Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nhìn thấy hình ảnh những hoa tuyết bằng giấy được dán lên tường trang trí trong dịp lễ hội mùa đông. Kích thước của mỗi hoa tuyết chỉ cỡ 1 mm, là những hình đối xứng lục giác rất phức tạp nhưng cũng rất hoàn hảo, không lẽ có những hoa tuyết như thế này thật sao?
Vì nước có công thức phân tử là H2O, nên xung quanh mỗi nguyên tử Oxy có hai nguyên tử Hydro. Chính tính đối xứng lục giác của các tinh thể nước ở thể rắn đã làm cho hoa tuyết cũng có tính đối xứng lục giác.
Vì sao hoa tuyết có những hoa văn cầu kỳ, phức tạp?
Khi các hạt băng li ti kết hợp với nhau, chúng tạo thành một hình trụ đối xứng lục giác. Khi những tinh thể hình trụ này trở nên ngày càng to lớn hơn, chúng “mọc” thêm 6 nhánh từ 6 đỉnh của lục giác. Các nhánh này cũng là những hình trụ lục giác (do cũng là các tinh thể băng), nên từ đó lại mọc ra các nhánh phụ nữa do cùng nguyên nhân như trên. Rồi từ các nhánh phụ lại mọc ra các nhánh con nữa, và cứ thể tiếp tục…
Điều cuối cùng cần giải thích nữa là vì sao 6 nhánh của một hoa tuyết gần như hoàn toàn giống nhau, trong khi không thể tìm được hai hoa tuyết hoàn toàn giống nhau.
Trong quá trình các nhánh được tạo thành thì tinh thể di chuyển không ngừng trong đám mây, đến những nơi có nhiệt độ và độ ẩm (hai yếu tố quan trọng nhất quyết định hình dạng của hoa tuyết) khác nhau. Tuy nhiên, vì tinh thể rất nhỏ bé, nên dù nó có đi đến đâu thì cả tinh thể vẫn chịu cùng một nhiệt độ và độ ẩm như nhau, và do đó mà các nhánh phát triển đồng đều nhau, tạo nên những hình dạng giống nhau ở cả 6 nhánh.
Và cũng vì các tinh thể di chuyển một cách ngẫu nhiên, nên không có hai tinh thể nào trải qua cùng một điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như nhau. Kết quả là không có hai hoa tuyết nào hoàn toàn giống nhau.
Dưới đây là một số hình ảnh hoa tuyết do nhiếp ảnh gia người Nga Alexey-Kljatov thực hiện:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét