Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Đức Phật đã chuẩn bị những gì trước khi Đại diệt độ?



Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn. Chính vì kết hợp ba sự kiện quan trọng này nên lễ Vesak cũng được gọi là lễ Tam hợp.

Tưởng niệm ngày Tam hợp, cũng là dịp nhắc nhở chúng ta về những lời dạy của bậc Đạo sư. Đối với người Phật tử, đón mừng Phật đản và tri ân Phật không gì có ý nghĩa hơn là áp dụng lời dạy, lời di huấn của Ngài vào trong đời sống tu học và hành đạo. Nhân mùa Phật đản Phật lịch 2557, NSGN trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết của tác giả Hoằng Quảng, xoay quanh sự kiện Đức Phật nhập diệt và những di huấn tha thiết sau cùng của Ngài, đối với hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia. 

Đức Phật là bậc tự chủ hoàn toàn chuyện sống, chết. Việc muốn sống bao lâu hoặc ra đi vào thời điểm nào, Đức Phật đều có thể tự mình quyết định. Đó là sự thực được ghi nhận khi Đức Phật báo trước cho môn đệ và cả những thế lực chống đối về thời điểm Ngài sẽ viên tịch. Hơn đâu hết, với chân lý mà Ngài đã giác ngộ: Không có cái gì sinh mà không già, không chết(1), thì việc từ bỏ xác thân tứ đại cũng là một cách khẳng định và làm rõ thêm, về những quy luật căn bản mà Đức Phật đã dày công khám phá.

Có thể nói, kể từ thời điểm Ngài tuyên bố: Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ. Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành (không duy trì mạng sống lâu hơn nữa)(2), thì còn rất nhiều việc mà Đức Phật đã nghiêm cẩn chuẩn bị cho cuộc trở về vĩ đại của mình.

Qua việc khảo sát kinh Đại bát Niết-bàn, các bản kinh liên quan và các dịch phẩm tương đương trong Hán tạng, đã phát lộ những chi tiết quan trọng về việc Đức Phật đã chuẩn bị cho sự kiện Đại diệt độ. Trong số những chi tiết theo kinh văn, người viết chỉ tập trung vào bốn trọng tâm chính. Thứ nhất, kiện toàn tổ chức Tăng-già; thứ hai xác tín Kinh, Luật làm kim chỉ nam; thứ ba hiện thân cho lý tưởng phụng sự và cuối cùng là chỉ định cư sĩ phụ trách tang nghi.
Kiện toàn tổ chức Tăng-già

Sau những góp ý dành cho Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha, liên quan đến những giải pháp dành cho việc trị an quốc gia, thuật ngữ thường gọi là bảy pháp bất thối; nhân đó, Đức Phật đã thể hiện sự quan tâm sâu sát đến sự tồn tại và phát triển vững chãi của đoàn thể Tăng-già.

Ngài đã cho Tôn giả Ananda triệu tập Tăng chúng ở gần Rajagaha và chỉ dạy về những nguyên tắc cơ bản cho một sự ổn định và phát triển bền vững của tổ chức đoàn thể xuất gia. Theo thống kê, chỉ trong tụng phẩm thứ nhất của kinh Đại bát Niết-bàn, Đức Phật đã liệt kê có tới 35 pháp bất thối và sáu nguyên tắc căn bản cho sự hòa hợp của đoàn thể Tăng(3).

Trong 35 pháp bất thối và sáu nguyên tắc sống chung liên quan thâm thiết đến bản thể sinh mệnh của Tăng-già. Theo Đức Phật, bản thể sinh mệnh của Tăng-già là nội chứng, là thiền định, là giới luật. Sống tuân thủ theo học giới, tu tập Tứ niệm xứ, Thất giác chi, quán lý vô thường, vô ngã, bất tịnh và hư giả,… thì đoàn thể Tăng-già sẽ vững chãi về sinh mệnh. Nói cụ thể, nỗ lực chuyển hóa tự thân theo những phương thức mà Đức Phật đã chỉ dạy, là điều kiện căn bản nhằm góp phần vào việc kiện toàn tổ chức Tăng-già.

Bên cạnh đó, sức mạnh của Tăng chính là sức mạnh tổng hợp của các cá nhân sống trong đoàn thể. Muốn có được sức mạnh đó, cần phải tôn trọng những nguyên tắc sống chung. Sự cung kính, tôn trọng các bậc cao niên lạp trưởng, biết tàm, biết quý, không tụ họp và phiếm luận vô bổ, giữ gìn sáu phép hòa kính, sống với nhau hòa hợp như nước với sữa… là những nguyên tắc và chuẩn mực làm cho đoàn thể Tăng-già phát triển vững mạnh.

Sự quan tâm đến việc sống chung và những chuẩn mực ứng xử giữa các Tỳ-kheo như danh xưng, hình thức giao tiếp giữa người nhỏ với người lớn và ngược lại cũng được Đức Phật dạy bảo hết mực chi tiết(4). Không dừng lại ở đó, Đức Phật đã có những quan tâm với những cá thể đặc thù trong tổ chức Tăng-già. Việc tìm cách chuyển hóa Tỳ-kheo Channa phạm lỗi(5) vào thời khắc cuối của đời sống, là một minh chứng sống động của Đức Phật, đối với sự ổn định, đoàn kết và phát triển của Tăng chúng.

Từ hiện thực các chúng đệ tử của giáo phái Nigantha Nathaputta không biết tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh và tàn hại lẫn nhau sau khi giáo chủ viên tịch ở Pava, cách Kusinagar khoảng 15km về phía Đông, được ghi lại trong kinh Phúng tụng(6), kinh Thanh tịnh(7), đã làm cho vấn đề kiện toàn tổ chức Tăng-già trở thành một trong những vấn đề quan trọng và bức thiết. Bảy pháp bất thối được liên tục triển khai trên năm phương diện, cộng với sáu phép hòa kính, là một trong những cơ sở biện minh cho quan điểm này.


Xác tín Kinh, Luật làm kim chỉ nam

Sau khi Đức Phật diệt độ, thì Tăng chúng phải nương tựa vào ai và ai là người lãnh đạo Tăng-già? Đây không những là băn khoăn của riêng ngài Ananda mà dường như của hầu hết những đệ tử Phật. Đức Phật đã xóa tan nghi vấn đó bằng sự khẳng định mạnh mẽ: Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác(8). Không những thế, trong những lời cuối cùng, Đức Phật đã trở lại sự khẳng định này: Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là đạo sư của các ngươi(9).

Lời dạy của Đức Phật đã rất mực rõ ràng khi xác tín giáo pháp là kim chỉ nam, là chỗ y cứ cho mọi phương châm và hành động của chúng đệ tử Phật về sau. Thế nhưng, một thực tế được đặt ra là ở thời Phật, kinh điển chưa được ghi lại bằng văn bản, thế nên dễ xảy ra tình trạng bất cập về nội dung. Ở đây, vấn đề làm cách nào để xác tín những lời dạy hoặc truyền tụng do chính Đức Phật thuyết, cũng là một vấn đề quan trọng, được Đức Phật thuận thứ chỉ bày.
Theo Đức Phật, cơ sở để phân biệt đâu là lời dạy chân thực của Đức Phật cần phải tham chiếu vào hai yếu tố, đó là Kinh và Luật.

Theo kinh Đại bát Niết-bàn, Đức Phật đã dẫn ra bốn trường hợp liên quan đến việc xác tín tính chân thực của kinh văn(10). Trong tất cả bốn trường hợp, dù tự nhận rằng chính bản thân được nghe từ kim khẩu của Đức Thế Tôn hoặc được nghe từ chính một vị Tỳ-kheo hay nhiều vị Thượng tọa có thẩm quyền về kinh điển… thì cũng không nên vội vã khẳng định rằng, đó là kinh văn do Phật thuyết. Theo Đức Phật, cần phải dựa vào Kinh và Luật mới có thể minh định đó có phải là lời dạy của Đức Phật hay không. Đây cũng là ưu tư mà trước đó Đức Phật đã dạy cho dân chúng Kalama trong bài kinh Các vị ở Kesaputta(11).
Cùng liên quan đến việc kiện toàn cơ sở Kinh, Luật, do vì bị đau lưng nên Đức Phật chỉ định Tôn giả Sariputta thay Ngài tóm tắt lại những điểm chính của giáo pháp. Đáng chú ý, trước khi bắt đầu bài pháp, Tôn giả Sariputta cũng dẫn lại câu chuyện về sự tranh cãi của môn đệ sau khi Giáo chủ Nigantha Nathaputta từ trần. Sự cấp thiết của vấn đề đã được Tôn giả Sariputta trình bày thống thiết: Này các Hiền giả, pháp này được Thế Tôn khéo giảng dạy, khéo trình bày, một Chánh pháp có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh đẳng giác trình bày. Ở đây, tất cả mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không cãi cọ nhau, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người(12).

Có một điều đáng lưu ý, vì trước đó khá lâu, trong đô thị Campa, Tôn giả Sariputta đã thuyết cho chúng Tỳ-kheo bài thuyết giảng với mười pháp số tương tự qua bài kinh Thập thượng(13). Trong lần này, với những nội dung căn bản, sâu sắc, cô động, bài thuyết giảng của Tôn giả Sariputta có thể được xem là cuộc kiết tập kinh điển đầu tiên khi Phật còn tại thế.

Hiện thân cho lý tưởng phụng sự

Kể từ khi chứng đạo, Đức Phật đã dành trọn thời gian còn lại của đời mình chỉ với một mục đích duy nhất: giáo hóa chúng sanh nhận ra chân lý mà Ngài đã giác ngộ. Xúc động hơn cả, trong những chặng cuối và đêm cuối của hành trình, bàng bạc trên mỗi dấu chân của Ngài vẫn chất ngất chí nguyện độ sanh.
Trong câu chuyện về bữa cơm cuối cùng ở Pava do chàng thợ rèn Cunda hiến cúng, là khúc ca bi tráng về chí nguyện độ sanh của Đức Thế Tôn(14). Theo kinh văn, Cunda cúng dường Đức Thế Tôn một bữa cơm với thức ăn tinh túy và tốt nhất trong điều kiện khả dĩ của mình. Kinh Trường bộ ghi rằng, đó là món Sùkara-maddave (một loại mộc nhĩ). Điều cực kỳ bất hạnh là bữa ăn đó không phù hợp với thể trạng hiện tại của Đức Thế Tôn, nói chính xác hơn là thức ăn vô tình bị nhiễm độc, nhưng Cunda không nhận ra. Với lòng chí thành của Cunda, Đức Thế Tôn hoan hỷ thọ dụng, và để phòng hộ cho mọi người, Đức Phật đã nhỏ nhẹ bảo Cunda chôn ngay món ăn mộc nhĩ còn lại, vì không một ai ở cõi Trời, cõi Người, ở Ma giới, ở Phạm thiên giới, không một người nào trong chúng Sa-môn và chúng Bà-la-môn, giữa những Thiên, Nhân, ăn món mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được, trừ Như Lai(15).

Cần phải thấy, với luận điểm: các Đức Như Lai nhập Vô dư Niết-bàn không có sự hãm hại(16), do vậy, mọi sự tác động của các yếu tố bên ngoài đều không ảnh hưởng đến thọ mạng của Đức Thế Tôn. Mặc dù vậy, với trách nhiệm của một bậc Thầy tối thượng, Đức Phật e rằng, sau khi Ngài viên tịch, thợ rèn Cunda sẽ mãi hối hận về bữa cơm cúng dường, xem đó là một trong những nguyên do làm cho Thế Tôn sớm viên tịch, nên Ngài đã căn dặn Tôn giả Anan: Có hai sự cúng dường ăn uống đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác? Thế nào là hai? Một là bữa ăn trước khi Như Lai chứng vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hai là bữa ăn trước khi Như Lai diệt độ Niết-bàn giới, không còn di hưởng sanh tử. Hai bữa ăn này đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác.

Có thể nói, mặc dù biết rõ thức ăn có độc, thế nhưng vì muốn lợi lạc hữu tình, cụ thể là đem lại phước quả lớn cho thợ rèn Cunda, Đức Thế Tôn đã không ngại ngần thọ dụng bữa ăn cuối. Hình ảnh bữa ăn cuối cùng của Đức Phật có nhiều nét tương đồng như ly thuốc độc mà nhà hiền triết Socrate (469-399) đã ung dung uống cạn, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho con người và mọi loài.

Cũng trong đêm trước khi Đại diệt độ, với lòng chí thành của du sĩ ngoại đạo Subhadda, Đức Phật đã cho thuận thứ thuyết giảng, ông ta đã phát nguyện xuất gia, thọ cụ túc giới và không bao lâu, đắc quả A-la-hán. Sự hóa độ du sĩ Subhadda trong đêm Đại diệt độ, Đức Thế Tôn đã hiện thân cho lý tưởng độ sanh không mệt mỏi, dù đó là phút cuối của đời mình.

Chỉ định cư sĩ đảm trách tang nghi

Với Đức Phật, thân thể chỉ là sự hòa hợp của tứ đại. Sau khi Đức Phật nhập Vô dư Niết-bàn thì thân tứ đại dù được kết tinh thành xá-lợi thì cũng theo quy luật tụ, tán cùng thời gian. Do đó, Ngài đã chọn phương thức hỏa táng và chỉ định cho hàng cư sĩ phụ trách tang nghi.

Trước trăn trở của ngài Ananda về hình thức tang nghi và ai là người đứng ra chủ trì sự kiện quan trọng này, Đức Phật đã trang nghiêm phân định: Này Ananda, các ngươi đừng có lo lắng vấn đề cung kính thân xá-lợi của Như Lai. Này Ananda, các người hãy nỗ lực, hãy tinh tấn hướng về tự độ, sống không phóng dật, cần mẫn, chuyên hướng về tự độ. Này Ananda, có những học giả Sát-đế-lỵ, những học giả Bà-la-môn, những học giả gia chủ thâm tín Như Lai, những vị này sẽ lo cho sự cung kính cúng dường thân xá-lợi của Như Lai(17).

Đây là di huấn quan trọng, có ý nghĩa tham khảo đối với mọi vấn đề liên quan đến việc hậu sự của người xuất gia, bất kể thời đại nào. Mặc dù có mặt trong khoảng thời gian diễn ra tang lễ, thế nhưng cả ba đại đệ tử của Đức Phật như Tôn giả Maha Kassapa, Tôn giả Anurudha và Tôn giả Ananda vẫn đứng ngoài mọi diễn biến tang lễ. Nếu có đóng góp chăng, thì chỉ riêng Tôn giả Maha Kassapa châm lửa vào đài hỏa táng kim thân của Đức Từ Phụ. Ngay sau khi Đức Phật vừa diệt độ, trong phần đêm còn lại, ngồi hầu bên di thể của Đức Thế Tôn, Tôn giả Ananda và Anurudha an tịnh bàn luận Chánh pháp và chờ trời sáng, để vào thành Kusinagar thông báo cho dân chúng Mala.

Sau khi được Tôn giả Ananda thông báo, các vị cư sĩ ở Mala đã đứng ra lo tang lễ của Đức Phật và họ đã làm những gì cần làm theo di huấn. Đặc biệt, vị cư sĩ tại gia có ảnh hưởng quyết định trong tang lễ của Đức Phật là Bà-la-môn Dona(18). Chính bản thân vị Bà-la-môn này đã ngăn ngừa một cuộc xung đột giữa tám nước, khi các nước muốn phụng thỉnh một phần xá-lợi của Đức Thế Tôn về xây tháp tôn thờ. Một vị Bà-la-môn, không phải là người xuất gia, đứng ra phân chia xá-lợi của Đức Phật và có khả năng thuyết phục cả tám nước, thì tất có một nhân thân vững chãi, đặc thù.

Đọc kỹ lại kinh văn, nhân thân của Bà-la-môn Dona hiện rõ dần. Trước hết, đó là vị Bà-la-môn phát hiện dấu chân rất lạ và dõi theo chúng, để cuối cùng diện kiến Đức Phật trên con đường giữa Ukkatthà và Setabbya. Từ cuộc hội kiến, Bà-la-môn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và cuối cùng nhận ra người đang đàm thoại chính là một vị Phật(19). Từ nhân duyên gặp Phật ban đầu, Bà-la-môn Dona từng bước hâm mộ Phật pháp. Trong cuộc tham vấn về năm hạng Bà-la-môn, ngài Dona đã xin quy y với Đức Thế Tôn và chính thức trở thành một vị cư sĩ tại gia thâm tín Tam bảo(20). Được biết, đã có một bảo tháp được xây dựng để tôn thờ cái bát mà Bà-la-môn Dona dùng để phân chia xá-lợi Đức Phật. Ngài Huyền Trang có xác nhận trong nhật ký của mình và theo ngành du lịch Ấn Độ, bảo tháp này vẫn hiện còn tại một địa điểm gần Kusinagar(21).

Như vậy, mặc dù tang nghi Đức Phật chỉ định do hàng cư sĩ phụ trách, thế nhưng, căn cứ vào tư liệu kinh văn đã xác tín, đó là hạng cư sĩ vững chãi, thâm tín Tam bảo, mới đủ phước, đủ duyên thực hiện thiện hạnh rất mực quan trọng này.

Thay lời kết hay vài suy nghĩ về hậu sự của người xuất gia

Trong thời Đức Phật, các vị xuất gia lấy việc tu tập, thú hướng giải thoát, xem đó là việc chính yếu và không quá chú trọng về các thể thức tang nghi. Theo kinh điển ghi lại, đã có vài vị Tỳ-kheo bị rơi xuống núi tử nạn, bị rắn cắn chết, bị mạng vong do bệnh tật và tang lễ được tổ chức rất mực giản đơn. Ngay như cao đệ của Đức Phật là Tôn giả Sariputta, tang lễ của ngài diễn ra đơn giản, chỉ có vài vị xuất gia bên cạnh và sau đó, Sa-di Cunda hỏa thiêu xác thân, thu lấy xá lợi bỏ vào bình bát và trở về cáo bạch cùng Đức Thế Tôn(22).

Học theo sự giản đơn về tang nghi của tiền nhân, trong di ngôn của Huyền Tráng, ngài mong muốn chỉ được bó chiếu chôn(23). Gần hơn, Pháp sư Thánh Nghiêm cũng chọn hỏa táng và tro cốt còn lại đem rải trong rừng cho cây cối tốt tươi(24). Ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, cũng có nhiều bậc cao tăng thể hiện sự giản đơn nhất định, trong việc lo hậu sự của mình.

Đành rằng, tùy theo không gian văn hóa mà ở mỗi quốc gia, khu vực có những cách thức xử lý đối với di thể người đã khuất. Trong những táng thức đặc thù của từng khu vực, thì riêng đối với người xuất gia, việc gia tăng sự tu tập của bản thân, hầu lấy đó làm công đức yểm trợ cho người vừa khuất, tối giản đến mức có thể các thể thức tang nghi… là những lựa chọn gần giống với những điều mà bậc Thầy của mình đã làm, từ hàng ngàn năm trước.

Chú thích

(1) Kinh Tương ưng, tập 1, Thiên có kệ, chương 3, Tương ưng Kosala, phẩm thứ nhất, kinh Vua.
(2) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, tụng phẩm III, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.309.
(3) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, Tụng phẩm I, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.280-284.
(4) Kinh đã dẫn, tr.337. Nguyên văn: Này Ananda, nay các vị Tỳ-kheo xưng hô với nhau là Hiền giả. Sau khi Ta diệt độ, chớ có xưng hô như vậy. Này Ananda, vị Tỳ-kheo niên lão hãy gọi vị Tỳ-kheo niên thiếu, hoặc bằng tên, hoặc bằng họ, hoặc bằng tiếng Hiền giả. Vị Tỳ-kheo niên thiếu, hãy gọi vị Tỳ-kheo niên lão là Thượng tọa (Bhante) hay Ðại đức.
(5) Kinh đã dẫn, tr.338.
(6) Kinh Trường bộ, kinh Phúng tụng, số 33, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.645.
(7) Kinh Trường bộ, kinh Thanh tịnh, số 29, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.571.
(8) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, Tụng phẩm II, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.298-299.
(9) Kinh đã dẫn, Tụng phẩm VI., tr.337.
(10) Kinh đã dẫn, Tụng phẩm IV, tr.315-316.
(11) Kinh Tăng chi, chương 3, phẩm Lớn, kinh Các vị ở Kesaputta, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336.
(12) Kinh Trường bộ, kinh Phúng tụng, số 33, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.647.
(13) Kinh Trường bộ, kinh Thập thượng, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.691.
(14) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, Tụng phẩm IV. NXB. Tôn giáo, 2013, tr.317-319.
(15) Kinh đã dẫn, Tụng phẩm IV, tr.318.
(16) Cullavagga, chương Chia rẽ hội chúng, Việc làm Như Lai chảy máu của Devadatta, đoạn 372.
(17) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, Tụng phẩm V NXB. Tôn giáo, 2013, tr.329.
(18) Trong Hán tạng, kinh Trường A Hàm thì gọi là Bà-la-môn Hương Tánh; kinh Đại bát Niết-bàn, quyển 42, thì gọi là Bà-la-môn Tánh Yên; kinh Đại bát Niết-bàn, quyển Hạ, do ngài Pháp Hiển dịch thì gọi là Bà-la-môn Đồ Lô Na (徒盧那).
(19) Kinh Tăng chi, chương Bốn pháp, phẩm Bánh xe, kinh Tùy chuyển thế giới.
(20) Kinh Tăng chi, chương Năm pháp, phẩm Bà-la-môn, kinh Bà-la-môn Dona. Các bản kinh Bắc truyền liên quan đều xác tín, vị Bà-la-môn này thâm tín Tam bảo. 
(21) http://www.buddhanet.net/e-learning/pilgrim/pg_04.htm
(22) Samyutt Nikaya: The grouped discourses, Satipatthana-Samyutta -The Four Frames of Reference (Foundations of Mindfulness) ; SN 47.13: Cunda Sutta - About Cunda. (Source:http://www.accesstoinsight.org).
(23) Theo, Hòa thượng Thích Minh Châu, Huyền Trang- nhà chiêm bái và học giả, theo di chúc của Pháp sư Huyền Trang, di thể ngài được phụng táng trong một cái hòm tre giản đơn.
(24) Thánh Nghiêm tự truyện, Hạnh Đoan biên dịch, NXB. Phương Đông, 2010, tr.399-342.

Theo: Nguyệt san Giác ngộ

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Phật giáo khắp toàn cầu kính mừng Phật đản


Ngày Phật đản trở thành ngày lễ quan trọng nhất của người có niềm tin Phật giáo khắp toàn cầu.
Trong ngày lễ thiêng liêng của năm nay 2013, Phật tử các nơi trên thế giới đã có cách tổ chức và kính mừng theo cách riêng của mình.
Picture (1).jpg
Ngày Vesak là ngày lễ thiêng liêng được tổ chức hàng năm bởi cộng đồng Phật tử khắp thế giới. Nhiều lúc được gọi một các không chính thức là "Sinh nhật của Đức Phật", tuy vậy đây chính là lễ kỷ niệm ngày Đản Sinh, ngày Thành Đạo, ngày nhập Niết Bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong ảnh trên, một Phật tử thâm tín đã đặt đồng xu lên tượng Phật bằng vàng như lời cầu nguyện trong suốt ngày lễ Vesak tại một ngôi chùa Phật giáo ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: MOHD RAFSAN/AFP
Picture (2).jpg
Những nhà sư Phật giáo cầm nến trong lúc cầu nguyện suốt buổi lễ nhân ngày Vesak ở chùa Dhammakaya tại tỉnh Pathum Thani, ngoại ô Thủ đô Bangkok. Ảnh: Athit Perewongmetha/Reuters
Picture (3).jpg
Một nhà sư trẻ tham dự lễ Vesak tại núi Udongthuộc tỉnh Kandal của Campuchia. Ảnh: SAMRANG PRING/REUTERS
Picture (4).jpg
Ngày lễ chính xác của ngày Vesak thay đổi dựa theo Âm lịch khác nhau được sử dụng theo các truyền thống. Ảnh trên, một nữ Phật tử trẻ người Thái cúng dường hoa sen thể hiện niềm tôn kính trước bức tượng Phật khổng lồ và xung quanh là 1.250 bức tượng Phật nhỏ hơn tại công viên Phật giáo, phía Bắc thủ đô Bangkok. Ảnh: BARBARA WALTON/EPA
Picture (5).jpg
Một gia đình Phật tử đến ngôi chùa mới xây với tòa sen trắng trên đỉnh kha độc đáo nhân ngày Vesak tại Shah Alam ngoại ô Kuala Lumpur. Ảnh: Bazuki Muhammad/Reuters
Picture (6).jpg
Nhà sư mặt trang phục khá màu sắc và mặt nạ thực hiện cuộc diễu hành trong lễ Vesak ở Ipoh, Malaysia. Ảnh: VINCENT THIAN/AP
Picture (7).jpg
Nhiều Phật tử mang nến cầu nguyện trong lễ Vesak tại Phật đài Dhammakaya ở tỉnh Pathum Thani, ngoại ô thủ đô Bangkok. Ảnh: Athit Perewongmetha/Reuters
Picture (8).jpg
Những nhà sư mặt các trang phục nhiều màu và mặt nạ kinh hành cầu nguyện trước Thangka, hoặc hình vẽ Đức Phật tại một ngôi chùa Tây Tạng nhân lễ Vesak ở Ipoh, Malaysia. Ảnh: VINCENT THIAN/AP
Picture (9).jpg
Một Phật tử người Sri Lankan cầu nguyện tại chùa Kelaniya nhân lễ Vesak tại. Ảnh: ISHARA S.KODIKARA/AFP
Picture (10).jpg
tượng Phật khổng lồ và xung quanh là 1.250 bức tượng Phật nhỏ hơn tại công viên Phật giáo, tỉnh Nakhon Nayok, phía Bắc thủ đô Bangkok. Ảnh: EPA/BARBARA WALTON
Picture (11).jpg
Người dân tắm bức tượng sơ sinh của Đức Phật để kính mừng Phật Đản tại một ngôi chùa ở Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP
Picture (12).jpg
Các nhà sư dạo bước tại chùa Borobudur nhân kỳ viếng thăm chào mừng lễ Vesak tại Magelang, tỉnh Central Java, Indonesia.Picture: MAST IRHAM/EPA
Picture (13).jpg
Các nhà sư kinh hành nhân lễ Vesak tại ngọn núi Oddong, tỉnh Kandal, Campuchia. Ảnh: MAK REMISSA/EPA
Picture (14).jpg
Một nhà sư tiến cúng phẩm vật cho người đã khuất nhân lễ Vesak tại một ngôi chùa ở Bachok, Malaysia. Ảnh: SAMSUL SAID/REUTERS
Picture (15).jpg
Một Phật tử thâm tín chạm vào tượng Phật thay lời cầu nguyện nhân lễ Vesak tại một ngôi chùa Phật giáo ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: MOHD RAFSAN/AFP
Bảo Thiên dịch (theo The Telegraph)
Theo: GNO

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Ngày làm việc thứ hai của Đại lễ Vesak LHQ 2013


Hôm nay 22-5, ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày cuối của Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc (LHQ) lần thứ 10 – 2013, các nội dung nghị sự tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Hội nghị LHQ – Bangkok, Thái Lan.
40e082e3912c8835181b4215ffe9621d.jpg
Ngày làm việc thứ hai cũng được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị LHQ - Bangkok
 
Mở đầu của chương trình là nghi thức tụng kinh cầu nguyện hoà bình thế giới của đại diện các truyền thống Phật giáo Bắc và Nam tông.
image.jpgChư Tăng Nam tông cử hành nghi thức tụng niệm cầu nguyện
Sau đó, toàn thể đại biểu đã được lắng nghe thông điệp Vesak của lãnh đạo các tổ chức quốc tế, như bà Noeleen Heyzer, Thư ký điều hành UN ESCAP; ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hiệp quốcbà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCObà Yingluk Shinawatra, Thủ tướng Thái Lan; Tiến sĩ Sai Mauk Kham, Phó Tổng thống Myanmar cùng các lãnh đạo khác.
IMG_7473a.JPG
Hai gương mặt dẫn chương trình quen thuộc với ngôn ngữ Thái - Anh của Đại lễ Vesak LHQ tại Thái Lan
Buổi chiều cùng ngày sẽ diễn ra nội dung thảo luận đề tài “Sự đóng góp của Tăng-già vào sự phát triển nền giáo dục và nhân văn” – nhằm tôn vinh ngài Somdet Phra Nyanasamvara, vị Tăng thống tối cao của Thái Lan nhân khánh tuế lần thứ 100 của ngài.
HT.GS.TS.Phra Brahmapundit, Viện trưởng đại học Mahachulalongkorn, Chủ tịch Hội đồng điều hành quốc tế Đại lễ Vesak LHQ, thành viên Hội đồng Tăng-già tối cao Thái Lan sẽ công bố Thông cáo chung với sự đồng thuận của tất cả các trưởng đoàn đại biểu Phật giáo đến từ 87 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ này. (Giác Ngộ Online sẽ cập nhật bản dịch giới thiệu đến bạn đọc quan tâm) 
Ngài Tăng thống Somdet Phra Maharatchamangkalacharn sẽ đến chứng minh lễ bế mạc tại Trung tâm Hội nghị LHQ cuối giờ chiều này. Sau đó, toàn thể đại biểu sẽ đến quảng trường Tôn tượng Đức Phật, Buddhamonthon, tỉnh Nakornpathom để lễ thắp nến cầu nguyện hoà bình theo truyền thống nghi lễ của Phật giáo Nam tông Thái Lan.
09b74f02ff37d25f328f99f2f4746ca0.jpg
675b1cf6bf441d2b272fa7321f7f3f48.jpg
16b8bcfb1604af1ebc08cea77770e760.jpg
d5edddc76651086852fb03d769f21b09.jpg
86842f87fac531944af3fe4530e2a9a3.jpg
Hoàng Độ (từ Bangkok)
Theo : GNO

Chùm ảnh Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc 2013


Trong hai ngày 21 và 22-5-2013, tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp quốc - Bangkok, Thái Lan đã diễn ra Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 10 - 2013. 
Đại lễ năm nay quy tụ 1.500 đại biểu đến của hơn 300 tổ chức Phật giáo đến từ 87 quốc gia và vùng lãnh thổ năm châu. Đoàn GHPGVN gồm 10 thành viên chính thức, do HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HDDTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư làm trưởng đoàn.
Trong 10 lần tổ chức, Thái Lan đã đăng cai 9 lần. Việt Nam là quốc gia duy nhất cho đến nay đã được trao quyền đăng cai vào năm 2008. Ấn tượng về sự kiện Vesak LHQ 2008 trong các đại biểu quốc tế vẫn còn sâu đậm.
Giác Ngộ Online giới thiệu cùng bạn đọc những hình ảnh ghi lại các khoảnh khắc của Đại lễ Vesak LHQ lần này.
d344b396a4be5489cde1f123adf50774.jpg
Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp quốc tại Bangkok - nơi diễn ra chương trình Đại lế Vesak LHQ 2013
08cd0d8ed759857319462e8b20b8b1c7.jpg
Biểu tượng Vesak LHQ lần thứ 10
52d01e61faecd0eb18ed2543ae180ab7.jpg
0e123e7535b2968206b85ed275804bc7.jpg
Ngài Tăng thống  Somdet Phra Maharatchamangkalacharn quang lâm
3cb6978337d044833d9a5734f1c2895c.jpg
Dàn hợp xướng ca khúc chính của Đại lễ Vesak LHQ
8c8d4347432ba90ae93336d644258c3a.jpg
Hai gương mặt dẫn chương trình khả ái
a123f82fd015860f1402461d87744ad5.jpg
HT.Thích Trí Quảng và Vua Sãi vương quốc Campuchia Bu Kry
626e9a200d21cafd99ae58c510b01e9e.jpg
Ngài Tăng thống lễ Phật
40e082e3912c8835181b4215ffe9621d.jpg
Quang cảnh Hội trường chính của Trung tâm Hội nghị LHQ trong phiên khai mạc
4fd83b7031743f4fae70b19785db67d5.jpg
Hòa thượng Trưởng ban Tổ chức đọc diễn văn chào mừng
1eb604df76b329f4a7034f707b391a8a.jpg
ae70bc57355b5dd79b6b38e213751a34.jpg
Đức Tăng thống ban đạo từ
acbb6e8f847d83550b4f14b5c51e2676.jpg
Lãnh đạo cao cấp các tổ chức Phật giáo đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ

2a6a15cd576e99900628eddfa11d8d29.jpg
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Giáo dục Thái Lan đến dự và có bài phát biểu quan trọng
5ac5ba7c5a4228f06874753da97616c6.jpg
414a61be5ae7b9c42636b0f9e01b4f8b.jpg
715b2aa00a7b8fe048a4ff814f865763.jpg
Lãnh đạo Phật giáo các quốc gia phát biểu chào mừng
6daf9360487e25034516414a45782f8f.jpg
HT.Thích Trí Quảng đọc Thông điệp của GHPGVN gởi Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 10
7d14d0257cfc3c15a58c0928feaaf768.jpg
28bf76408fb02e58fe0d00c00e5f40d2.jpg
IMG_7247_1.JPG
3449bb6e0779f26e56878f0155285a51.jpg
3321e4c68ede02d4b518466ae962105d.jpg
86842f87fac531944af3fe4530e2a9a3.jpg
12d146cb4cf07d3a24e4f85778cbbb8e.jpg
5157f6d698a0eeab70f840e4f22cee7c.jpg
a836c9b979b2a71e20619ba10166f32a.jpg
874945ff2fd6e724b52f71918ddeee0a.jpg
9356b47cda7c72d3b1c982853528176d.jpg
Khu triển lãm văn hóa tâm linh Thái Lan ở tiền sảnh của Trung tâm Hội nghị LHQ
4c0c09e12025af51a2884ba2dd3ef760.jpg
Rất chuyên nghiệp và coi trọng giới truyền thông, cứ đúng giờ đã thông báo là Hòa thượng
Trưởng ban Tổ chức có mặt tại phòng báo chí trả lời thắc mắc của các ký giả Thái Lan và quốc tế
Hoàng Độ tổng hợp từ Bangkok
Theo : GNO