải nghiệm trực tiếp về thiền trên đất nước Myanmar. 

Tam Tạng chính là danh vị trao tặng cho một số lượng đếm trên đầu ngón tay những vị tăng chuyên sâu về pháp học được lựa chọn từ 500.000 nhà sư ở khắp Myanmar thông qua các kỳ thi dài và khó nhất thế giới. Đó là những bộ nhớ siêu phàm với khả năng ghi nhớ và thông suốt toàn bộ 16.000 trang của bộ Tam Tạng (Tipitaka) hay còn gọi là Đại Tạng kinh Pali, ghi lại những lời giáo huấn của Đức Phật và nền tảng giáo lý Phật giáo đồng thời cũng là những người chiến thắng ở các kỳ thi viết (bao gồm cả bộ chú giải và phụ chú giải) về các nội dung nói trên.

Những bài pháp thường xoay quanh lợi ích củaviệc thực hành thiện pháp trong đời sống hàng ngày

như phát triển tâm từ, hiểu rõ lợi ích của bố thí không phân biệt.

Trên thế giới, chỉ có 2 quốc gia được coi là thành trì vững chắc của Phật giáo Nguyên thuỷ là Sri Lanka và Myanmar vẫn còn duy trì truyền thống tổ chức những kỳ thi quốc gia để vinh danh những bộ nhớ siêu việt về pháp học, trong đó Myanmar được đánh giá là nổi trội hơn cả. Kể từ khi giành được độc lập từ tay thực dân Anh vào năm 1948, cả chính quyền dân sự lẫn quân sự của Myanmar đều dành sự ủng hộ tuyệt đối cho Phật giáo Nguyên thuỷ và không ngừng thực hiện nhiều biện pháp tích cực để trợ giúp cho sự tăng trưởng của pháp học và pháp hành. Bản Hiến pháp năm 1947 nêu rõ: “Nhà nước công nhận đạo Phật có vai trò đặc biệt, đó là đức tin của tuyệt đại đa số người dân thuộc Liên bang”. Từ năm 1948, chính quyền của Thủ tướng U Nu đã khởi động một chương trình nhằm tuyển chọn và tôn vinh những cá nhân kiệt xuất có thể thuộc lòng, thông suốt và tụng lại được toàn bộ nội dung của bộ Tipitaka kinh điển (với dung lượng khoảng 7.983 trang và 2,4 triệu từ thuộc ngôn ngữ Pali, tương đương khoảng 16.000 trang của các ngôn ngữ thuộc hệ Latin). Cho đến nay, trải qua 63 kỳ thi và gần 7 thập niên, mới chỉ có vỏn vẹn 12 vị Tam Tạng chính thức được công nhận và trở thành quốc bảo của đất nước Myanmar, được chính phủ cấp xe, cấp đất xây chùa, hưởng mọi đãi ngộ xứng đáng và được chu cấp suốt đời.

Chân dung Ngài Tam Tạng thứ 6 Yesagyo.

Trong lịch sử đầy những biến động của Phật giáo, vào thời kỳ Phật Thích Ca còn tại thế thì việc thông thuộc và thấu suốt những lời dạy của Đức Phật là điều không quá khó khăn với các vị thánh Alahán, những người đã đạt quả vị giải thoát và thấu triệt mọi chân lý trên đời. Tuy nhiên, khoảng 500 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, đối mặt với nguy cơ bị mai một giáo pháp do chiến tranh và loạn lạc, vị vua người Sri Lanka mới cho chép toàn bộ kinh điển xuống lá buôn khô và cứ sau một thời gian lại diễn ra một cuộc kết tập kinh điển Pali nhằm tụng lại và kiểm tra lại toàn bộ nội dung của kho tàng đồ sộ này với một số lượng lớn các vị thánh tăng tham dự. Cho đến nay, tổng cộng đã có 6 kỳ kết tập kinh điển Pali với cuộc kết tập gần nhất diễn ra tại Thủ đô Yangoon của Myanmar vào năm 1954 với sự tham dự của 2.500 vị tăng đến từ 8 quốc gia Phật giáo Nguyên thuỷ, trong đó có Việt Nam. Dưới sự chủ trì của Đại Thiền sư Mahasi và phần trả lời về Pháp do Ngài Mingun phụ trách, cuộc kết tập kéo dài tới 2 năm mới kết thúc.

Nếu có kỳ thi nào lớn nhất, dài nhất, sâu sắc nhất và cũng khó nhất thế giới thì đó chính là kỳ thi tuyển chọn một vị Tam Tạng. Phải mất 5 năm để hoàn thành một cuộc chạy marathon như vậy, và trong quá khứ cũng phải mất tới 4 năm. Trong 2 năm đầu tiên, các ứng viên phải trải qua bài thi sát hạch Tạng Luật (Vinaya Pitaka) và bình quân một thí sinh phải mất 20 ngày mới hoàn tất phần thi của mình (tụng liên tục 5 tập kinh với tốc độ trung bình 3 ngày/tập cộng thêm 5 ngày phải hoàn thành phần thi viết liên quan đến bộ chú giải và phụ chú giải). Vào năm thứ ba, các ứng viên phải tụng 3 tập của Tạng Kinh (Sutta Pitaka). Vào năm thứ tư và thứ năm, các ứng viên phải tụng 7 tập thuộc Tạng Vi diệu pháp (Abhidhamma Pitaka).   

Mặc dù đều phải vượt qua những kỳ thi hóc búa và gian khổ nhưng không phải vị Tam Tạng nào cũng đều sở hữu những danh vị giống nhau. Có 4 thang bậc danh vị dành cho một vị Tam Tạng và người nào càng nhiều danh vị thì càng chứng tỏ sự siêu việt và lỗi lạc của mình. Danh vị thứ nhất, đó làTipitakadhara, có nghĩa là Bậc Thông thuộc Tam Tạng dành cho người vượt qua các kỳ sát hạch tụng lại toàn bộ kinh điển. Danh vị thứ hai là Tipitakakovida, nghĩa là Bậc Thấu suốt Tam Tạng, dành cho những vị xuất sắc vượt qua tất cả các phần thi tụng Tam Tạng bằng miệng và cả thi viết, giải đáp được thấu đáo phần chú giải và phụ chú giải trong đó có những nội dung vô cùng hóc búa. Danh vị thứ ba là Maha Tipitakakovida, nghĩa là Bậc Đại Thấu suốt Tam Tạng, dành cho những vị đã giành được danh vị thứ hai với sự xuất chúng và lỗi lạc phi thường. Danh vị thứ tư, vô cùng cao quý,Dhammabhandagarika, Bậc Giữ gìn Kho tàng Pháp bảo dành cho những ngài Tam Tạng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp truyền bá Phật pháp và mang lại nhiều lợi ích cho quê hương, đất nước.

Ngài Tam Tạng thứ 11 chụp hình chung với Phật tử Việt Nam tại Myanmar.

Tại kỳ thi đầu tiên được tổ chức tại Yangoon vào năm 1948 ngay sau khi Myanmar giành được độc lập từ tay thực dân Anh, không có ai là người giành chiến thắng. Mãi đến tận năm 1953, Myanmar mới có vị Tam Tạng đầu tiên là Ngài Mingun Sayadaw (pháp danh là U Vicittasarabhivamsa). Khả năng ghi nhớ siêu việt của Mingun Sayadaw đã được Sách Kỷ lục Guiness công nhận từ năm 1985 và cho đến nay, Ngài vẫn được coi là một trong những bộ nhớ vĩ đại nhất của nhân loại và là vị Tam Tạng vĩ đại nhất trong lịch sử Myanmar, không chỉ vì Ngài là Đệ Nhất Tam Tạng mà còn vì vai trò chủ chốt của Ngài trong cuộc tập kết kinh điển Pali lần thứ 6.

Mingun Sayadaw vĩ đại

Ngài Mingun đã viên tịch vào năm 1993 nhưng người viết bài, khi còn ở trên đất nước Myanmar đã trực tiếp được tiếp xúc với những truyền nhân của Ngài, trong đó có những vị đã đậu Tam Tạng và được nghe những câu chuyện về trí nhớ phi thường của Ngài. Đó là vào năm 1985, khi một đoàn của Sách Kỷ lục Guiness đến Myanmar để trực tiếp kiểm tra và ghi nhận bộ nhớ siêu phàm này. Mingun Sayadaw đã khiến tất cả những người tham dự phải kinh ngạc khi Ngài đọc liên tục 16.000 trang, không quên một câu, không đọc sai hay vấp dù chỉ một từ nào. Đã rất choáng váng vì điều này, một người trong đoàn vẫn còn tò mò hỏi: “Thưa Sayadaw, Ngài còn có khả năng ghi nhớ thứ gì khác nữa không?”. “Có chứ, hãy đưa cho tôi một tờ báo bất kỳ”, Ngài Mingun nói. Thế là một người trong đoàn đưa cho Ngài một tờ báo mới. Ngài cầm tờ báo và chỉ đọc lướt qua một lượt rồi nói: “Nào, bây giờ hãy hỏi tôi một đoạn bất kỳ”. Và trong sự kinh ngạc đến thảng thốt của những  người tham dự, Ngài Mingun đọc vanh vách toàn bộ nội dung của cột báo hay trang báo Ngài được hỏi tới. Dường như trong Ngài đã có sẵn một cái máy quét (scanner) kết nối với một máy tính có ổ cứng chứa dữ liệu vậy.

Các vị Nhất Tạng, Nhị Tạng và Tam Tạng tương lai tại trung tâm pháp học

đặt tại trường thiền nổi tiếng Shwe Oo Min. Họ được học tập kinh điển từ nhỏ

với sự hướng dẫn của Ngài Tam Tạng thứ 4, Yaw Sayadaw.

Cho đến nay, người ta vẫn đi tìm lý giải cho câu hỏi: “Làm thế nào mà một vị Tam Tạng lại có thể thuộc nằm lòng với sự am hiểu sâu sắc tới 16.000 trang của bộ kinh điển đồ sộ như vậy?”. Người viết bài đã bỏ ra hàng tháng trời ở những trung tâm thiền và pháp học nổi tiếng của Myanmar, nhờ đó có hình dung đầy đủ về cách thức đào tạo ra một vị Tam Tạng. Theo đó, hàng năm, những “tuyển trạch viên” đầy kinh nghiệm toả đi khắp đất nước để tuyển chọn các thiếu niên có tư chất thông minh, sau đó đưa họ tới các trung tâm pháp học danh tiếng và cho họ thọ giới xuất gia Sa-di (cấp bậc đầu tiên của các vị Sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ). Tại đây, các vị Tam Tạng tương lai được huấn luyện bởi những vị thầy có tên tuổi, với một chế độ học tập khắc nghiệt: hàng ngày phải thức dậy và bắt đầu học từ lúc 4 giờ sáng, cứ khoảng 15 phút là học thuộc lòng một trang sách và hết buổi sáng, người nào nhanh sẽ học thuộc được khoảng 10-15 trang. Thời gian còn lại trong ngày là ôn lại bài cũ. Một bí quyết quan trọng cho một vị học Tam Tạng, đó là hạn chế các đối tượng bên ngoài có thể làm phân tâm và siêng năng ôn lại bài cũ. Vì thế mà một số vị đã sử dụng các phương pháp của thiền định để kích hoạt khả năng ghi nhớ của mình.  Phải mất từ 15 năm để hoàn tất một chương trình học như thế này, sau đó một ứng viên sẽ tham gia vào kỳ thi quốc gia để lần lượt giành các danh hiệu Nhất Tạng, Nhị Tạng rồi Tam Tạng. Tất nhiên, chỉ có một số vô cùng ít giành được danh hiệu thứ ba. Thời gian lâu như vậy nên có nhiều vị đậu Tam Tạng khi đã ngoài bốn mươi tuổi, thậm chí có người ở tuổi 55 mới bước lên bục vinh quang như Ngài Kondanna (1997). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, đậu Tam Tạng ở tuổi 27 như Ngài Sumingalalankara (1973).

Cũng giống như các cậu bé khác, các vị Tam Tạng tiềm năng cũng tham gia lao động

và vui đùa vào thời gian ngoài giờ học tập căng thẳng.

Theo số liệu thống kê của Hội đồng thi Tam Tạng quốc gia Myanmar, tính đến năm 2007, trải qua lịch sử 59 năm, số ứng viên đăng ký tham gia thi lên tới con số 7.103, trong đó số tham dự thực sự là 5.474, số người vượt qua từng phần thi là 1.662, nhưng chỉ có 11 vị được trao danh hiệu Tipitakadhara Tipitakakovida, Bậc Thông thuộc Thấu suốt Tam Tạng (con số mới nhất là 12 vị). Trong số những nhân vật kiệt xuất này, có 4 vị đã không còn tại thế. Những người đã ra đi có thể đang hưởng pháp lạc tối thượng, đó là trải nghiệm cảnh giới bất tử của Niết Bàn hay được tái sinh trên các cõi trời có phước báu thù thắng, nơi họ tiếp tục hành trình thuyết giảng Phật pháp. Người ta cũng tính được rằng, trong tương lai gần, dự kiến có 3Bậc Thông thuộc Tam Tạng sẽ vượt qua các kỳ thi viết với các nội dung về chú giải để đạt danh hiệu Bậc Thấu suốt Tam Tạng, kết thúc hành trình dài và đầy gian khổ này. Ngoài ra, có một số ứng viên còn lại cũng đã thông thuộc ít nhất một Tạng. Số vị Nhất Tạng hiện nay lên tới con số 114, Nhị Tạng là 13 người và Hai Tạng rưỡi là 5 người.

Đại thiền sư đồng thời là Ngài Tam Tạng Maha Thero Ariya Dhamma của Sri Lanka

chụp hình với tác giả bài viết tại Thiền viện Visudhi tại Singapore.

Do những nhân duyên đặc biệt, người viết bài này đã được gặp ngài Tam Tạng thứ 6 hai lần và được Ngài mời dùng cơm ở Myanmar. Người viết bài cũng đã được gặp gỡ các vị Tam Tạng thứ 4, thứ 10, thứ 11 của Myanmar và 2 vị Tam Tạng khác người Sri Lanka, trong đó có Ngài Ariya Dhamma, một vị Tam Tạng đồng thời là một thiền sư danh tiếng. Cảm nhận chung trong các cuộc gặp gỡ là tâm từ ái của các vị đã luôn tạo ra một trường năng lượng vô cùng an lành, mát mẻ cho môi trường ở xung quanh và sự thông suốt và uyên thâm về kiến thức khiến cho người nghe pháp cảm thấy vô cùng hoan hỉ và an lạc. Trong những lần gặp gỡ, các Ngài Tam Tạng cũng rất vui khi tìm hiểu những thông tin về Việt Nam và có vị còn thử học tiếng Việt. Những năm gần đây, gần như năm nào cũng có các vị Tam Tạng về Việt Nam để thuyết pháp, giúp cho tăng sĩ và Phật tử tăng trưởng đức tin vào Tam Bảo và động viên họ nỗ lực hơn trên con đường tu tập để hướng đến mục tiêu cao thượng: trải nghiệm cảnh giới bất tử Niết Bàn. Không chỉ tích cực tham gia vào việc truyền bá Phật pháp sau khi đạt được những danh vị cao quý này, những ngài Tam Tạng còn làm rất nhiều việc để đền ơn cho quê hương, thầy tổ và giúp đỡ cho Phật tử như: vận động xây đường xá, cầu cống, trường học, phòng khám chữa bệnh, bố thí máy phát điện, cúng dường tôn tượng và Phật thất,...

Ngài Tam Tạng thứ 6 Yesagyo Sayadaw chụp hình chung với Phật tử Việt Nam tại Myanmar.

Trong thời đại ngày nay, nhiều người sẽ đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc tổ chức một kỳ thi dài và căng thẳng như vậy để chọn ra một vị Tam Tạng trong khi toàn bộ Đại Tạng kinh Pali đã được ghi trên lá cây, trên phiến đá, được in thành sách và trong cả những đĩa CD-Rom và rất khó có khả năng những văn bản Tipitaka sẽ biến mất khỏi thế giới này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc so sánh giữa lưu trữ vật lý với lưu giữ bằng trí nhớ của con người là một điều hoàn toàn khập khiễng. Một người thuộc nằm lòng Tam Tạng có thể sử dụng những kiến thức của mình vào bất cứ lúc nào, với một thái độ đúng đắn và đầy trách nhiệm, truyền tải những thông điệp phù hợp với trình độ hiểu biết, hoàn cảnh tâm lý của người nghe, một điều mà không một phương tiện vô tri vô giác nào có thể thay thế được. Bên cạnh đó, những bậc thông suốt Tam Tạng cũng hiểu rõ Phật, luôn thẳng bước trên con đường chánh pháp và cống hiến không mệt mỏi để mang đến những lợi ích vô giá cho những người xung quanh. Chính vì thế, mục đích tối thượng của kỳ thi Tam Tạng chính là quảng bá rộng rãi những lời giáo huấn của Đức Phật, những lời dạy được coi là món quà cao quý nhất trên thế gian và chính là món quà Pháp bảo dưới dạng thức thuần khiết nhất.

Đàm Đức Anh (TP.HCM, ngày 20/07/2012)

Photo: Đức Anh.

(Từ Facebook)

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

 

Mọi người đều biết, hiện nay, ngoài những việc chúng ta đã làm được, bên cạnh đó còn để lại một xã hội lộn xộn. Tham nhũng tràn lan, ngày càng tinh vi, mà xem chừng khó đẩy lùi. Phải khẳng định, đây là căn bệnh của công quyền. Trong xã hội loài người, tham nhũng xuất hiện từ khi có giai cấp và nhà nước. Ngoài ra, còn kéo theo hàng loạt những hiện trạng khác như vô cảm, bất công, gian dối, băng hoại lối sống và đạo đức. Ðiều này không nói thì mọi người cũng thấy quá rõ… 

Từ thực trạng của xã hội như trên, trong kinh, Phật đã dạy về đạo đức cho một quốc gia hưng thịnh, một xã hội thái bình, mà ngẫm ra, đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Phật quan niệm quốc gia bao gồm dân chúng và quốc vương. Ðiều này, chí ít, Phật giáo quan niệm quốc gia không phải của ông vua như Nho giáo và những tư tưởng bị ảnh hưởng Nho giáo. Rất tiếc, ngày nay, nhất là các cấp cơ sở, không ít người hiểu về cơ quan, đơn vị mình theo tinh thần như vậy!

Trước hết, nói về dân. Một trong những chuẩn mực đạo đức để cho một xã hội, một quốc gia hưng thịnh là dân chúng phải đoàn kết, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, đồng thời tôn trọng truyền thống và luật pháp. Vấn đề này, trong kinh Ðại bát Niết bàn (kinh Trường bộ), nhân chuyện vua nước Magadha là Ajatasattu muốn xâm lược nước Vajjì, nên cho đại thần Vassakara đến hỏi Phật.   

Phật đưa ra 7 điều và hỏi Ananda trước mặt Vassakara, nội dung như sau:

1. Ngày nào mà dân chúng thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau.

2. Ngày nào mà dân chúng thường hay tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết.

3. Ngày nào mà không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống đã được ban hành thuở xưa.

4. Ngày nào mà dân chúng tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão.

5. Ngày nào mà dân chúng không cướp bóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ.

6. Ngày nào mà dân chúng còn tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các miếu tự ở trong và ngoài tỉnh thành, không bỏ lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.

7. Ngày nào mà dân chúng bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp với các vị A-la-hán ở tại nơi mình, khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến sẽ sống an lạc.

Cuối cùng Phật kết luận:

“Này Vassakara, khi nào bảy pháp bất thối được duy trì giữa dân Vajjì, khi nào dân chúng Vajjì được giảng dạy bảy pháp bất thối này, thời dân Vajjì sẽ cường thịnh, không bị suy giảm”­(1).

Nghe xong, Vassakara chắp tay bạch Phật rằng: Chỉ cần dân chúng Vajjì giữ trọn một điều thôi thì nước Magadha cũng không dễ gì xâm lược được!

Như vậy, người ta thấy ngay rằng, sức mạnh của một đất nước bắt nguồn từ sự tôn trọng công lý và đoàn kết thành một khối thống nhất. Ðây cũng là điều mà Nguyễn Trãi nhận xét về sự thất bại của nhà Hồ, cho nên: “Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa” (Thuận cơ trời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng thuận lòng dân)(2).

Thứ đến, muốn cho một xã hội an bình, cường thịnh còn phải có vai trò của người đứng đầu. Ðương thời, Phật nhìn thấy rất rõ về bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và Ngài chứng minh rằng: Toàn thể xứ sở có thể trở thành đồi trụy, thối nát và bất hạnh, nếu vua quan đều thối nát và bất công. Theo Phật, muốn cho một quốc gia hạnh phúc phải có nền chính trị công bằng, mà phần cốt tử đóng góp cho sự công bằng là từ đời sống đạo đức, sống thiện của người cầm đầu. Do vậy, Ngài thuyết Thập vương pháp với nội dung:

1. Là sự rộng rãi, bố thí, bác ái. Người cai trị không được thèm khát và bám víu vào tài sản, tiền của mà phải bố thí cho dân tộc no ấm.

2. Phải có một đức tính cao đẹp. Làm vua không bao giờ được sát hại, lừa bịp và bóc lột kẻ khác, tà dâm, nói lời sai quấy, rượu chè. Ðiều này có nghĩa là, chí ít ông vua cũng phải giữ năm giới của nhà Phật.

3. Hy sinh tất cả vì hạnh phúc của dân chúng. Ông vua phải sẵn sàng từ bỏ mọi tiện nghi cho cá nhân mình, tên tuổi danh vọng và ngay cả sự sống của mình vì lợi ích của dân.

4. Trực hạnh. Ông vua phải xa lìa sự sợ hãi và thiên vị khi thi hành công vụ, phải thật trong ý định và không được lừa bịp dân chúng.

5. Khổ hạnh. Ông vua phải sống một cuộc đời giản dị, không được xa hoa, đồng thời phải biết chế ngự bản thân mình.

6. Nhu hòa. Ông vua phải có tính tình hòa nhã.

7. Không thù hằn ác độc. Ông vua không được có tư thù và tâm địa độc ác với bất cứ ai.

8. Bất hại. Ông vua không làm hại ai mà còn phải cố tạo hòa bình bằng cách tránh và ngăn ngừa chiến tranh hay sự dính dáng đến bạo động, sát hại chúng sinh.

9. Nhẫn nại. Ông vua phải chịu đựng khó khăn, khổ cực và những sự nhục mạ mà không mất bình tĩnh.

10. Không đối lập, không ngăn cản. Ông vua không được đi ngược với ý chí của toàn dân, không được ngăn cản bất cứ biện pháp nào đưa đến sự lợi lộc cho toàn dân. Nói cách khác là ông vua phải cai trị thuận với ý chí của dân tộc(3).

Ngoài ra, trong kinh Kùtadanta (kinh Trường bộ, tập III), Phật còn dạy rằng, các hình phạt sẽ không hữu hiệu, không thành công, không công bằng và lợi ích bằng việc cải thiện kinh tế…

Như vậy, nội dung chủ yếu của Thập vương pháp là Phật muốn ông vua phải sống có đạo đức ít ra là với tinh thần vô ngã. Ðiều này cũng giống như muốn cho quốc thái dân an thì ông vua, mà mở rộng ra là người cai trị phải công minh, chính trực. Ðó cũng là ý tứ câu “chính giả, chính dã” (người làm chính trị thì mình phải chính) của Khổng Tử, câu “dĩ chính trị quốc” (lấy ngay thẳng mà trị nước) của Lão Tử. Nếu người cai trị mà tâm địa hẹp hòi, đố kỵ, tư lợi, thiên vị, sống không công bằng, hưởng lạc, trác táng... thì đó là nguy cho nước.

Thâu tóm những tư tưởng trên, Thiền sư Pháp Thuận (?-990) có hiến kế cho vua Lê Ðại Hành một phép trị nước lừng danh trong lịch sử Việt Nam. Ðó là, “vô vi cư điện các; xứ xứ tức đao binh” (tạm dịch: ông vua cai trị phải sống với tinh thần vô tư, vô vi, thực chất là vô ngã thì khắp nơi không có cảnh đao binh, loạn lạc). Ðây là bài học cho những người cầm cân nảy mực ở các cấp công quyền suy ngẫm!

Với tinh thần nhân bản lớn, Phật giáo còn đóng góp cho một nền hòa bình trên trái đất, Niết-bàn giữa trần gian. Theo Phật, tất cả những cuộc chiến tranh, tất cả những điều nhiễu nhương… trong xã hội, suy cho cùng đều do cái tâm hữu ngã của con người loạn động từ tham, sân, si mà ra, đồng thời không bao giờ hận thù có thể xóa được hận thù. Nếu con người hữu minh từ bỏ tam độc đó bằng cách dứt trừ tâm ác, tinh tấn tâm thiện, tâm vô ngã thì sẽ góp phần đem lại hòa bình cho dân tộc và trên trái đất. Từ lẽ đó, cũng có thể rút ra nhận xét rằng: cái tâm của con người bẩn và loạn là tác nhân cho một xã hội bẩn và loạn, cái tâm của con người an tịnh và trong sạch thì xã hội sẽ yên bình, lành mạnh và trong sáng. Do vậy, con đường đạo đức của Phật giáo là xây dựng cái tâm ổn định, bất hại, an lạc và từ bi cho từng người, từng loại người, cho nên tự thân giáo lý Phật giáo nổi bật sắc thái của từ bi, bất hại, bất sát, bất đạo. Ðó cũng là sắc thái của giáo lý hòa bình, an lạc và điều này được gói gọn trong lời dạy của Ðức Phật: Từ bỏ mọi điều ác, làm mọi điều lành, giữ tâm ý trong sạch (kinhPháp cú, kệ 183).

Có một điều phải bàn thêm, luật pháp và đạo đức, cả hai đều trực tiếp tác động đến hành vi của con người; chỗ khác nhau cơ bản là: sức mạnh của luật pháp nằm ở việc thực thi các điều luật do nhà nước thống trị ban hành, còn sức mạnh của đạo đức nằm ở dư luận xã hội. Thông thường, cứ chỗ nào, khi nào đạo đức bất lực thì luật pháp lên tiếng. Nhưng, luật pháp bất lực thì sao? Trong xã hội, đây là cái mầm của loạn!

Bàn về vấn đề này, Phật giáo dựa vào một trong những cơ sở rất vững chắc để xây dựng một hệ thống đạo đức. Ðó là thuyết Nghiệp, nó được triển khai từ luật Nhân-quả của cùng học thuyết. Theo Phật giáo, luật Nhân-quả là một luật hiển nhiên trong cuộc sống, đồng thời, không ít các hệ tư tưởng khác cũng thừa nhận.

Cũng theo Phật giáo, thuyết Nghiệp giải thích tất cả từ cấu tạo thân thể cho đến hạnh phúc, bất hạnh... của từng chúng sinh cụ thể. Quan tòa của mỗi chúng sinh là do cái nghiệp của mình, bắt đầu từ sự tác ý của mình. Ðây là quy luật có giá trị khách quan và công bằng. Do vậy, con người hay cái tacủa Phật giáo, thực chất là Nghiệp báo, cho nên con người của Phật giáo là con người của hành động - hành thế nào nhận thế ấy. Theo tinh thần đó, Phật tuyên bố: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy(4).

Rõ ràng, đây là một luật nghiêm khắc và sòng phẳng, cho nên Lão Tử nói: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt”. Con người để lại đằng sau những hành động của mình, dấu ấn được ghi hết sức tỉ mỉ, không có chuyện nhầm lẫn và sai sót. Người ta gieo nhân nào, sẽ gặp quả ấy, còn thời gian vay trả phụ thuộc vào quả dị thục (chín), nhưng trước sau cũng không thoát được. Cũng vì lẽ này, Phật có nói: “Kẻ phàm phu không tri giác nên đi chung với cừu địch một đường. Cũng thế, những người tạo ác nghiệp nhất định cùng ác nghiệp chịu khổ báo(5).

Chính đây là sức mạnh, một lời cảnh báo, là quan tòa cho chính mình và thực tế đã chứng minh rằng: ngày càng có nhiều trường hợp nhân quả nhãn tiền, cho nên Bồ tát thì sợ nhân, chúng sinh thì sợ quả! Ðây là giá trị đáng trân trọng của tư tưởng Phật giáo. 

Như vậy, trên cơ sở của thuyết nghiệp, Phật muốn trước hết con người phải làm thiện từ tâm, thân, khẩu, chính cái này đem lại hạnh phúc cho mình, cho người và cho xã hội. Rồi sau đó, hành giả buông xả tất cả theo tinh thần vô ngã để tiến tới bờ mé của sự giải thoát viên mãn.

                                                                                                       Tiến sĩ TẠ CHÍ HỒNG

                                                                                                              (Ðại học Ðà Lạt)

---------------------

(1). Kinh Trường bộ, tập 1, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1991, tr.545.

(2). Triệu Anh Dung, Hán học danh ngôn, Nxb.Ðồng Nai 1995, tr.234

(3). Ðọc Walpola Ràhula, Tư tưởng Phật học, bản dịch của Thích nữ Trí Hải, Ban Tu thư Ðại học Vạn Hạnh, Sài Gòn 1974, tr.140-142; Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, tr.134-135. 

(4). Kinh Tăng chi bộ, tập II, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1996, tr.425.

(5). Kinh Pháp cú, bản dịch của Thích Thiện Siêu, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1993, tr.25-26.

Nguồn: http://www.giacngo.vn/phathoc/luockhao/2012/07/18/3A5419/

COME AND SEE FOR YOURSELF (KĀLĀMASUTTA)

clip_image002

MAHACHULALONGKORNRAJAVIDYALAYA UNIVERSITY

clip_image004

WANGNOI, AYUTTHAYA, THAILAND

13th JULY 20012


Faculty of Buddhism

International Bachelor of Arts Degree Progamme

TIPITAKA STUDIES

Teacher: Dr.JUTHAMAS VAREESANGTHIP

COME AND SEE FOR YOURSELF

(KĀLĀMASUTTA)

Student: Ven. NGUYEN HOANG PHUC

(Bhik. SAMĀDHIPUÑÑO)

ID card: 5501201046


Kālāma Sutta[1]

1) Do not believe anything based on revelation.

2) Do not believe anything through

tradition handed down from the past.

3) Do not believe anything through hearsay.

4) Do not believe anything

because it accords with the holy scriptures.

5) Do not believe anything through logic.

6) Do not believe anything

because it is a point of view.

7) Do not believe anything through

having considered the reasons.

8) Do not believe anything

because one is convinced of some theory.

9) Do not believe anything through

the testimony of some reliable person.

10) Do not believe in anything thinking,

“This person is a great preacher”.

Some religions try to keep their followers. They were not allowed contact, listen to lectures and see the books of other religions.

"Go forth, O Bhikkhus, for the good of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the good, benefit, and happiness of gods and men. Let not two go by one way: Preach, O Bhikkhus, the Dhamma, excellent in the beginning, excellent in the middle, excellent in the end, both in the spirit and in the letter. Proclaim the Holy Life, altogether perfect and pure." [2]

Thus, the Buddha send his disciples to spread the message, out of compassion, love for others. Do not have a specific place, alone and without money, the that first missionaries wander from place to place to preach the Dhamma. These are the first words of the Buddha called His disciples missionary religion. It was a missionary religion with the noblest of aims, for it was not to win people for the power of the religion, nor for the glory of any being, but for the happiness and benefit of those that would receive the teachings. Throughout it's history, Buddhism spread not by conquest or colonization but peacefully through the teaching of its followers and the noble examples of their lives lived in peace and happiness.

The Kālāma Sutta is one of the most famous discourse of the Buddha, and this discourse is extremely important especially for those who want to follow the spiritual path, but do not know which way to go. The tribe Kālāma is one of many tribes in India during the Buddha’s time. Buddha advised the Kālāmas on how to find out truth and falsehood. It also reveals the freedom of thought allowed by the Buddha to His disciples on the way seeking for truth.

The Kālāmas, citizens of the town of Kesaputta, had been visited by religious teachers of divergent views, each of whom would propound his own doctrines and tear down the doctrines of his predecessors. This left the Kālāmas perplexed, and thus when "The Recluse Gotama," reputed to be an Awakened One, arrived in their township, they approached him in the hope that he might be able to dispel their confusion.

"There are some monks and brahmins, Venerable Sir, who visit Kesaputta. They expound and explain only their own doctrines; the doctrines of others they despise, revile, and pull to pieces. Some other monks and brahmins too, Venerable Sir, come to Kesaputta. They also expound and explain only their own doctrines; the doctrines of others they despise, revile, and pull to pieces. Venerable Sir, there is doubt, there is uncertainty in us concerning them. Which of these reverend monks and brahmins spoke the truth and which falsehood?"

The Buddha begins by assuring the Kālāmas that under such circumstances it is proper for them to doubt, an assurance which encourages free inquiry.

"It is proper for you, Kālāmas, to doubt, to be uncertain; uncertainty has arisen in you about what is doubtful.

After listening to the Kālāmas’ dilemma, the Buddha’s first response was to lay down ten guidelines according to which a teaching should not be accepted.

"Come, Kālāmas. Do not go upon what has been acquired by repeated hearing, nor upon tradition, nor upon rumor, nor upon scripture, nor upon surmise, nor upon axiom, nor upon specious reasoning, nor upon bias towards a notion pondered over, nor upon another's seeming ability, nor upon the consideration 'The monk is our teacher'."

He advised the Kālāmas to abandon those things they know for themselves to be bad and to undertake those things they know for themselves to be good.

"When you yourselves know: 'These things are bad, blamable, censured by the wise; undertaken and observed, these things lead to harm and ill,' abandon them".

“When you yourselves know: 'These things are good, blameless, praised by the wise; undertaken and observed, these things lead to benefit and happiness,' enter on and abide in them".

Buddha always advised us to ask yourself conscience to discern good and evil. If this observation leads to the conclusion, we need to discuss with reliable and knowledgeable, but eventually we all have to conclude it to be able to develop insight. No one can do it for us.

The Buddha’s discourse to the Kālāmas expresses a correct mental attitude of a seeker of truth in the jungle of views. He asked the Kālāmas to see for themselves:

- What is unwholesome, censured by the wise and to reject them.

- What was wholesome, praised by the wise and to accept them.

The Buddha encouraged them to think freely and not to be led by anyone, any authority even that of time-honoured Scriptures or traditions. The Buddha went even further. He asked His disciples to examine Himself, the Tathāgata, in order to have confidence in the true value of Teacher.

“Just as the quality of gold is determined by heating, rubbing on a stone by a wise smith, even so, my word has to be accepted after examination and not out of respect for Me”.

The Buddha said that His teaching is a Come-And-See thing (Ehipassiko), which invites you to come and see, but not to come and believe. Faith in the Buddha's teaching is never regarded as an end in itself nor as a sufficient guarantee of liberation, but only as the starting point for an evolving process of inner transformation that comes to fulfillment in personal insight.

In conclusion, the Kālāma Sutta never forbids us to believe in anything; it merely implores us to believe with independent intelligence and wisdom. It never forbids us to listen to anything; it merely asks us to listen without letting our intelligence and wisdom become enslaved. Furthermore, it helps us to be able to think, consider, investigate, and decide with great subtlety and precision, so that we can find golden needles in haystacks as huge as mountains.

These are my thoughts about the Kālāma Sutta.

May all of us be well and happy!

With Mettā.

Ven. Nguyen Hoang Phuc

(เหงียน ห่วาง ฟลุ๊ค)

Bhik. Samādhipuñño

(พระ พระ สมาธิปุญฺโณ)


[1] (Aṅguttara Nikāya Vol. 1, 188, P.T.S. Ed.)

[2] The Buddha and His Teaching, Ven. Nārada Mahāthera (Vinaya, Mahāvagga, p.19)