Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

CÁ THÁNG TƯ và NHỮNG LỜI NÓI DỐI


Cá tháng tư, ngày được xem là tha hồ nói dóc hay lừa gạt nhau để vui chơi mà không hề sợ bị giận hay la rầy ở một số nước trên thế giới. Với tinh thần hòa nhập các nền văn hóa từ nước ngoài, một số bộ phận những người trẻ cũng cảm thấy thích thú, hào hứng với tinh thần của ngày nói dóc, mặc dù 364 ngày còn lại chưa chắc đã nói toàn sự thiệt.
Giới thứ tư trong năm giới của người Phật tử tại gia phải thọ trì là giới ngăn cấm sự nói dối. Thật sự mà nói, trong năm giới thì giới nào cũng quan trọng và hỗ tương cho nhau chứ khó mà nói giới nào khó giữ hoặc giới nào quan trọng nhất. Với người hay nói dối thì giới thứ tư là khó giữ nhất. Lời nói không tốn tiền để mua nhưng nói không khéo có thể làm chúng ta mất đi nhiều tài sản và tính mạng. Có thể mọi người nghĩ rằng nói dối để lừa gạt, làm hại người lợi mình là xấu chứ nói dối để đem đến lợi ích cho người và cho mình thì đâu có gì là xấu. Xin thưa rằng, dù với phương diện nào đi nữa, nói dối vẫn là một khẩu nghiệp bất thiện, sẽ để lại một kết quả nhất định.
Giới nói dối có bốn chi :
1.  Chuyện không thật (Atathaṃ vatthu): tức là ý nghĩa của lời nói không đúng sự thật xảy ra. Cũng gọi là chuyện bịa đặt.
2.  Tính nói dối (Visaṃvādanacittaṃ):  là sự cố ý muốn phát ngôn sai với sự thật để người nghe hiểu không đúng với điều thật xảy ra.
3.  Ráng sức nói dối  (Tajjovāyāmo):  là cố ý nói sai sự thật, cố ý làm người nghe tin như đúng sự hiện tại hay dành lời nói (cướp lời) để người nghe nhận sai sự thật.
4.  Người  nghe  đã  tin  lời  nói  (Parassatadatha vijānanaṃ): tức là người nào đã nghe, nhận hiểu sai với sự thật do lời nói dối, như thế là trọn đủ nết tánh nghiệp nói dối.[1]
Người có nết nghiệp nói dối xét đủ 4 chi thì kể nhưđứt  giới  nói  dối,  còn  nếu  không  đủ  chi,  mặc  dù  giới chưa  bị  đứt  nhưng  kể  như  giới  không  còn  trong  sạch (bất tịnh).
Nói dối là một giới cấm mà người tại gia nói chung cần phải giữ gìn cho được trong sạch, thì được nhiều phước thiện cao quý. Ngược lại, nếu người nào phạm đến giới nói dối, thì người ấy phải chịu phạm tội nặnghoặc nhẹ tùy theo sự thiệt hại đã gây ra đối với người tin theo sự lừa dối ấy. Ngay trong kiếp hiện tại người ấy bị mất uy tín đối với mọi người; nếu phạm tội nặng, thì ác nghiệp ấy có thể cho quả tái sinh trong cõi ác giới trong những kiếp vị lai.
Tùy theo tính chất hậu quả của việc nói dối mà chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả nhiều hay ít, tội nặng hay tội nhẹ. Nếu lời nói của ta gây ra cho người nghe một sự tin tưởng và làm thiệt hại đến họ, tùy theo mức độ thiệt hại mà tội nói dối của mình sẽ nặng hay nhẹ. Người có tâm ác lừa dối người khác, nếu người khác tin theo sự lừa dối của mình, thì người ấy tạo ác nghiệp nói dối, hội đầy đủ 4 chi pháp phạm điều giới nói dối. Nhưng nếu người khác không tin theo sự lừa dối ấy, thì người ấy không đủ chi, không phạm điều giới nói dối.
Chuyện tiền kiếp của Đức Phật Gotama khi còn Đức Bồ-Tát, Ngài sinh làm một khỉ chúa[2] sống trong rừng. Một hôm con cá sấu bò lên bờ gặp khỉ chúa, nói dối lừa gạt khỉ chúa rằng:
 Này chú khỉ, bờ sông bên kia có nhiều thứ trái cây ngon, nếu chú muốn qua bên đó thì chú lên ngồi trên lưng tôi, tôi sẽ chở chú qua bên kia.
Con khỉ chúa tin theo lời của cá sấu leo lên ngồi trên lưng; cá sấu bơi ra giữa dòng sông định lặn xuống, thì khỉ chúa bèn hỏi rằng:
 Này anh cá sấu, anh định cho tôi chìm trong nước để được sự lợi ích gì cho anh?
Cá sấu nói thật rằng:
 Này chú khỉ, tôi nói dối lừa gạt chú để ăn trái tim của chú.
Khỉ chúa bảo rằng:
 Này anh cá sấu, trái tim của tôi không có trong thân này, tôi đã gỡ trái tim ra và đem treo lủng lẳng trên cành cây kia kìa.
Vừa nói, khỉ chúa vừa đưa tay chỉ cho cá sấu thấy chùm trái cây gần bờ sông và bảo tiếp với cá sấu rằng:
 Nếu anh muốn ăn trái tim, thì anh chở tôi vào lại bờ cây kia.
Cá sấu nghe vậy tin theo lời của Đức Bồ Tát khỉ chúa, bơi vào gần bờ, Đức Bồ Tát khỉ chúa liền nhảy lên cành cây, sinh mạng được an toàn.
Như vậy, Đức Bồ Tát khỉ chúa nói dối lừa gạt cá sấu, nhưng không gây sự thiệt hại nào đến cá sấu. Cho nên, tuy Đức Bồ Tát khỉ chúa nói dối nhưng không có tội.
Một học sinh ngủ dậy trễ, đến lớp muộn, vì sợ thầy cô phạt nên nói là kẹt xe, bể bánh xe… đủ thứ muôn ngàn lý do để giúp mình giảm tội và tăng thêm tình tiết đáng thương. Vì nhiều người nghĩ rằng: “nói dối chút xíu thì có chết ai đâu” nên họ tha hồ nói dối. Chẳng chết ai, không bị trừ lương, không bị sa thải và không bị rầy la, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để trở thành điều kiện cần và đủ cho một lời nói dối.
Đức Phật giáo giới sa-di Rāhula trong kinh Giáo Giới Rāhula ở rừng Ambala[3]rằng, “Này Rāhula, đối với ai biết mà nói dối, không có tàm quý, thời Ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà không làm”. Đức Phật dạy Sa-di Rāhula, nhưng thực ra Ngài cũng dạy chúng ta, “những người biết nói dối nên không có việc ác gì mà không làm” đấy. Chúng ta nên học theo tinh thần của lời giáo giới ấy, tự nhắc nhủ bản thân “Ta quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi".
Đừng nghĩ rằng, một lời nói, dù chỉ là nói đùa, thì vô hại. Không phải tự nhiên mà cha ông ta đã dạy “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Nghiệp xuất phát từ tâm. Tâm tạo nghiệp qua thân, khẩu và ý.
Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.[4]
Chúng ta giữ được giới tránh xa sự nói dối đã là một việc thiện thì chắc chắn sẽ nhận được quả lành. Ngoài ra, kiêng tránh sự nói dối còn sẽ trổ quả cho chúng ta 14 quả phúc đặc biệt khác, như là:
1. Lục căn sáng tỏ.
2. Lời nói trôi chảy.
3. Răng bằng phẳng trong sạch.
4. Không quá mập.
5. Không quá ốm.
6. Không quá cao.
7. Không quá thấp.
8. Miệng thơm như hoa sen.
9. Có bạn bè siêng năng.
10. Lời nói ra được người tin.
11. Lưỡi mọng đỏ nhọn như kiến sen.
12. Tâm không tán loạn.
13. Gặp cảnh xúc thích hợp.
14. Không câm, ngọng …
Trong 32 đại tướng và 80 tướng đẹp của đấng thế tôn, ngài có một hảo tướng là “lưỡi dài, mềm và giọng nói có tám đặc tánh như giọng nói của phạm thiên”[5]. Sở dĩ ngài thành tựu quả phước đặc biệt này là bởi vì trải qua nhiều kiếp quá khứ, Bồ-tát đã kiên tránh không nói lời thô lỗ, chửi mắng, Ngài chỉ nói những lời lịch sự, không xúc phạm và làm hài lòng nhiều người. Do kết quả tương ứng với những việc phước như vậy, Ngài họ hưởng quả phước ở cõi chư-thiên, vượt trội các vị chư-thiên khác về mười phương diện. Khi tái sanh xuống cõi người, Ngài có được tướng lưỡi dài và mềm” và tướng “ giọng nói có tám đặc tánh như giọng nói của phạm thiên”.
Những người hay nói lời ác, chửi mắng thì thường có lưỡi dày, cong xuống và có đường chẻ khiến cho người khác biết rằng họ đã từng xoắn lưỡi nói lời ác. Những người thường nói ác ngữ thì có giọng nói bị bể, không rõ ràng. Tuy nhiên, Bồ-tát thì có lưỡi dài, mềm và phẳng đẹp để chư-thiên và nhân-loại có thể biết rằng Ngài không bao giờ nói ác ngữ mà chỉ nói lời dịu dàng, lịch sự và dễ nghe. Rõ ràng đây là biểu hiện của khẩu nghiệp thanh tịnh. Chúng ta, sở dĩ có “ngày nói dối”, thậm chí có cả một “đời nói dối”, nên tướng lưỡi đâu có trang nghiêm như vậy? Vậy nên, theo lời Phật dạy, giữ khẩu nghiệp thanh tịnh, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói đâm thọc, không nói thô ác, thay vào đó là những lời nói chân thật, hòa ái, thương yêu.
Nhân ngày quốc tế cá tháng tư gì đó, ai nói dối gì thì nói nhưng xin gửi bài viết này đến tất cả mọi người như là một món quà Pháp của đầu tháng. Gửi đến mọi người tất cả mọi điều an lạc và hạnh phúc trong suốt tháng nhé.



[1]Cư Sĩ Giới Pháp (Tk. Giác Huệ biên soạn).
[2]Jā.208 (Suṃsumāra Jātaka)
[3]MN.61
[4]Dhp.1
[5]DN.30

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Hình ảnh choáng ngợp từ thánh địa Phật giáo Bagan

Có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo đã được xây dựng trong khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều đại Pagan.
Kienthuc-Bagan-01
Thánh địa Phật giáo Bagan là một di tích lịch sử nổi tiếng ở vùng Mandalay, khu vực đồng bằng miền trung đất nước Myanmar. Đây là một thành phố cổ có hàng nghìn đền chùa, tự viện độc đáo còn được bảo tồn trên diện tích hàng chục km2.
Kienthuc-Bagan-02
Tại Bagan, đứng ở vị trí nào cũng thấy những ngôi chùa tháp cổ kính, nguy nga. Cảnh tượng này gây ấn tượng mạnh mẽ với những người được chứng kiến.
Kienthuc-Bagan-03
Thành phố Bagan đã tồn tại từ thế kỷ 9 cho đến thế kỷ 13 trong vai trò kinh đô và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vương quốc Pagan.
Kienthuc-Bagan-04
Vương triều Pagan khởi đầu từ năm 1057 với cuộc thôn tính vương quốc Thaton của vua Anawrahta. Anawrahta đã mang về Bagan nhiều thánh tích và kinh văn Phật giáo từ Thaton cùng với nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư, là cơ sở cho công cuộc kiến thiết thành phố Bagan tráng lệ.
Kienthuc-Bagan-05
Tầng lớp thượng lưu Bagan đã cho xây dựng hàng ngàn đền thờ và tu viện trên bình nguyên Bagan. Theo ước tính, có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo được xây dựng trong khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều đại Pagan, biến nơi đây thành điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ đạo Phật.
Kienthuc-Bagan-06
Trong thời hoàng kim, Bagan đã trở thành một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục của toàn thế giới. Các tu sĩ và học giả từ khắp nơi như Ấn Độ, Sri Lanka và người Khmer đến Bagan để nghiên cứu ngôn điệu, ngữ âm, ngữ pháp, chiêm tinh học, thuật giả kim, y học và pháp luật.
Kienthuc-Bagan-07
Sự tồn tại của kinh đô Bagan chấm dứt vào năm 1287, khi đội quân Mông Cổ đánh chiếm thành phố. Cư dân Bagan ly tán đi khắp nơi, chỉ còn lại một nhóm nhỏ ở lại.
Kienthuc-Bagan-08
Sau biến cố này, Bagan vẫn là điểm hành hương của các tín đồ Phật giáo. Một số công trình đền đài ấn tượng vẫn tiếp tục được xây dựng.
Kienthuc-Bagan-09
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 là giai đoạn thoái trào của Bagan, với việc xây dựng “nhỏ giọt” các công trình mới, với số lượng trên dưới 200 trong thời gian này.
Kienthuc-Bagan-10
Chỉ còn một phần nhỏ chùa tháp được bảo trợ để duy trì hoạt động phục vụ người hành hương, hàng nghìn công trình còn lại đã bị bỏ hoang và hủy hoại theo năm tháng.
Kienthuc-Bagan-11
Trong số 10.000 chùa tháp từng tồn tại trong lịch sử ở Bagan, ngày nay chỉ còn lại khoảng 2.200 công trình được gìn giữ khá nguyên vẹn. Bên cạnh đó là hàng nghìn phế tích của những ngôi đền, chùa đã sụp đổ.
Kienthuc-Bagan-12
Chùa Ananda là một trong những ngôi chùa rộng lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở Bagan. Công trình được xây dựng vào năm 1105, biểu thị trí tuệ vô thượng vô biên của Phật. Chùa được làm bằng đá, có kiến trúc theo hình thập tự, ở trung tâm là khối lập phương và trên mỗi phía là tượng Phật đứng. Khối kiến trúc vươn lên với tận cùng là các đỉnh nhọn, vuốt thon búp măng, gọi là shikhara.
Kienthuc-Bagan-13
Đền Shwesandaw trông xa giống như một kim tự tháp, có 4 mặt, 5 tầng và một stupa (tháp hình quả chuông úp) trên đỉnh. Tương truyền, ngôi đền này được xây dựng bởi vua Anawrahta năm 1057 để lưu giữ một trong 8 sợi tóc của Phật Thích ca được đem về từ Ấn Độ.
Kienthuc-Bagan-14
Đền Thatbyinnyu được xây dựng vào giữa thế kỷ 12 là ngôi đền cao nhất ở Bagan và có thể được nhìn thấy tại mọi điểm ở vùng đất này.
Kienthuc-Bagan-15
Ở Bagan từng có những ngôi chùa được phủ vàng và những kiến trúc hoàng gia tráng lệ. Đáng tiếc rằng các cấu trúc bằng gỗ đã bị hủy hoại cùng thời gian và những mái chúa vàng không tồn tại nổi trước các hoạt động cướp bóc.
Kienthuc-Bagan-16
Những công trình kiến trúc còn sót lại ở Bagan chính là hiện thân của một lối kiến trúc đã mất hẳn trong lịch sử.
Kienthuc-Bagan-17
Nhìn chung, các công trình chùa tháp ở Bagan có cấu trúc khá đồng nhất với phần trên cùng hình tháp tròn đặt trên ba tầng tháp vuông. Trong nhiều ngôi chùa còn lưu lại các tác phẩm điêu khắc giá trị mang chủ đề Phật giáo. Có thể nói mỗi một ngôi đền, chùa ở Bagan đều là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
Kienthuc-Bagan-18
Vào thời điểm hiện tại, do số lượng đền chùa ở Bagan quá lớn nên rất nhiều công trình không được thường xuyên chăm sóc, đã bị hủy hoại và hư hỏng nhiều.
Kienthuc-Bagan-19
Vào những năm 90, chính phủ Myanmar cố gắng trùng tu lại những công trình bị hư hại theo thiết kế ban đầu bằng những vật liệu hiện đại nhưng kế hoạch này đã bị các chuyên gia quốc tế phản đối vì không bảo đảm sự chính xác của kiến trúc nguyên bản.
Kienthuc-Bagan-20
Được so sánh với kỳ quan Angkor Wat của Campuchia, nhưng vì nhiều lý do mà hiện tại Bagan chưa được đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Dù vậy, thánh địa Phật giáo Bagan vẫn là một thắng cảnh hàng đầu của Myanmar, thu hút một lượng du khách khổng lồ đến thăm viếng mỗi năm.
Theo KIẾN THỨC

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Đồng hồ sức khỏe và lối sống nhà Phật - Minh Kiến


Trong Phật giáo có câu "Không bệnh tật là tài sản vô cùng quí báu" (Arogayā paramālābhā). Con người từ xưa mới tìm mọi cách để bảo vệ chính mình khỏi bệnh tật, nạn tai để được sống lâu hưởng thụ. Nhưng cách thực hành thì mỗi trường phái, mỗi mỗi người có phương thức khác nhau cả cách nhìn nhận, không muốn tuân thủ, chấp nhận theo sự thật mà cơ thể con người đang tồn tại. Hiểu rõ cách làm việc của cơ thể và tạo thuận lợi cho cơ thể kéo dài sự làm việc trong môi trường và khả năng của chúng là một trong những cách làm có kết quả.

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có những khoảng thời gian hoạt động và nghỉ ngơi khác nhau. Nếu như hay thức quá khuya hoặc không hiểu rõ nó thì sẽ làm đảo lộn cơ chế hoạt động sinh lý của cơ thể, từ đó sẽ gây ra các loại bệnh tật. Đức Phật biết được qui tắc làm việc của cơ thể con người nên ngài đã thực hành (Buddhakicca - Phật sự 5 điều) và truyền dạy vào sinh hoạt của Phật tử từ hơn 2,500 năm qua. Y khoa và khoa học cũng đã chứng minh điều đó:

 1377601_171892699681277_2111742723_n

+ Từ 19h - 21h là thời gian của cơ tim, nó là một thành phần quan trọng của tim và là thời gian hoạt động của hệ tuần hoàn máu. Đoạn 19h, nhiệt độ cơ thể tăng lên tối đa, người bị bệnh ngoài da phải để ý trong thời gian này. 

+ Từ 21 - 23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này nên ở trạng thái yên tĩnh, hành thiền hoặc nghe âm nhạc thư giãn, nghe Pháp thoại. Đức Phật dành thời gian từ 19h đến 23h này thuyết Pháp, nói chuyện, ban giáo huấn cho chư sư.

+ Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say. Thời gian này chỉ có chư thiên từ các cõi trời xuống trần gian để vấn đạo đức Phật hoặc các vị có công hạnh, đạo hạnh thâm sâu. 

+ Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say. Chỉ có đức Phật và các vị hành thiền thức vào lúc này mà không ảnh hưởng sức khỏe vì các ngài đã làm chủ được hoạt động tâm sinh lý nhờ loại hoocmon đặc biệt! Những ai mơ mộng vào giai đoạn 23h - 3h này phần nhiều chính xác do chư chư thiên mách bảo.

+ Từ 0h - 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya. Đức Phật cũng sẽ nghiên lưng nghỉ ngơi chốc lát vào tàn canh này.

+ Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này. Thức dậy sớm như các nhà sư để tập thể dục cho phổi bằng cách hít thở không khí trong lành, tụng kinh, học bài trước khi đi học... Các sư, tu sĩ, Phật tử thường thức dậy tụng kinh sáng vào khoản thời gian này. Một số người thường có thói quen thức dậy phải hút thuốc để khỏi nhạt miệng là thói quen vô cùng độc hại cho phổi! Đức Phật cũng biết là sau khi họ tụng kinh, hành thiền, có ai tâm đạo và phước tuệ vững mạnh hay không để ngài đến tiếp độ.

+ Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này. Đi vệ sinh đi chứ để chất thối, chất độc trong người làm gì. Nếu không, qua thời gian này, cơ thể sẽ hút nước và thức ăn ở đây trở lại (trong đó là độc tố dư thừa cần thải). Mà đi trễ lại phải đợi nhau làm chi cho khổ. Nước tiểu để lâu bên trong lại đóng cặn thành sỏi nữa. Một trong những phương pháp kích thích sự đào thải chất dư thừa độc hại trong cơ thể thì người ta hay uống nước ấm sau khi ngủ dậy hoặc uống trà nhạt nhạt... chắc chắn đi ngoài sẽ rất thuận lợi.

+ Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn. Nhà sư Phật giáo Nguyên Thủy sẽ đi khất thực giờ này để ăn sáng mà không ăn chiều và tối cũng là lý do đó. 

+ Từ 9h - 11h là thời gian của lá lách và tuyến tụy. Lá lách hoạt động như hệ thống miễn dịch của cơ thể. Loại bỏ máu đỏ xấu đi. Tuyến tụy sản xuất enzyme giúp tiêu hóa thức ăn trong ruột non. Cơ thể năng nổ và rất tích cực thuận lợi cho làm việc hay hoạt động. Không chỉ có Phật giáo mà các trường học, công sở cũng tích cực hoạt động vào khung thời gian này.

+ Từ 11h - 13h là thời gian của tim. Là cơ quan quan trọng nhất, bơm máu và chất dinh dưỡng cho não và đi khắp cơ thể. Giai đoạn này, huyết áp sẽ tăng lên đáng kể, những người có triệu chứng rối loạn tuần hoàn máu hoặc nhịp tim sẽ đổ mồ hôi rất nhiều và cảm thấy nóng nãy. Các sư sẽ chọn dùng trưa vào thời điểm này dưới bóng cây mát mẽ (chuyện ngài Assaji thọ thực, nhà sư hiện nay độ ngọ) hoặc trong hang động, bên bờ sông... để tim hoạt động thoải mái, giảm nhiệt độ, nghỉ trưa dành năng lượng cho tim làm việc.

+ Từ 13h - 15h là thời điểm ruột non tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Nếu không ăn trưa hoặc ăn không vừa đủ sẽ cảm thấy đói và khó chịu. Người ta thường ăn vặt là vậy.

+ Từ 15h - 17h là thời gian bàng quang lưu trữ nước được lọc qua từ thận. 17h tim mạch và cơ bắp trong cơ thể cứng rắng mạnh mẽ phù hợp với việc tập thể dục, làm cặn bả trôi chảy thuận lợi, bài tiết ra ngoài qua mồ hôi.

+ Từ 17h - 19h là thời điểm của thận lọc chất thải từ máu và làm cân bằng sinh lý trong cơ thể. Đoạn 18h, huyết áp tăng cao, nên uống nhiều nước sạch (không uống nước đá) và không nên ngủ trong thời gian này (Làm cho cơ thể khó ngủ vào ban đêm). Các chùa thường tụng kinh chiều và hành thiền vào thời gian này để điều hòa huyết áp. Đồng thời có những thứ nước sinh tố (gọi là Atthabana - có 8 loại) đức Phật cho phép dùng vào buổi tối, một phần cung cấp thêm nước cho cơ thể.

Chúng ta sẽ nhận thấy một điều quan trọng nữa là từ sau 15h trở đi cho tới khuya, các bộ phận tiêu hóa không làm việc. Trong Phật giáo, các sư, và Phật tử giữ giới không ăn tối là một chứng minh rằng cơ thể không cần thiết chất dinh dưỡng vào thời gian này. Và sẽ tiếp năng lượng cho cơ thể vào sáng ngày hôm sau một cách ngon miệng. Do đó, việc ăn bữa tối bắt buộc bộ phận tiêu hóa phải làm việc tăng ca đương nhiên sẽ giảm tuổi thọ cho cơ quan này. Đồng thời, chất dinh dưỡng mà cơ thể không cần thiết ấy khi vào trong rồi xử lý thế nào? Cơ thể mang trữ ở các tế bào và làm con người có chứng béo hay béo phì là vậy.

Vẫn biết những chi tiết nêu trên là có cơ sở cả nghiên cứu khoa học, y khoa và cả Kinh điển lẫn lối sống an lạc của Phật giáo nhưng ái dục của con người luôn không nghe lời để tốt hơn mà luôn xúi dục mình làm những thứ theo ý mình bởi năng lực của Tham Sân Si. Dó đó, những người thương yêu chính mình thật sự sẽ chiến thắng được chính mình để thực hành theo, mong một cuộc sống an lạc,giảm bệnh tật bằng cơ thể khỏe mạnh cả thân lẫn tâm. 

Ngũ uẩn này sinh ra là khổ, rồi sẽ hư hoại theo định luật tự nhiên nhưng phải biết bảo trì, sử dụng nó để hành đạo và làm lợi ích. Hãy cố gắng tự nhắc mình và chung tay giúp đỡ chăm lo cho những người thân yêu. Sadhu, lành thay.

Minh Kiến.

----------------------------------------------------
Tham khảo:
1. อรพินทร์ เชียงปิ๋ว. นาฬิกาชีวภาพ. วารสารวิทยาศาสตร์. 2550;1:47-54
2. นาฬิกาชีวิต (http://บ้านสุขภาพล้างพิษตับ.blogspot.in/2013/05/body-cloak.html)
3. Ngủ muộn - Tự giết chính mình (https://www.facebook.com/vinaresearchvn/posts/488508827911774)
4. Thời gian biểu cho sức khoẻ của bạn (http://giaoduc.net.vn/Suc-khoe/Suc-khoe-360/Thoi-gian-bieu-cho-suc-khoe-cua-ban/171997.gd)

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Nghi lễ thay đổi y phục bức tượng Phật Ngọc tại Wat Phrakaew


Chủ nhật, lúc 17h17, ngày 16 tháng 03 năm 2557 – 2014, Thái tử Somdet Phra Borommaorasathirat đã đại diện Quốc vương Bhumibol Adulyadej để chủ trì nghi lễ thay đổi trang phục cho bức tượng Phật ngọc thiêng liêng nhất của vương quốc thái lan tại chánh điện Wat Phrakaew (Bangkok).
Thái tử đã thay đổi trang phục từ mùa mưa sang mùa nóng cho bức tượng Phật ngọc và làm lễ cầu quốc thái dân an theo nghi thức hoàng gia. Được biết, cứ khoảng 4 tháng, đích thân Quốc vương và hiện tại là Thái tử sẽ chủ trì nghi lễ quan trong này. Tính theo lịch Ấn Độ, một năm có ba mùa và cứ một mùa sẽ thay đổi một trang phục khác nhau tượng trưng cho mùa đó.
Tháp tùng theo Thái tử, Vương phi Srirasmi Akharaphongpreecha của Thái tử cũng đến tham dự nghi lễ hoàng gia này.

Wat Phrakaew hay còn gọi là Wat Phra Si Rattana Satsadaram là ngôi chùa hoàng gia bậc nhất của Thái Lan. Bên trong chánh điện tôn thờ  bức tượng Phật ngọc bằng cẩm thạch, cao 66cm.Dù bức tượng này có kích thước nhỏ nhưng đây lại là tượng Phật quan trọng nhất đối với toàn dân Thái Lan.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Lễ cung nghinh nhục thân Đức đệ nhất Phó vua sãi Phật Giáo Thái Lan

13h ngày 9 tháng 3 năm 2557 - 2014, tại Wat Saket Rajaworamahaviharn (Bangkok) đã trang nghiêm cử hành nghi lễ cung tiễn nhục thân của đức Trưởng lão Somdet Phra Buddhacharn -  đức Đệ nhất Phó vua sãi Tăng già Phật Giáo hoàng gia Thái Lan từ Wat Saket đến đài hỏa tảng tại Wat Thepsirin Rajaworaviharn để thực hiện nghi thức hỏa táng.
Đến tham dự và cung nghinh nhục thân của Hòa thượng Phó vua sãi gồm có các thành viên của Hội đồng Tăng già tối cao Phật Giáo Thái Lan, đại diện các ban ngành chính phủ cùng với sự hiện diện của tăng tín đồ ở khắp mọi nơi vân tập về.
Hòa thượng Somdet Phra Buddhajarn viên tịch vào ngày 8 tháng 10 năm 2556 - 2013 tại bệnh viện Samitivej, trụ thế 85 tuổi. Nhục thân của Ngài được tôn trí tại bổn tự Wat Saket trong 7 tháng theo truyền thống dành riêng cho các vị thành viên tối cao của Giáo hội Tăng già Thái Lan.
Xin giới thiệu một vài hình ảnh của đoàn cung nghinh nhục thân của Ngài từ Wat Saket: