Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

GOOD BYE 2013

Bye-Bye-2013-Welcome-2014-Happy-New-Year-hd-Wallpaper-free-download3
Chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa thôi sẽ bước sang một năm mới. Good bye 2013.
Thật tình mà nói với cái năm 2013 này dường như chẳng có chút tình cảm gì với nó. Mình chẳng làm được gì, thậm chí mất còn nhiều hơn là được. Nhưng mà dù sao, Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân, thời gian trôi qua theo định luật của nó, mình làm được gì hay đánh mất gì thì sao trách nó được. 
Vậy là thêm một năm trên đất khách nữa. Đến những ngày cuối cùng của năm mà còn phải vương mang cái nghiệp. Dường như nó luôn rình rập mình và có thể ập đến tấn công mình bất cứ lúc nào.
Ai cũng nói là sẽ sửa đổi, sẽ hoàn thiện mình trong năm sau. Sang năm mới làm cái mới. Với mình thì never, bây giờ mình không sửa được thì đợi đến khi nào mới sửa.
Hy vọng mọi chuyện không hay đã xảy ra, những chuyện bất mãn đã và đang hiện diện trong tôi, hãy cho nó tan biến theo tờ lịch cũ để chuẩn bị sang cuốn lịch mới.
Cầu mong cho tất cả huynh đệ, người thân, bè bạn và tất cả mọi người quen cũng như không quen được một năm mới thật nhiều niềm vui và tràn đầy phước thiện.
HAPPY NEW YEAR 2014

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Vẻ đẹp kỳ diệu của hoa tuyết

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nhìn thấy hình ảnh những hoa tuyết bằng giấy được dán lên tường trang trí trong dịp lễ hội mùa đông. Kích thước của mỗi hoa tuyết chỉ cỡ 1 mm, là những hình đối xứng lục giác rất phức tạp nhưng cũng rất hoàn hảo, không lẽ có những hoa tuyết như thế này thật sao?
Vì nước có công thức phân tử là H2O, nên xung quanh mỗi nguyên tử Oxy có hai nguyên tử Hydro. Chính tính đối xứng lục giác của các tinh thể nước ở thể rắn đã làm cho hoa tuyết cũng có tính đối xứng lục giác.
Vì sao hoa tuyết có những hoa văn cầu kỳ, phức tạp?
Khi các hạt băng li ti kết hợp với nhau, chúng tạo thành một hình trụ đối xứng lục giác. Khi những tinh thể hình trụ này trở nên ngày càng to lớn hơn, chúng “mọc” thêm 6 nhánh từ 6 đỉnh của lục giác. Các nhánh này cũng là những hình trụ lục giác (do cũng là các tinh thể băng), nên từ đó lại mọc ra các nhánh phụ nữa do cùng nguyên nhân như trên. Rồi từ các nhánh phụ lại mọc ra các nhánh con nữa, và cứ thể tiếp tục…
Điều cuối cùng cần giải thích nữa là vì sao 6 nhánh của một hoa tuyết gần như hoàn toàn giống nhau, trong khi không thể tìm được hai hoa tuyết hoàn toàn giống nhau.
Trong quá trình các nhánh được tạo thành thì tinh thể di chuyển không ngừng trong đám mây, đến những nơi có nhiệt độ và độ ẩm (hai yếu tố quan trọng nhất quyết định hình dạng của hoa tuyết) khác nhau. Tuy nhiên, vì tinh thể rất nhỏ bé, nên dù nó có đi đến đâu thì cả tinh thể vẫn chịu cùng một nhiệt độ và độ ẩm như nhau, và do đó mà các nhánh phát triển đồng đều nhau, tạo nên những hình dạng giống nhau ở cả 6 nhánh.
Và cũng vì các tinh thể di chuyển một cách ngẫu nhiên, nên không có hai tinh thể nào trải qua cùng một điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như nhau. Kết quả là không có hai hoa tuyết nào hoàn toàn giống nhau.
Dưới đây là một số hình ảnh hoa tuyết do nhiếp ảnh gia người Nga Alexey-Kljatov thực hiện:





















Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Giải mã quyền năng kỳ lạ của nhà vua Thái Lan


Năm 1992, vài giờ sau khi yết kiến nhà vua, Thủ tướng Thái Lan và đối thủ cùng tuyên bố rời khỏi chính trường. Quân đội buông vũ khí. Người biểu tình rút lui.

Sau nhiều ngày chìm trong khói lửa, hơi cay, đường phố thủ đô Bangkok ngày 5/12 bỗng yên ả lạ thường. Ở nhiều nơi, xe ô tô không hoạt động, không có dấu hiệu nào của những cuộc biểu tình chống chính phủ vốn đã gây náo loạn suốt hơn 1 tuần trước đó. Quốc kì Thái Lan tràn ngập.
Người dân, đa phần đều mặc áo vàng, đổ ra phố, ngồi dọc 2 bên đường. Họ chờ đợi hàng giờ chỉ để được nhìn thấy xe ô tô của nhà vua Bhumibol Adulyadej cùng đoàn hộ tống đi qua trong ngày sinh nhật lần thứ 86 của ông. Họ vẫy cờ, chắp tay, rưng rưng nước mắt và hô vang “Đức vua vạn tuế”.
 1
Ở quốc gia hơn 62 triệu dân này, những bức chân dung to hơn người thật của nhà vua được treo tại phần lớn các gia đình, các sảnh lớn, toà nhà văn phòng, nút giao thông như một minh chứng cho vị trí của ông trong đời sống xã hội.
Mỗi năm đi 30.000 dặm gặp nhân dân
Nhà vua Thái Lan được người dân nước này tôn kính như một vị Phật sống. Họ gọi ông bằng nhiều cái tên trìu mến nhưng không kém phần ngưỡng vọng: Vị chúa ngự phía trên chúng conVua của nhân dân... Sự tôn kính này không phải bắt nguồn từ những bí ẩn hay chịu sự tác động của một thế lực nào khác, mà từ chính thực tế đời sống.
Năm 18 tuổi, nhà vua Bhumibol lên ngôi sau cái chết bất ngờ của anh trai. Chưa từng được học về trách nhiệm của tầng lớp đế vương, song vị vua trẻ đã thề "cai trị quốc gia bằng sự công bằng, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân". Và ông đã chứng minh rằng đó không chỉ là lời hứa suông.
Khi còn trẻ, sức khoẻ còn dồi dào, trung bình mỗi năm, nhà vua Bhumibol chỉ ở trong cung điện khoảng 7 tháng. Thời gian còn lại ông thường xuyên đi thị sát, tới những nơi xa xôi hẻo lánh, nghèo khó nhất Thái Lan, trò chuyện với người dân, xuống ruộng với họ, hoà mình vào với cuộc sống ở đó.
Quãng đường “rong ruổi” của ông mỗi năm trung bình khoảng 30.000 dặm - hầu hết đều trên chiếc xe jeep tự lái. Trong tâm trí của những người dân Thái, nhà vua là một người thân thiện, với cuốn sổ và chiếc bút trên tay, luôn lắng nghe và tràn đầy ý tưởng mới.
 2
Nhà vua Thái Lan nói chuyện với người dân nghèo trong một chuyến thị sát của mình.
Biểu tượng trường tồn qua thời gian
Ông đã biến cung điện Chitralada rộng lớn của mình thành tổ hợp trang trại, cánh đồng, nhà máy chế biến - nơi ông có thể tiến hành nhiều thí nghiệm và thực hiện hàng loạt các đề án về nông nghiệp, thuỷ lợi. Từ đây, hơn 3.000 đề án do chính nhà vua khởi xướng đã được triển khai trên toàn quốc, cải thiện điều kiện sống của dân nghèo ở nông thôn.
Văn phòng Ban phát triển dự án Hoàng gia cũng đã được xây dựng và thành công trong việc huy động ngân sách cũng như nguồn nhân lực từ phía các cơ quan chính phủ, nhằm thực hiện các dự án do Hoàng gia đề xuất - đa phần là dự án thuỷ lợi quy mô lớn. Thời điểm năm 1998 - 2003, khi chính sách phát triển của nhà nước thất bại, các tổ chức phi chính phủ đang có nhiều hoạt động, nhà vua cũng đã thiết lập tổ chức phi chính phủ Hoàng gia nhằm thúc đẩy nền kinh tế tự cung tự cấp và được số đông chấp thuận, làm theo.
Không những thế, vua Bhumibol cũng đã hỗ trợ chính phủ trong việc đưa ra hàng loạt giải pháp cho các vấn đề, từ giảm lũ lụt, hạn hán tới ùn tắc giao thông và phúc lợi xã hội.
Suốt 6 thập kỉ trị vì, nhà vua Bhumibol đã chứng kiến 17 cuộc đảo chính và 26 đời thủ tướng, kinh tế quốc gia phát triển, còn giá trị cộng đồng và gia đình bị suy giảm, tham nhũng trở thành một phần của đời sống. Dù thế, trong tâm niệm của người Thái Lan, nhà vua vẫn là hình ảnh mẫu mực của triết lý đạo Phật, chính trực, vô tư, tách mình khỏi đầy rẫy những vết nhơ và cám dỗ của cuộc sống.
Đối với người dân Thái Lan, nhà vua là một biểu tưởng của sự ổn định, một huyền thoại về nhân cách mà họ cảm thấy hết mức tin tưởng, một vị vua đáng kính trọng vì đã cống hiến cả cuộc đời mình để phục vụ đất nước.
“Quyền lực dự phòng” trong chính trường bất ổn
Mặc dù theo luật pháp, nhà vua phải đứng ngoài các vấn đề về chính trị, và quyền lực của ông chỉ mang tính biểu tượng, song bằng bằng sự công tâm và trung lập của mình, ông đã không ít lần thành công trong việc làm cố vấn, trung gian hoà giải những bất hoà chính trị liên tiếp xảy ra tại quốc gia này.
Một trong những hình ảnh của nhà vua Bhumibol để lại ấn tượng nhất với người dân Thái Lan và cả thế giới là sự xuất hiện trực tiếp trên truyền hình, trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Suchinda Kraprayoon và chính trị gia đối lập Chamlong Srimuang - hai nhân vật trung tâm gây ra cuộc biểu tình bạo lực khiến nhiều người dân thiệt mạng năm 1992.
Vua Bhumibol đã kêu gọi kiềm chế và hợp tác "vì đất nước của tất cả chúng ta chứ không phải vì đất nước của hai vị. Cuộc khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng đến mọi người ở Bangkok, mà còn ảnh hưởng tới cả nước. Nếu như Bangkok bị thiệt hại, cả nước cũng sẽ bị thiệt hại. Không ai có thể hát khúc ca khải hoàn trên đống đổ nát của đất nước”. Vài giờ sau đó, Thủ tướng Kraparayoon và đối thủ đều đồng loạt tuyên bố rời khỏi chính trường, quân đội buông vũ khí, người biểu tình cũng rút lui.
 3 (1)
Nhà vua Bhumibol triệu kiến Cựu Thủ tướng Thái Lan Suchinda Kraprayoon (vest đen) và Tướng Chamlong Srimuang (áo xanh) để hoà giải hai bên.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda, người trực tiếp theo dõi cuộc nói chuyện này nhớ lại: "Ngài không can thiệp cho tới khi chính phủ khi đó không thể nào kiểm soát được tình hình. Trong thời khắc vô cùng khủng hoảng, mọi người đã tìm tới ngài để kêu gọi giúp đỡ ngăn chặn đổ máu. Ngài đã mang lại hoà bình bằng cách đưa ra những lời khuyên".
Trong khi đó, cựu Thủ tướng Thái Lan Anad Panyarachun đã miêu tả quyền năng của nhà vua Bhumibol như một thứ "quyền lực dự phòng", luôn được sử dụng một cách tiết kiệm nhưng đầy khôn ngoan, đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự ổn định của quốc gia. Quyền lực này, theo ông Panyarachun, được tích luỹ trong suốt cuộc đời cống hiến cho đất nước của nhà vua, là thứ không thể truyền lại, cũng không thể kế thừa được.
Ông Sompop Louilarpprasert, thợ may của nhà vua tâm sự rằng: "Tôi muốn may xiêm y cho đức vua khi ngài 90 tuổi, 100 tuổi hoặc thậm chí là lâu hơn nữa". Ông Sompop là người đã may chiếc áo khoác màu hồng mà nhà vua mặc trong một dịp rời khỏi bệnh viện nơi ông điều trị từ năm 2009. Chỉ vài giờ sau đó, những chiếc áo màu hồng giống màu áo nhà vua đã được bán ở hàng nghìn địa điểm khác nhau trên khắp quốc gia. Có ngày, cả đường phố tràn ngập màu áo hồng của vua.
 4
Người Thái mặc áo hồng, thắp nến cầu chúc cho sức khỏe nhà vua trước cửa bệnh viện nơi ngài điều trị
Những người dân Thái Lan nói rằng họ coi màu hồng gắn liền với sự phục hồi sức khoẻ của vua Bhumibol và rằng nó sẽ mang tới cho ông sự may mắn. Bằng cách mặc màu hồng, những người dân đã cầu chúc cho ông - vị thủ lĩnh tinh thần - sẽ khoẻ mạnh và sống thật lâu với họ.

(My Lan - theo Trí Thức Trẻ) - soha.vn

Tổ chức Giáo Hội Phật giáo tại Thái Lan.


Monks_in_Wat_Phra_Singh_-_Chiang_Mai
Hiện nay tại Thái Lan có hai chi phái đều thuộc hệ phái Phật giáoTheravada, đó là chi phái Maha Nikaya và chi phái Dhammayut Nikaya. Đến nay chi phái Maha Nikaya là phái lớn có dấu tích là phái truyền thừa trực tiếp đến việc thành lập Giáo Hội Phật giáo Thái Lan xuất phát ban đầu do Tăng đoàn Phật giáo Lanka truyền sang vào thời kỳ Sukhothai; chi phái Dhammayut thì do Hoàng tử H.R.HMongkut thành lập năm 1833, về sau ngài lên ngôi kế vị Vua cha; chi phái này nhỏ hơn phái Mahanikaya, dành riêng cho những vị nghiêm trì giới luật. Cả hai chi phái đều chịu sự chỉ đạo chung của Hội đồng Tăng Già Tối cao của Giáo Hội và Đức Tăng Thống, do đó những hình thức canh tân biệt truyền trong nội bộ các chi phái hiện nay phần nào được giảm đi đáng kể.
Ở các thế kỷ trước, Giáo Hội Phật giáo Thái Lan chịu sự quản lý của Sắc luật Giáo Hội được ban hành lần đầu tiên vào năm 1902, Sắc luật thứ hai của Giáo Hội ban hành năm 1941, và Sắc luật của Giáo Hội hiện nay được ban hành vào năm 1962 và đã được tu chính vào năm 1992. Có hai chi phái được luật pháp công nhận đều thuộc hệ phái Phật Giáo Đại thừa từ Trung Quốc và Việt Nam truyền sang, hai chi phái nầy cùng hoạt động với hệ phái Phật Giáo Theravada (gồm hai chi phái Maha Nikaya và Dhammayut đã nói trên). Cả hai hệ phái đều đặt dưới sự lãnh đạo chung của Đức Tăng Thống (Sangharaja) do Quốc vương ban chiếu chỉ sắc phong thông qua đề xuất của hệ phái Theravada; Đức Tăng Thống theo qui định tại vị suốt đời; giúp việc cho Đức Tăng Thống có Hội đồng Tăng già Tối cao (Mahathera Samakhom)cử ra một Ban thường trực gồm 8 vị ủy viên và một Hội Đồng Trị Sự gồm 12 vị ủy viên do Đức Tăng Thống bổ nhiệm.
Đứng đầu Hội đồng Tăng Tối cao của Giáo Hội là Đức Tăng Thống, ngài có nhiệm vụ và quyền hạn ban hành sắc luật của Giáo Hội, phê chuẩn ban hành các điều lệ, nội quy và bổ nhiệm các thành viên quản lý điều hành Giáo Hội do hai các hệ phái đề cử.  Công tác quản lý điều hành Giáo Hội được giao cho một Văn phòng Phật giáo Quốc gia phụ trách, văn phòng này đảm nhiệm vai trò của một  Ban thư ký Hội đồng Tăng già Tối cao của Giáo Hội. Văn phòng Phật giáo Quốc gia có trách nhiệm liên lạc và điều phối nhằm đạt hiệu quả cao nhất mọi hoạt động Phật sự của Giáo Hội với Nhà nước. Văn phòng này còn có nhiệm vụ chăm sóc chư tăng và các chùa trên cả nước khi có nhu cầu cần đến sự tài trợ từ ngân sách nhà nước và trợ cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách chính phủ cho những tăng sĩ đảm đương công tác hành chánh phục vụ giáo hội.
a6IlF
Theo qui định, Giáo hội Thái Lan được tổ chức rất qui củ. Hằng ngàn tự viện và khoảng 300 ngàn vị  sư ( tỳ kheo và sadi) đặt dưới sự quản lý tập trung của Giáo Hội, luôn luôn được Nhà nước tôn trọng và hỗ trợ. Trong Giáo hội có sự thống nhất về Tăng sự, Giáo dục và Nghi lễ. Với một hệ thống lãnh đạo và quản lý tập trung, mọi hoạt động của Giáo hội luôn được sự giám sát chặt chẽ ; kỷ luật, kỷ cương được bảo đãm duy trì; bên cạnh đó còn có một kênh truyền thông liên lạc của chính quyền từ trung ương  đến cơ sở khắp các tỉnh thành trên cả nước có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi và giám sát mọi hoạt động của Phật giáo để kịp thời hổ trợ giúp đở. Từ thực tế này, chứng minh rằng, bao giờ tổ chức Giáo hội Phật giáo được sự hợp tác chặc chẽ của chính quyền nhà nước các cấp, thì lúc bấy giờ Phật giáo có cơ duyên thuận lợi được duy trì và phát triên bền vững và nhờ vậy Giáo Hội mới thực hiện xuất sắc vai trò của Phật giáo trong sự nghiệp đoàn kết nhân dân và công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, việc quản lí Giáo hội quá phụ thuộc vào một cơ chế lãnh đạo tập trung như thế, xét ra, lắm lúc khó có thể thỏa mãn kịp thời yêu cầu khẩn thiết và thích ứng với hòan cảnh xã hội đang nhanh chóng đổi thay.
Hiện nay Phật giáo Thái Lan đang cần có một sắc luật đổi mới của Giáo Hội, một sắc luật nhằm cải cách Giáo hội đang được dự thảo và đem ra thảo luận. Cơ chế quản lý điều hành chung của Gíao hội sẽ được thay đổi theo cơ chế chấp hành được gọi là Cơ chế Đại chúng (Mahaganissra).
* Trích phát biểu của ngài Hòa thượng GS.TS Thepsophon Dhammakosajarn, Viện trưởng trường Đại học Mahachulalongkorn Thai Lan, đọc trong hội nghị Quốc tế các quốc gia theo hệ phái Theravada tại Srilanka ngày 15/01/2003
HT Thiện Tâm dịch
Nguyên tác: Buddhism in Contemporary Thailand
Theo:  Phật giáo Nguyên thủy số 10