Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

สวัสดีปีใหม่ – HAPPY NEW YEAR 2012 - 2555

bhLTYJAo2857

111210001819754d8186ed8785
happynewyear2012_l-490x282
May each day in this year be a good day and may all of your hopes turn to wishes and may all of your wishes come true. Happy New Year to You!
ขอให้ทุกวันตลอดปีนี้ เป็นวันที่แสนดี และขอให้ทุกความหวังของเธอ กลายเป็นความปรารถนา และทุกปรารถนานั้น ขอให้พลันเป็นจริง สุขสันต์วันปีใหม่จ้ะ!
Wishing you a very Happy New Year
and a year that fulfills all your wishes.
อวยพรให้เธอมีความสุขมากๆ ในปีใหม่
และพบกับปีที่เต็มไปด้วย ความสมหวังดั่งใจปองนะจ๊ะ

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

NGUY HIỂM CỦA DỤC LẠC (TK.ĐỊNH PHÚC)

Dùng ngôn ngữ ẩn dụ để làm rõ nghĩa của pháp đã giảng là một biệt tài của Đức Thế tôn trong lãnh vực giáo dục. Khi nói về đặc tính vui ít, khổ nhiều, não nhiều, nguy hiểm của dục lạc (kāmādīnava), đức Thế Tôn cũng đã dùng ẩn dụ cho vấn đề này.

ngu duc Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn".[1]

1. Các dục ví như khúc xương:

Con chó đói lã suy nhược, sau khi đến một lò thịt, ở đây người giết bò thiện xảo quăng cho nó một khúc xương đã lóc hết thịt chỉ còn dính máu. Con chó ấy gặm khúc xương phút chốc đầu tiên thấy thỏa mãn, hạnh phúc nhưng nó không thấy no, gặm khúc xương chẳng còn gì như vậy chỉ tăng thêm sự thèm muốn và khao khát, khơi dậy sự thèm ăn của nó. Thèm ăn và đang ăn nhưng không thấy thỏa mãn, không thấy no, đó là một mâu thuẫn, một sự khó chịu bức bách.

Các dục được ví như khúc xương vì nó không đem đến cho con người hạnh phúc thỏa mãn thật sự, con người cố công để đạt được cái mà họ cho là hạnh phúc nhưng thật ra khi chạm đến điều này họ vẫn không thấy hạnh phúc, mấy ai cảm thấy hạnh phúc như thế nào là vừa đủ, họ vẫn luôn thấy thiếu thốn, khát khao và bức bách, điều này dễ dẫn đến sân tâm và như vậy thọ dụng dục lạc sẽ dẫn đến sự có mặt đầy đủ của tham, sân, si.

xuong- Này Gia chủ, ví như có con chó đói lả, suy nhược, đi đến một lò thịt giết bò. Ở đây, có người giết bò thiện xảo hay người đệ tử quăng cho nó một khúc xương, khéo lóc, tận lóc, không có thịt, chỉ có dính máu. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Con chó ấy, khi gặm khúc xương ấy, khéo lóc, tận lóc, không có thịt, chỉ có dính máu có thể đoạn trừ được đói lả suy nhược của nó không?

- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Với khúc xương khéo lóc, tận lóc, không có thịt, chỉ có dính máu ấy, bạch Thế Tôn, con chó kia chỉ có mệt nhọc khốn khổ mà thôi.

- Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã nói, dục được ví như khúc xương, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn".[2]

Dục lạc có thật hay không? Bản chất của nó có phải là hạnh phúc không? Chẳng mấy ai quan tâm điều này để buông bỏ đúng pháp, vì cũng như sự tham lam chấp thủ một miếng xương, không thể giải quyết bụng đói nhưng không thể quăng đi, con người ta không thể buông bỏ dục lạc mặc dù nó không hề đáp ứng một cách thỏa mãn cho con người.

2. Các dục ví như miếng thịt:

Một con chim dành được miếng thịt liền bay bổng lên không trung, trong khi những con chim khác cũng đang cố tìm mồi, vì vậy chúng đuổi theo để giành giựt miếng thịt, chúng đánh nhau, cấu xé lẫn nhau, để được miếng mồi. Trong tất cả chúng, khi lòng tham miếng thịt đã lớn mạnh rồi thì chẳng con nào chịu nhường con nào và như vậy dẫn đến đánh nhau và có thể dẫn đến tử vong.

Kenken - Này Gia chủ, ví như con chim kên, con chim diều hâu, hay con chim ưng giành được miếng thịt liền bay bổng lên; các con chim kên khác, chim diều hâu khác, hay chim ưng khác bay đuổi theo, đuổi sát theo giành giựt xé nát miếng thịt ấy. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Nếu con chim kên, chim diều hâu hay chim ưng ấy không vứt bỏ ngay miếng thịt ấy, nó có thể do nhân duyên ấy, đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã nói, dục được ví như miếng thịt, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn".[3]

Chiến tranh xãy ra cho loài người cũng bắt nguồn từ lòng tham, sự chinh phục, giành giựt và theo đuổi, quyền lực và sở hữu. Con người cố tìm kiếm cố, tạo dựng hạnh phúc cho mình từ cái gì khác ở bên ngoài, trong khi những người khác cũng có mục tiêu như vậy, họ vô tình hoặc cố ý quên hay không cần hiểu rằng khi cố giành lại cái gì cho mình thì nhất định người khác sẽ bị mất đi. Họ không biết rằng hạnh phúc đích thực chính là cái mà tất cả mọi người đều có, nó không thuộc sở hữu của ai mà là của tất cả, nó đã vốn có trong tất cả mọi người. Vì sự tự kỷ mà con người xung đột với nhau, chiến tranh và chết chóc không ngừng xảy ra trên cuộc đời này. Đây là điều tất yếu khi con người còn khát vọng chiếm hữu sai lầm về hạnh phúc.

Hoà bình chỉ có mặt trên thế giới này khi và chỉ khi con người vứt bỏ được sai lầm về hạnh phúc, vứt bỏ được những nhu cầu thái quá thuộc ham muốn cá nhân, cũng như con chim chỉ được yên thân khi nó vứt bỏ được miếng mồi oan trái kia, đó là thông điệp của bậc đạo sư  Gotama qua ẩn dụ nầy.

3. Các dục ví như bó đuốc cỏ khô:

Một người cầm bó đuốc cỏ đang cháy rực đi ngược gió, lửa cỏ khô cháy mạnh, người cầm đuốc đã không thấy được sự nguy hiểm, lại không có trí tuệ để hiểu rằng đi ngược gió thì lửa sẽ tạt vào phía mình và người ấy đã bị cháy tay, cháy mặt và các phần khác, vị ấy sẽ đau khổ vì bỏng nặng và có thể dẫn đến tử vong.

duoc - Này Gia chủ, ví như một người cầm một bó đuốc cỏ đang cháy rực đi ngược gió. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào, nếu người ấy không vứt bỏ ngay bó đuốc ấy, bó đuốc cỏ đang cháy rực ấy có thể đốt cháy tay, hay đốt cháy cánh tay, hay đốt cháy một thân phần của người ấy, người ấy có thể do nhân duyên ấy, đi đến chết, hay đi đến khổ gần như chết không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã nói, dục được ví như bó đuốc cỏ, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn".[4]

4. Các dục ví như hố than hừng:

Một hố than hồng sâu hơn thân người, có một người bị bệnh cùi thân thể lở lói, các loài trùng đục khoét các vết thương, để khỏi bị ngứa, người này nên dùng thuốc men y khoa để chữa trị, thay vì vậy ông ta hơ đốt thân mình trên hố than hừng cháy, người này cảm thấy dễ chịu, thỏa thích, đã ngứa. Tuy nhiên vì nguyên nhân ấy mà các vết thương càng đau nhức, càng lở lói và không thể nào lành được, bệnh tình người ấy sẽ trở nên trầm trọng suýt chết và cũng có thể dẫn đến cái chết. Sự thỏa thích dễ chịu nhờ hố than hồng như vậy đã đồng nghĩa với sự hiểm nguy.

nuilua - Này Gia chủ, ví như một hố than hừng, sâu hơn thân người, đầy những than hừng, cháy không thành ngọn, cháy không thành khói, và một người đi đến muốn sống, muốn không chết, muốn lạc, né tránh khổ. Nhưng có hai nhà lực sĩ, nắm chặt hai cánh tay người ấy và lôi người ấy đến hố than hừng. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có co rúm thân, vật qua vật lại phía này phía kia không?

- Bạch Thế Tôn, có. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì người ấy biết: "Nếu ta rơi vào hố than hừng này, do nhân duyên này, ta sẽ đi đến chết hay đau khổ gần như chết.

- Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã nói, dục được ví như hố than hừng, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn".[5]

5. Các dục ví như người nằm mộng:

dream Này Gia chủ, ví như có người nằm mộng, thấy vườn khả ái, rừng núi khả ái, đất đai khả ái, ao hồ khả ái; khi tỉnh dậy, người ấy không thấy gì cả. Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã nói, dục được ví như một cơn mộng, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn".[6]

Cảnh vật thực tại không bao giờ giống như trong giấc mơ, cho dù giấc mơ ấy tái hiện lại những gì đã xảy ra nó vẫn không thể nào giống được, huống nữa là một giấc mơ “chỉ là mơ”. Người ta cho rằng nó đã mất, nhưng có đâu mà mất, cái đẹp trong mộng thực ra chỉ do chủ quan tâm thức của con người mà thôi. Con người ham mê các thú vui trên đời này, theo đuổi những cái được coi là hạnh phúc trong thế giới này. Họ cảm thấy vừa ý, cuộc đời là đáng yêu, đáng hưởng thụ. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó chợt sực tỉnh và tự hỏi nó thật sự được hạnh phúc hay không, thật sự thỏa mãn hay không? họ cảm thấy tất cả đều không như họ tưởng chút nào.

Chẳng mấy ai trên đời thật sự tỉnh giác, tỉnh rồi mê, mê rồi tỉnh, mộng rồi thực, thực đến mộng, vì vậy mà con người vẫn cứ say, vẫn cứ yêu, vẫn cứ đam mê, ham thích rất nhiều thứ trên đời mà chưa hề thật sự tỉnh giấc. Như khi sực tỉnh thấy giấc mơ thật sự không phải hạnh phúc, một người thức tỉnh thật sự sẽ nhận thấy được rằng những hạnh phúc mà họ lăn xả để tìm cầu, để chạy theo đó để rồi mất đó chỉ là ảo ảnh, thức tỉnh thấy được ảo ảnh thì nhất định sẽ tìm thấy một con đường vượt lên trên, con đường đưa đến chân hạnh phúc. Hạnh phúc như trong mơ chỉ là bất hạnh vì nó làm con người nuối tiếc bức rứt, “khổ nhiều, não nhiều”, đó là những gì đức Thế Tôn muốn gửi gắm lại nơi ví dụ này.

6. Các dục ví như tài vật mượn xài:

Một người ưa sang trọng nhưng tự mình nghèo không có đồ trang sức, người ấy đi mượn của người khác để dùng, khi đến đám đông mọi người thấy vị đó sang trọng nên rất nể phục, anh ta lấy đó làm hãnh diện, vui sướng hạnh phúc, nhưng được một lát sau hay một thời gian không lâu nào đó người cho mượn đồ ấy lấy lại mọi thứ, và vị này không còn gì để hãnh diện hạnh phúc, vị ấy xấu hỗ, đau khổ. Thật là một sai lầm, của cải của chính ta đây còn  chưa phải là thật, có đó rồi mất đó huống gì là đồ vay mượn!

images - Này Gia chủ, ví như có người mượn tài vật cho mượn như xe cộ xứng đáng bậc sang trọng, các đồ châu báu trang sức mỹ diệu, và với những đồ vật vay mượn ấy, người ấy đi vào chợ phố, được (tôn trọng) đi trước, được nhiều người vây quanh, và quần chúng thấy người ấy bèn nói: "Người này thật sự giàu sang, và người giàu sang hưởng thọ tài vật như vậy". Nhưng những người chủ thấy người kia ở chỗ nào liền lấy lui những vật sở hữu của mình. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Có phải sự (trá hình) dị tính của người kia được chấm dứt ở đây?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì những người chủ lấy lui những vật sở hữu của mình.

- Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã nói, dục được ví như tài vật vay mượn, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn".[7]

7. Các dục ví như cây nhiều trái:

Trong khu rừng kia có một cây nhiều trái chín, người trong làng thấy vậy bèn đến hái ăn, họ leo lên cây để ăn cho thỏa thích, trong khi những người khác cũng đến hái trái cây này, và hơn người đi trước, họ mang theo rựa, chặt luôn cả cây để hái được nhiều trái. Người đến trước do vì mãi mê ăn trên cây mà không hay biết, anh ta ngã xuống theo cây mà bị tổn thương thậm chí có thể chết. Ham muốn sở hữu nhiều trái cây như vậy thật chẳng an ổn chút nào.

trai - Này Gia chủ, ví như gần thôn làng hay gần thị tứ có một nhóm rừng, ở đấy, có một cây đầy những trái chín, nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Rồi một người đi đến, ước mong trái cây, tìm cầu trái cây, đi khắp đó đây để tìm trái cây. Người ấy đi sâu vào ngôi rừng ấy, thấy cây ấy đầy những trái chín. Người ấy có thể nghĩ như sau: "Cây này đầy những trái chín nhưng không có trái nào rơi xuống đất, nhưng ta biết leo cây. Vậy ta hãy leo lên cây ấy ăn cho thỏa thích và bọc đầy áo (để đem về). Rồi người ấy leo lên cây ấy, ăn cho thỏa thích và bọc đầy áo (để đem về). Rồi một người thứ hai đi đến, ước mong trái cây, tìm cầu trái cây, đi khắp đó đây để tìm trái cây, và tay mang một búa sắc bén. Người này đi sâu vào ngôi rừng ấy, thấy cây ấy đầy những trái chín. Người này có thể nghĩ như sau: "Cây này đầy những trái chín, nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Nhưng ta không biết leo cây. Vậy ta hãy chặt cây này tận gốc, ăn cho thỏa thích, và bọc đầy áo (để đem về)". Rồi người này chặt cây ấy tận gốc. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Nếu người kia không leo xuống thật mau, thời cây ấy khi rơi đổ xuống, sẽ làm cho người thứ nhất, hoặc bị gãy tay, hoặc bị gãy chân, hoặc bị gãy một phần thân nào. Và do nhân duyên ấy, sẽ bị chết hay đi đến đau khổ gần như chết?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã nói, dục được ví như cây có trái, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn".[8]

Con người có nhiều khát vọng, ai cũng muốn chinh phục một cái gì đó để sở hữu cho mình, để tạo niềm hạnh phúc cho mình, nhưng những hạnh phúc trong cuộc đời này quá nguy hiểm và tầm thường, quá giới hạn và mọi người đều muốn sở hữu, dẫn đến tiêu diệt nhau, thật chẳng có bình an chút nào. Thế giới còn đầy chiến tranh và giành giựt nguy hiểm khi con người còn đắm mình trong dục lạc cá nhân, đó là thông điệp của Bậc Đạo Sư Gotama qua ví dụ trái cây này.

8. Các dục ví như lò thịt:

lo mo Lò thịt là nơi các con thú lần lượt bị kết liễu cuộc đời, bị mổ xẻ, sau đó làm thức ăn cho con người. Trước khi đem vào lò mổ, người ta cho gà, vịt ăn một bữa no nê thay vì nó phải tự đi kiếm ăn như hàng ngày. Con lợn cũng vậy, nó được ăn một bữa thật no để lên ký trước khi bán. Những con vật này không hề biết mình sắp bị giết, nó vẫn vui với những hạt lúa, hạt bắp, hay bữa ăn rau cám.

Lao vào kiếm tiền thật nhiều để thỏa mãn đời sống vật chất: tham nhũng, hối lộ, cướp của, giết người phải dẫn đến tù tội. Có những kẻ phải nhận án tù chung thân, thậm chí có kẻ bị kết án tử hình. Tên tử tù trước khi nhận án, cũng được ban cho một ân huệ cuối cùng là bữa ăn đầy cao lương mỹ vị, tên tử tù hơn các con thú là không còn tâm trạng nào để ăn khi cái chết đang chờ trước mắt, lúc này hắn ta hiểu thì đã muộn rồi. Nhân loại đang chìm đắm. Phải chịu sự vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm càng nhiều hơn của các dục như con vật nuôi đang trên đường đi đến lò mổ.

Con người có thể quên bẵng đi được tất cả bao nhiêu khổ sở, đau đớn, khi người ta nhận được chút ít an ủi bằng danh lợi, tiền tài, sắc đẹp, tiếng khen, ăn ngon hay ngủ kỹ. Loài người vì tham đắm vào các dục lạc quên đi tất cả những gì khổ não, tạm bợ. Mạng sống con người không khác nào như chỉ mành treo chuông. Sống thêm một ngày là chúng ta như những gia súc trên đường đi đến gần lò mổ thêm một bước, vì vậy đức Phật dùng ví dụ lò thịt để chỉ cho các dục.

9. Các dục ví như gậy nhọn:

ma tau Dục được ví như cây gậy, cây gậy có đầu nhọn. Cây gậy này dùng để chống đi đường, nhưng nếu chúng ta không cẩn thận nó có thể đâm chúng ta gây thương tích. Như con dao bén có thể dùng trong phẫu thuất để mổ xẻ cứu người, chế biến thức ăn ngược lại nó cũng rất dễ làm chúng ta đứt tay, chảy máu, gây thương tích nếu chúng ta không cẩn thận. Gậy nhọn chúng ta có thể liên hệ như cây xà-beng, một vật dụng rất cần thiết, nhưng chúng ta chỉ bất cẩn tý xíu là gây thương tích nguy hiểm.

Trong năm thứ dục lạc, sắc dục là mối đe doạ nguy hiểm nhất, trừ những bậc sống đời phạm hạnh, tu tập thiền định tiết chế và ly dục mới thoát khỏi nhờ niềm vui ly dục, ngoài ra bao thế hệ vua chúa, cường hào, thánh nhân đều bị mê đắm vì sắc dục.

Các dục nguy hiểm như gậy nhọn, phải cẩn thận như sử dụng xà beng, càng bén càng dễ đào đất nhưng gây thương tích càng nguy hiểm nếu bất cẩn.

10. Các dục ví như đầu rắn:

Một người nông dân tìm bắt con rắn nước, do không bắt ở đầu mà bắt ở đuôi hay ở thân giữa nên bị con rắn nước cắn lại người đó đến nỗi bị thương, và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì bắt rắn không đúng phương pháp mà dẫn đến điều đáng tiếc trên. Dụ này dùng để chỉ cho việc thọ dụng dục lạc cần phải có một lập trường, một phong thái, một phương pháp đúng đắn mới không bị dục lạc làm phản tác dụng trở lại hại mình.

Trong một phạm vi, một chừng mực nào đó dục lạc đóng vai trò là nhu cầu của cuộc sống như ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí… tuy nhiên không nên quá lạm dụng, quá đam mê, quá chiều chuộng biến nhu cầu thành ham muốn. Đức Thế Tôn dạy:

Snake_Venom Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát, thọ dụng y phục, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự trần truồng.

Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn".

Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh.

Vị ấy như lý giác sát thọ dụng dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác khổ thống đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn.[9]

Thọ dụng như vậy, các nhu cầu không mang tính dục lạc, không phục vụ lòng ham muốn, đam mê. Nói khác đi thọ dụng một pháp gì cũng cần đặt ra một mục đích hợp lý, mục đích hướng thượng để tránh sự trỗi dậy của lòng tham đang rình rập. Trích dẫn trên đây là một điển hình về quan điểm của Đức Phật về thọ dụng. Tuy nhiên, pháp ngài giảng tuỳ theo từng đối tượng hoặc xuất gia, hoặc tại gia, tùy trường hợp mà áp dụng đúng pháp khi thọ dụng để dục lạc khỏi mang lại hiểm nguy, để khỏi bị nó áp đặt, sai khiến, để khỏi đưa đến phản tác dụng. Cũng như bắt rắn phải đúng cách thức, đúng quy trình để rắn khỏi quay đầu lại cắn tay người bắt, đó là nội dung của ví dụ này.

Trên đây là một vài ví dụ được rút ra từ những bài kinh trong Trung Bộ Kinh. Các ví dụ đã cho ta thấy Đức Phật không hề phủ nhận dục lạc thế gian, nói khác đi, ngài vẫn công nhận nó là một nhu cầu cho con người, chúng có mang lại niềm vui đấy nhưng vui ít khổ nhiều.

Nhận thức được dục lạc, vị ngọt, sự nguy hiểm là bước đi quan trọng, nhưng phải tìm ra một con đường một phương pháp để giải quyết chúng. Nếu chỉ dừng lại ở đó mà không tìm ra phương pháp xả ly thì cũng giống như kẻ thất tình “giác ngộ” tình yêu là tạm bợ, anh ta vừa ra khỏi nỗi khổ dày vò của tình yêu nhưng rồi lại cứ tiếp tục lao vào các cuộc tình khác. Trong những cuộc truy tìm hạnh phúc ấy, đâu là thật, đâu là giả? Anh ta đã chạy theo ảo ảnh của nhận thức sai lầm khi cứ mãi rong ruổi theo dục lạc ngũ trần.


[1] Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Con Rắn.

[2] Trung Bộ Kinh 2. Kinh Potaliya.

[3] Sđd.

[4] Sđd.

[5] Sđd.

[6] Sđd.

[7] Sđd.

[8] Sđd.

[9] Trung Bộ Kinh 1. Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

VÔ THƯỜNG – ANICCĀ (TK.ĐỊNH PHÚC)

  Vo thuong hu khong copy
- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: " Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".[1]
Đức phật đã thuyết bài Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta) và bài Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasutta) để tiếp độ cho nhóm năm vị Kiều-Trần-Như (Koṇḍañña), sau khi thời pháp chấm dứt thì năm vị trở thành năm vị Thánh Tăng A-La-Hán đầu tiên trong Phật Giáo. Hai bài kinh này được xem là hai bài pháp đầu tiên trong công cuộc hoằng hóa Phật Pháp của Đức Thế Tôn trong buổi sơ thời giác ngộ.
Và cho đến 45 năm sau, vào năm 80 tuổi, dưới tàn cây của hai cây Sālā, nơi khu rừng của dòng họ Mallā tại xứ Kusinārā, trước lúc viên tịch vô dư y Níp-bàn, Đức Thế Tôn đã ban lời di huấn cuối cùng (Pacchimavācā) đến cho hàng đệ tử:
Handa dāni, bhikkhave, āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādetha - Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật[2].
Từ buổi sơ thời giác ngộ cho đến lúc viên tịch Níp-bàn, 45 năm hoằng pháp, Thế Tôn thuyết giảng Chánh Pháp nhằm đến đến lợi ích và hạnh phúc cho chúng sanh, những gì Ngài để lại cho thế gian là kho tàng Pháp Bảo với 84.000 pháp môn tu học. Nói 84.000 pháp môn quả thật là nhiều nhưng nếu tóm gọn lại thì Đức Phật chỉ dạy duy nhất có hai điều, đó là sự khổ và sự diệt khổ.
Pubbe cāhaṃ, bhikkhave, etarahi ca dukkhañceva paññāpemi, dukkhassa ca nirodhaṃ - Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ[3].
Khổ, hẳn nhiên là một điều không ai muốn, nhưng vì chúng sanh cứ bám chấp vào cái ta, vào cái của ta, không thấy được bản chất vô thường của vạn pháp cho nên cứ mãi mãi khổ đau mà không hề biết đi tìm đến con đường thứ hai mà Đức Phật đã truyền dạy, đó là con đường đưa đến sự diệt khổ.
Khi biết Thế Tôn đã diệt độ, Phạm thiên Sahampati đã thốt lên bài kệ:
Sabbeva nikkhipissanti,
Bhūtā loke samussayaṃ;
Yattha etādiso satthā,
Loke appaṭipuggalo;
Tathāgato balappatto,
Sambuddho parinibbuto.
Chúng sanh ở trên đời,
Từ bỏ thân ngũ uẩn
Bậc đạo sư cũng vậy,
Ðấng Tuyệt luân trên đời.
Bậc Ðại hùng Giác ngộ
Như Lai đã diệt độ.
Rồi sau đó, Thiên chủ Sakka cũng đã thốt lên bài kệ:
Aniccā vata saṅkhārā,
Uppādavayadhammino;
Uppajjitvā nirujjhanti,
Tesaṃ vūpasamo sukho.
Các hành là vô thường,
Có sanh phải có diệt
Ðã sanh, chúng phải diệt,
Nhiếp chúng là an lạc.
Tại những quốc gia theo Phật Giáo Nam Truyền (Theravāda) lấy Kinh điển Tam Tạng Pāli làm căn bản, chúng ta thường thấy trong những buổi lễ tang, Chư Tăng thường hay tụng những bài kệ Pāli như là một lời khuyến tấn tang quyến về sự vô thường, giả tạm của các pháp hữu vi, hễ có sanh thì có diệt, đó là lẽ đương nhiên không sao tránh khỏi...
Sabbe saṅkhārā aniccā – tất cả hành vô thường[4].
Danh từ saṅkhārā gọi là hành, tức là ám chỉ cho các pháp hữu vi (saṅkhata), là những gì được cấu tạo, được hình thành nên do bởi nhân và duyên, còn bị chi phối và tạo tác bởi những điều kiện khách quan.
Vô thường – aniccā, nghĩa là không thường tồn, luôn bị biến hoại, luôn bị biến chuyển, luôn bị thay đổi không ngừng nghỉ.
Cái gì chắc chắn bền vững đây? Chẳng có gì ngoài đau khổ. Đau khổ đến và đi. Hạnh phúc lại thay chỗ cho đau khổ. Cứ thế mãi. Ngoài chuyện đó ra chẳng có gì nữa cả. Nhưng chúng ta là những kẻ lạc đường không ngừng chạy theo và nắm bắt dục lạc. Dục lạc không thật đâu, chỉ là sự thay đổi thôi[5].
Vạn pháp hữu vi, tất cả đều là giả tạm, bất định; chúng từ không đến có và từ có lại trở về không, chúng sanh ra rồi hoại diệt liên tục không ngừng biến đổi, đó chính là bản chất thực của cuộc sống này.
Upanīyati loko addhuvo – thế gian là vô thường, đi đến chỗ hủy diệt[6].
Bản chất vạn pháp là như vậy, thực tính của cuộc đời là thế đó. Và giáo pháp cũng hướng con người nhận biết được thực tính của các pháp. Chính do thấy được thực tính ấy thì mới thoát ra khỏi sự tham ái, do thoát khỏi tham ái nên được giải thoát, đó chính là mục đích cuối cùng của đời sống phạm hạnh, đời sống đi tìm sự an lạc tuyệt đối, bất sanh bất diệt, không còn bị chi phối bởi những điều kiện bên ngoài nữa.
Sắc... Thọ... Tưởng... Các hành... Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật thấy với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Này các Tỷ-kheo, do thấy vậy, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... đối với thức. Do nhàm chán nên ly tham. Do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa[7]".
Vào thời Ðức Phật có một thiếu phụ tên Kisā Gotamī. Bà sanh được một trai. Nhưng bất hạnh thay, khi vừa chập chững biết đi thì đứa trẻ lâm trọng bệnh rồi qua đời. Thương con quá, bà không đành để cho ai đem đi hỏa tán mà cứ nghĩ rằng sẽ có phương cách nào đó giúp con bà sống lại. Ðây là lần đầu tiên bà kinh nghiệm nổi buồn sâu xa của một bà mẹ mất con. Bà ôm đứa bé vào lòng, đi từ nhà này đến nhà khác, khóc than thảm thiết, kêu gọi mọi người mở tâm từ thiện tìm phương cứu sống đứa con yêu quý nhất đời. Ai nghe cũng động lòng, nhưng không một người nào có thể giúp bà làm được việc ấy. Bà vẫn không nản lòng vừa đi vừa tiếp tục kêu gào tìm người chữa trị cho con.
Nhờ người mách bảo bà đến gặp Ðức Phật. Bà quỳ xuống kính cẩn đảnh lễ Ngài và bạch rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn, con nghe rằng Ngài là người có thể cứu sống đứa con của con, xin Ngài mở lòng từ bi chỉ dạy cho con cách thức phải làm thế nào".
Ðức Phật dạy: "Con hãy đi tìm cho Như Lai một ít hột cải trắng. Nhưng hột cải ấy phải lấy ở trong gia đình nào mà xưa nay chưa bao giờ có người chết". Bà Kisā Gotamī hối hả chạy đi tìm cái mà bà tin là thuốc cứu mạng cho con, bụng nghĩ rằng hột cải trắng ắt không khó tìm.
Bà đến trước ngôi nhà đầu tiên trong làng và hỏi: "Xin thưa, ở đây có hột cải trắng không? Nếu có, xin cho tôi một vài hột để cứu sống con tôi". Trong nhà liền có người chạy ra trao cho bà hột cải. Nhưng khi bà hỏi thêm: "Xưa nay trong nhà có ai quá vãng chưa?" thì người nhà ngạc nhiên trả lời: "Sao bà hỏi lạ vậy? Gia đình nào mà chẳng có người chết. Riêng tại nhà tôi đây số người đã chết còn nhiều hơn là số người đang còn sống nữa". Bà Gotamī nghe vậy bèn trả lại hột cải và tiếp tục đến ngôi nhà thứ hai, bên cạnh ... rồi nhà thứ ba, thứ tư, vv... Ở mọi nơi bà đến hỏi như vậy thì nhà nào cũng có hột cải trắng, nhưng không có gia đình nào mà lại không có người đã qua đời.
Bà Gotamī đi hỏi như vậy cùng khắp xóm làng cho đến chiều tối mà chẳng tìm được điều bà muốn. Cuối cùng bà đứng lại than rằng: "Ôi! quả thật là một việc khó làm. Không ở đâu mà chẳng có người quá vãng. Rồi bà lại nghĩ: "À! như vậy đâu phải chỉ có một mình ta phải chịu cảnh chia lìa, phân tán. Ðâu đâu người chết cũng nhiều hơn người sống". Nghĩ vậy bà trở nên sáng suốt hơn và trở lại khu rừng nơi Ðức-Phật ngự.
Sau khi đảnh lễ Ðức Phật xong, bà bạch rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn, con không tìm được hột cải trắng như Ngài dạy vì cùng khắp xóm làng đâu đâu người chết cũng nhiều hơn người sống". Ðức Phật dạy: "Vậy con đã hiểu biết rằng không phải chỉ có con mới chịu cảnh chết chóc ly tán như vậy, mà đó là định luật chung cho tất cả mọi chúng sanh. Ðịnh luật ấy là: "Thần chết, như một dòng nước lũ, quét sạch mọi chúng sanh ra biển hoại diệt, trong khi lòng tham đắm của họ chưa thỏa".
Taṃ puttapasusammattaṃ,
Byāsattamanasaṃ naraṃ;
Suttaṃ gāmaṃ mahoghova,
Maccu ādāya gacchati.
Người tâm ý đắm say,
Con cái và súc vật,
Tử thần bắt người ấy,
Như lụt trôi làng ngủ[8].
Sau khi nghe Ðức Thế Tôn thuyết giảng thời pháp về bản chất vô thường của đời sống, bà Kisā Gotamī đắc quả Tu-đà-huờn.
Ngày nọ, bà có nhiệm vụ trông coi nhang đèn ở Chánh Ðiện. Sau khi thắp xong các ngọn đèn trên bàn thờ, bà ngồi lại quan sát. Vài ngọn sáng lên, vài ngọn khác chập chờn rồi tắt hẳn. Bà lấy hiện tượng đó làm đề mục hành thiền và suy niệm như sau: "Chúng sanh trên thế gian cũng như ngọn đèn, chợt sáng chợt tắt, chỉ khi đạt Níp-bàn mới chấm dứt.".
Yo ca vassasataṃ jīve,
Apassaṃ amataṃ padaṃ;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Passato amataṃ padaṃ.
Ai sống một trăm năm,
Không thấy câu bất tử,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được câu bất tử[9].
Cuối bài kệ, Kisā Gotamī chứng A-la-hán cùng các thần thông.
Như vậy, Đức Phật ngài giảng dạy về tính chất vô thường giả tạm không phải để đem đến cho chúng sanh sự lo âu, sự bi quan mà ngài muốn chúng sanh có một tầm nhìn thực tiễn hơn, lạc quan hơn trong khi bị chi phối bởi những yếu tố khách quan. Cuộc sống luôn thay đổi, chúng ta không thể thay đổi cuộc sống được vì đó là định luật tất nhiên, nhưng chúng ta có thể thay đổi cách nhìn của mình để không phải bị đau khổ, không bị chi phối khi phải đối diện với sự vô thường.
Do định luật vô thường, cành hoa tươi tốt vừa nở tung một cách huy hoàng buổi sáng đã héo xào vào buổi chiều, người tráng niên khỏe mạnh hôm nay sẽ trở nên già nua bệnh hoạn trong một ngày mai; gia đình đông con nhiều cháu, sum hợp vui vầy hạnh phúc trong hiện tại sẽ ly tán chia lìa, người đi cảnh này kẻ cảnh khác. Tuy nhiên, cũng do định luật vô thường mà sự vật tăng trưởng và tiến hóa. Hột trở thành cây, cây con trở thành to lớn, cành lá sum sê, nụ trổ thành hoa.
Do định luật vô thường, người tốt có thể trở nên xấu nhưng cũng nhờ có định luật vô thường mà người xấu có thể trở thành tốt. Nếu không có luật vô thường, không có biến đổi, người như thế nào mãi mãi vẫn như thế nấy thì làm thế nào một tướng cướp khét tiếng đã giết hại biết bao nhiêu người như Aṅgulimala không thể trở thành một vị Sa môn Thích tử, không thể trở thành một vị Thánh vô lậu.
Nếu không có vô thường ắt không có cải tiến. Nhưng nếu để định luật vô thường biến đổi mình từ tốt ra xấu, từ trong sạch đến nhiễm ô, từ sáng suốt đến mê lầm thì rõ thật là tệ hại vô cùng.
Giáo pháp dạy chúng ta phải tinh tấn, chuyên cần, và không ngừng nỗ lực tận dụng cuộc sống vốn giả tạm, phù du này để làm trong sạch, rửa sạch những bợn nhơ, những cấu uế trong tâm, làm cho nó trở nên thanh khiết, để chuyển lần từ ác đến thiện, từ bóng tối của vô minh đến sự giác ngộ.
Ðó chính là chiếc chìa khóa sẽ giúp ta mở tung cánh cửa trần gian để thoát ra khỏi vòng quanh lẩn quẩn của mọi kiếp luân hồi vô tận không có hồi kết thúc và để rồi chúng ta đạt được một thành quả mới, đó là sự tịch tịnh Níp-bàn.




[1] Tương Ưng Bộ Kinh 3. Chương I – Tương Ưng Uẩn. Phẩm tham luyến. Kinh vô ngã tướng (S.iii.66).
[2] Trường Bộ Kinh 2. Kinh Đại Bát Níp-Bàn.
[3] Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Con Rắn.
[4] Dhp.277
[5] Chẳng Có Ai Cả - Ajahn Chah (TK.Khánh Hỷ dịch Việt).
[6] Trung Bộ Kinh 2. Kinh Raṭṭhapāla.
[7] Tương Ưng Bộ Kinh 3. Chương I – Tương Ưng Uẩn. Phẩm Những Gì Được Ăn. Kinh Các Vị A-La-Hán (S.iii.84).
[8] Dhp.287
[9] Dhp.114

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

ĐIỀM LÀNH DỮ (TK.ĐỊNH PHÚC)



Việc xem ngày lành ngày tốt để bắt đầu công việc nào đó hoặc là những ngày trọng đại trong đời người, từ lâu đã ảnh hưởng rất sâu sắc vào đời sống của những người dân Á Đông. Người Việt chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều nét văn hoá, phong tục của Trung Hoa nên việc xem ngày lành ngày tốt để khởi đầu cho công việc nào đó như là khai trương, xây dựng, hoặc là kết hôn, ma chay, từ lâu đã trở nên rất phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, đối với Phật Giáo thì không chủ trương xem ngày tốt hay ngày xấu. Vì sao? Ngày tốt hay ngày xấu đều do chính bản thân của mình tạo tác. Yếu tố sao hạn, phương hướng, giờ tốt, giờ xấu chỉ là những yếu tố do con người định đặt ra, không thể trở thành nhân tố quyết định sự thành công của công việc hay là sự hanh thông trong cuộc sống được.
Và chính Đức Phật cũng đã khuyên dạy các hàng đệ tử như sau :
Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi sáng tốt đẹp. Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi trưa tốt đẹp. Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi chiều tốt đẹp.
Sunakkhattaṃ sumaṅgalaṃ,
Suppabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ;
Sukhaṇo sumuhutto ca,
Suyiṭṭhaṃ brahmacārisu.
Padakkhiṇaṃ kāyakammaṃ,
Vācākammaṃ padakkhiṇaṃ;
Padakkhiṇaṃ manokammaṃ,
Paṇīdhi te padakkhiṇe;
Padakkhiṇāni katvāna,
Labhantatthe  padakkhiṇe.
Te atthaladdhā sukhitā,
Viruḷhā buddhasāsane;
Arogā sukhitā hotha,
       Saha sabbehi ñātibhi.
Vầng sao lành, điều lành
Rạng đông lành, dậy lành
Sát-na lành, thời lành
Cúng dường bậc Phạm hạnh
Thân nghiệp chánh, lời chánh
Ý nghiệp chánh, nguyện chánh
Làm các điều chơn chánh
Thì được lợi an lạc
Lớn mạnh trong Phật giáo
Hãy không bệnh an lạc
Cùng tất cả bà con[1].
Quả thật như vậy, vào thời khắc nào trong ngày mà chúng ta với thân làm việc thiện, khẩu nói lời thiện, ý suy nghĩ thiện thì chính thời khắc ấy là thời khắc kiết tường, thời khắc tốt lành. Ngày nào sống với việc lành, ý niệm lành thì ngày ấy là ngày lành vậy.
Thật sự chẳng có ngày tiêu chuẩn nào để quyết định đâu là ngày lành hay ngày xấu cả. Bởi vì đối với một số người thì ngày ấy là ngày lành, nhưng đối với một số người khác có thể là ngày không được tốt đẹp. Do đó, chúng ta căn cứ vào những ngày lành ngày tốt để khởi đầu cho việc nào đó là một việc làm hết sức vô lý. Nói một ví dụ, chẳng hạn như người áo mưa, thì ngày nào trời mưa thì xem như ngày đó làm ăn buôn bán được thuận lợi; còn đối với người bán nước đá thì ngày nào trời nắng thì nhiều người mua nước đá. Chỉ bao nhiêu đó thôi thì mình không thể chấp nhận việc xem ngày lành ngày xấu được.
Xấu hay tốt đều do mình mà ra, vì lẽ đó đừng để thời gian tốt hay xấu ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, đến công việc của mình và cả cuộc đời mình. Đã có biết bao nhiêu câu chuyện lẫn cuộc tình phải lâm vào cảnh bi ai vì câu chuyện tốt xấu ngày giờ, hoặc là kỵ tuổi với xung khắc…
Chúng ta hãy xem lại mẫu chuyện tiền thân mà Đức Thế Tôn đã kể lại như là một ví dụ điển hình cho sự tai hại của việc tin vào những ngôi sao chiếu mệnh.
Thuở trước, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, những người dân ở thành phố xin cưới cô con gái ở thôn quê, đã định ngày cưới và hỏi một kẻ tà mạng ngoại đạo, bạn của gia đình:
- Thưa Tôn giả, hôm nay chúng tôi định làm lễ ngày lành. Vậy các vì sao có tốt đẹp không?
Người tà mạng ngoại đạo tức giận suy nghĩ: "Những người này đã quyết định ngày theo sở thích của mình, nay mới hỏi ta. Vậy ta sẽ làm trở ngại ngày lành của họ". Kẻ ấy nói:
- Hôm nay các vì sao không tốt. Nếu các ông làm lễ, các ông sẽ gặp nạn diệt vong lớn.
Họ tin kẻ ấy, nên không đi đến. Những người ở thôn quê biết được họ không đến liền nói với nhau:
- Nay họ đã định ngày, nhưng lại không đến. Họ là hạng người gì đối với chúng ta?
Và họ gả con gái cho người khác. Những người ở thành phố đến vào ngày sau và xin đón con dâu. Những người ở thôn quê nói:
- Các ông, những người ở thành phố, là những gia chủ không có liêm sỉ. Chính các ông đã định ngày, nhưng không đón con dâu. Vì các ông không đến, chúng tôi đem gả con cho người khác rồi.
- Chúng tôi hỏi một vị đạo sĩ, biết được các vì sao không tốt, nên chúng tôi không đến. Hãy cho chúng tôi rước dâu.
- Vì các ông không đến, chúng tôi đã gả nó cho người khác rồi! Nay làm sao lại có thể dắt nó về được?
Trong khi họ đang cãi nhau như vậy, một người hiền trí ở thành phố đi đến thôn quê vì một công việc gì đó, nghe kể lại câu chuyện ấy, liền nói:
- Có nghĩa lý gì là các vì sao? Ðược người con gái đâu có phải nhờ các vì sao?
Rồi người hiền trí đọc bài kệ này:
Nakkhattaṃ paṭimānentaṃ,
Attho bālaṃ upaccagā;
Attho atthassa nakkhattaṃ,
       Kiṃ karissanti tārakāti.
Chờ đợi các vì sao
Kẻ ngu hỏng điều lành,
Ðiều lành chiếu điều lành,
Sao trời làm được gì?
Các người ở thành phố cãi lộn xong, không rước dâu được, nên đành ra về[2].
Theo tinh thần của Phật Giáo, con người muốn thành tựu những hạnh phúc, sự an vui, tránh được những tai họa thì tất nhiên không điều gì khác là làm những điều lành như là giữ thân làm điều lành, ý suy nghĩ lành, khẩu nói lời lành. Bởi vì, chính những việc lành này sẽ là phước báu trổ sanh đến cho con người chúng ta đạt được những niềm hạnh phúc, an lạc.
Chính Đức Thế Tôn đã khuyên dạy Bà-la-môn Sundarika Bhāradvāja bằng bài kệ sau:
Suddhassa ve sadā phaggu
Suddhassuposatho sadā, 
Suddhassa sucikammassa
Sadā sampajjate vataṃ.
Ðối kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày tốt,
Với kẻ sống thanh tịnh, 
Ngày nào cũng ngày lành[3].
Luôn sống trong thiện pháp, an trú tam nghiệp trong việc thiện, việc lành thì chắc chắn rằng đó là điều lành, còn những người suốt ngày cứ tin tưởng vào vận mệnh, sao hạn thì không thể nào được điều an lạc, lúc nào cũng cảm thấy bất an, lo lắng vì biết rằng những vận xui rủi đang xảy ra đến với mình.
Vào thời của Đức Phật, những vị Bà-la-môn rất tin vào các điềm lành, điềm dữ ví đối với họ những môn học tiên tri, bói toán, xem tướng là một trong mười tám môn nghệ thuật chỉ có những vị Bà-la-môn thiện xảo, am tường mới có thể thông hiểu được. Và hẳn nhiên rằng, họ rất tin tưởng vào những điềm mà mình đoán được. Đức Phật, Ngài biết rõ sự hư ngụy trong những niềm tin suông vô căn cứ này nên Ngài đã vì lòng bi mẫn mà tiếp độ họ nếu như quán xét thấy được nhân duyên của họ với Chánh Pháp. Và sau đây sẽ là một trường hợp tiêu biểu.
Truyền thuyết nói rằng, ở Vương Xá, một vị Bà-la-môn hết sức mê tín, không tin Ba ngôi báu, theo tà kiến nhưng rất giàu có tài sản lớn.
Một hôm, sau khi tắm xong, người Bà-la-môn báo đem cặp áo lại và được báo cho biết là áo bị con chuột cái cắn. Người ấy suy nghĩ: "Nếu cặp áo bị chuột cắn, trong nhà này sẽ có đại nạn xảy ra. Ðấy là một điềm xấu, giống như một lời nguyền rủa. Khi áo bị chuột cắn thì không thể cho con trai, con gái, nô tỳ hay các người làm công... được. Ai lấy cặp áo này, đại nạn sẽ đến với tất cả những người xung quanh. Ta hãy qiăng nó vào nghĩa địa, chỗ quăng xác chết (không thiêu, không chôn). Nhưng ta không thể giao cho những ngưới nô tỳ làm việc này được. Chúng có thể khởi lòng tham, lấy cặp áo và gặp nạn. Vậy ta hãy trao tận tay cho con trai ta đi vứt áo".
Người Bà-la-môn gọi con trai và nói rõ sự việc ấy:
- Này con thân, chớ lấy tay xúc phạm cặp áo này. Hãy lấy gậy mang cặp áo này, quăng nó vào nghĩa địa, rồi tắm cả đầu cho thật sạch và trở về.
Sáng sớm ngày hôm ấy, bậc Ðạo Sư nhìn xem ai có thể được Ngài hóa độ, thấy cha con ấy có căn duyên quả Dự lưu. Như người thợ săn thú, Ngài đi theo con đuờng thú đi và ngồi trước cửa nghĩa địa ấy, phóng ra hòa quang sáu sắc của đức Phật. Thanh niên Bà-la-môn vâng theo lời cha, mang cặp áo ấy trên đầu một cây gậy, như mang con rắn nhà và đi đến cửa nghĩa địa. Bậc Ðạo Sư nói:
- Này thanh niên Bà-la-môn làm gì vậy?
- Thưa Tôn giả Gotama, cặp áo này bị con chuột cái cắn, được xem như là lời nguyền rủa, được ví như nọc độc con rắn. Cha tôi sợ rằng nếu giao người khác quăng cặp áo ấy, lòng tham có thể khởi lên và lấy cặp áo, nên mới sai tôi làm việc này. Tôi cầm lấy cặp áo, hứa rằng tôi sẽ quăng và sẽ tắm cả đầu. Tôi đến đây vì việc ấy, thưa Tôn giả Gotama.
- Vậy ngươi hãy quăng đi.
Thanh niên Bà-la-môn liền quăng cặp áo ấy. Bậc Ðạo Sư nói:
- Cặp áo này thích hợp với chúng ta.
Rồi Bậc Ðạo Sư đến lượm áo ngay trước mặt chàng thanh nên. Nhưng chàng thanh niên ngăn chận bậc Ðạo Sư:
- Tôn giả Gotama chớ lấy, chớ lấy cặp áo giống như lời nguyền rủa này.
Bậc Ðạo Sư vẫn cứ lấy cặp áo có điềm xấu ấy và đi về hướng Trúc Lâm.
Chàng thanh niên ấy vội vàng đi thật mau về nhà thưa với cha:
- Thưa cha thân, cặp áo con quăng ở nghĩa địa, nhưng Sa-môn Gotama, dầu con đã ngăn cản, vẫn cứ lấy cặp áo vì cho là chúng thích hợp với Ngài và đã đi đến Trúc Lâm.
Vị Bà-la-môn suy nghĩ: "Cặp áo ấy là điềm xấu, giống như lời nguyền rủa. Nếu dùng nó, Sa-môn Gotama sẽ bị tai hại. Do vậy, chúng ta sẽ bị chỉ trích. Ta sẽ đem cho Sa-môn Gotama nhiều áo khác và bảo Ngài quăng cặp áo ấy đi".
Vị Ba-la-môn cho đem theo nhiều áo, cùng với con trai đi đến Trúc Lâm. Thấy bậc Ðạo Sư, vị ấy đến đứng một bên và thưa:
- Thưa Tôn giả Gotama, có thật chăng Tôn giả đã lấy một cặp áo đã bị vứt ở nghĩa địa?
- Thật vậy, này Bà-la-môn.
- Thưa Tôn giả Gotama, cặp áo ấy sẽ đem lại điềm xấu. Nếu Tôn giả sử dụng nó, Ngài sẽ bị tai hại và cả tinh xá cũng bị tai hại. Nếu Tôn giả không có áo mặc hay áo đắp, hãy lấy những áo này và vứt cặp áo kia đi.
Bậc Ðạo Sư nói với người Bà-la-môn:
- Này Bà-la-môn, chúng tôi là người xuất gia. Ðối với chúng tôi, các mảnh vải bị vứt tại các chỗ như nghĩa địa, giữa đường, trong đống rác, chỗ tắm rửa, vẫn còn có thể dùng được. Nhưng ông đã mê tín điềm lành, dữ ngày nay cũng như thuở trước.
Và theo lời yêu cầu của vị ấy, bậc Ðạo sư kể câu chuyện quá khứ cũng tương tự như câu chuyện hiện tại. Sau khi kể câu chuyện quá khứ cho vị Bà-la-môn, bậc Ðạo Sư nói lên bài kệ này:
Yassa maṅgalā samūhatāse,
Uppātā supinā ca lakkhaṇā ca;
So maṅgaladosavītivatto,
Yugayogādhigato na jātumeti.
Ai thoát điềm lành dữ,
Thoát mộng và các tướng,
Vị ấy vượt qua được
Lỗi lầm do mê tín,
Hai ách được nhiếp phục,
Không còn phải tái sanh[4].
Như vậy, bậc Ðạo Sư thuyết pháp cho vị Bà-la-môn với bài kệ này, rồi giảng về các Sự thật. Cuối bài thuyết giảng, vị Bà-la-môn cùng với người con trai chứng quả Dự lưu. 
Đức Phật không khuyến khích đệ tử của mình tin vào những vì sao. Phật Giáo không chủ trương cúng sao giải hạn, xóa tội hay là bói toán. Người Phật tử có niềm tin chân chánh không nên để những thứ tà tín ấy len lõi trong tâm trí mình. Hãy dẹp bỏ nó sang một bên và bắt đầu tạo cho mình những ngày tháng an lành, tạo cho cuộc đời mình trở thành kiết tường, an lạc.




[1] Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Cát Tường. Phần Buổi Sáng Tốt Đẹp.
[2] Chuyện Tiền Thân Nakkhatta (Jā.49)
[3] Trung Bộ Kinh 1. Kinh Ví Dụ Tấm Vải.
[4] Chuyện tiền thân Maṅgala (Jā.87)

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

YẾU TỐ XÂY DỰNG MỘT CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC (TK. ĐỊNH PHÚC)



Sống trong cuộc đời này, bất cứ ai cũng đều muốn có được một cuộc sống hạnh phúc, một cuộc sống an lành vững bền. dĩ nhiên, đó là ước muốn thì bất cứ ai cũng đều có thể muốn, nhưng để đạt được một cuộc sống an lành, hạnh phúc thì điều đó không phải là dễ, mà đạt được hạnh phúc rồi, muốn cho nó được bền vững lâu dài thì lại càng khó hơn nữa. Nếu như chúng ta là những người con Phật thì chúng ta hãy tự hoan hỷ với chính mình, bởi vì cách đây hơn 25 thế kỷ, Đấng Từ Phụ của chúng ta đã giảng dạy về tám yếu tố căn bản để thiết lập một cuộc sống hạnh phúc và duy trì niềm hạnh phúc đó cho được bền vững lâu dài đến cho hàng đệ tử của Ngài.
Theo kinh điển ghi lại, Đức Thế Tôn đã giảng dạy về tám yếu tố hay còn gọi là tám đức tính căn bản mà người tại gia cư sĩ cần phải có để thiết lập cho mình một cuộc sống hạnh phúc, tức là người nào có được những đức tính này thì người ấy sẽ có được một cuộc sống an lạc, thoải mái cả về vật chất lẫn tinh thần, không chỉ ở đời hiện tại này mà còn luôn cho cả đời tương lai về sau nữa.
Tương truyền rằng: khi Đức Thế Tôn đang ngự tại Kakkarapatta, một thị trấn của dân chúng Koliya, lúc bấy giờ, thiện nam tử Dīghajānu đã đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn và trình bạch với Thế Tôn như sau:
- Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống hệ phược với vợ con, dùng các hương chiên-đàn ở Kāsi, đeo và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, thọ lãnh vàng và bạc; bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn hãy thuyết pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại, và hạnh phúc an lạc trong tương lai.
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử Dīghajānu, Đức Thế Tôn đã giảng dạy về bốn yếu tố để đạt đến hạnh phúc trong hiện tại và bốn yếu tố để đưa đến hạnh phúc trong tương lai. Như vậy, với tám yếu tố này, là tám đức tính mà người tại gia cư sĩ cần phải có để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc ngay trong hiện tại và cả tương lai. Tám đức tính đó là gì? Đó là:
1.       Đầy đủ sự tháo vát (uṭṭhānasampadā).
2.      Đầy đủ phòng hộ (ārakkhasampadā).
3.      Làm bạn với thiện (kalyāmittatā).
4.      Sống thăng bằng điều hòa (samajīvitā).
5.      Đầy đủ lòng tin (saddhāsampadā).
6.      Đầy đủ giới đức (sīlasampadā).
7.      Đầy đủ bố thí (cāgasampadā).
8.     Đầy đủ trí tuệ (paññāsampadā).
Đây được gọi là tám yếu tố căn bản cần thiết của người tại gia để tạo dựng nên một cuộc sống hạnh phúc ngay hiện tại và cả trong tương lai.
1. Đầy đủ sự tháo vát (uṭṭhānasampadā) – tức là có sự siêng năng, tháo vát trong công việc, trong nghề nghiệp của mình để tạo nên sự thành thạo, sự điêu luyện trong phong cách làm việc, ngoài ra, còn phải khôn khéo trong việc tìm ra những giải pháp, những cách giải quyết trong công việc và còn phải biết cách sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng sức lao động một cách hợp lý và đúng chỗ, làm được như vậy thì công việc của mình mới đem đến hiệu quả năng suất cao.
Này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ sự tháo vát? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử làm nghề gì để sống, hoặc nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong các nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư hiểu phương tiện vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm; này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ sự tháo vát.
2. Đầy đủ phòng hộ (ārakkhasampadā) – tức là đủ sức và biết cách bảo vệ những tài sản của mình đã tạo dựng ra, biết cách gìn giữ những gì mình đã thu hoạch được, không cho nó bị mất đi, không để nó bị mất mát hoặc hư hỏng như là không để cho trộm cướp lấy mất, không để cho hỏa hoạn hay lũ lụt cuốn trôi, không để cho chính quyền hay nhà cầm quyền tịch biên, không để cho con cháu phá hoại, đó mới gọi là tự mình phòng hộ tài sản của chính mình.
Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ phòng hộ? Ở đây, này Byagghapajja, những tài sản của thiện nam tử do tháo vát tinh tấn thâu hoạch được, do sức mạnh bàn tay cất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch được đúng pháp, vị ấy giữ gìn chúng, phòng hộ và bảo vệ: "Làm thế nào các tài sản này của ta không bị vua mang đi, không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con thừa tự không khả ái cướp đoạt". Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ sự phòng hộ.
3. Làm bạn với thiện (kalyāmittatā) – tức là thường giao du, thân cận với những người bạn lành, hiền thiện, có đạo đức và hạnh kiểm tốt để được học hỏi những đức tính tốt từ những người bạn này.
Và này Byagghapajja, thế nào là làm bạn với thiện? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay con người gia chủ, những trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ trí tuệ. Này Byagghapajja, đây gọi là làm bạn với thiện.
4. Sống thăng bằng điều hòa (samajīvitā) – tức là biết sống có chừng mực, thích ứng với tài sản mà mình có được, không sống tiêu pha, phung phí mà cũng không nên quá keo kiết, bủn xỉn, phải biết sử dụng tài sản sao cho cân đối, thích hợp trong việc thu chi để cuộc sống không trở nên quá hoang phí mà cũng không bị thiếu thốn.
Và này Byagghapajja, thế nào là sống thăng bằng, điều hòa? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: "Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy". Ví như, này Byagghapajja, người cầm cân hay đệ tử người cầm cân, sau khi cầm cân biết rằng: "Với chừng ấy, cân nặng xuống, hay với chừng ấy, cân bổng lên". Cũng vậy, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: "Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy". Này Byagghapajja, nếu thiện nam tử này tiền nhập vào ít, nhưng sống nếp sống rộng rãi, hoang phí, thời người ta nói về người ấy như sau: "Người thiện nam tử này ăn tài sản của vị ấy như ăn trái cây sung". Này Byagghapajja, nếu người thiện nam tử này có tiền nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực, thời người ta sẽ nói về vị ấy như sau: "Người thiện nam tử này sẽ chết như người chết đói". Khi nào, này Byagghapajja, thiện nam tử này, sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sống nếp sống thăng bằng đìều hoà, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: "Ðây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy". Này Byagghapajja, đây gọi là nếp sống thăng bằng điều hòa.
5. Đầy đủ lòng tin (saddhāsampadā) – tức là thành tựu được niềm tin, đức tin chân chánh nơi Tam Bảo, tin nơi nghiệp và quả của nghiệp.
Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ lòng tin? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có lòng in, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ lòng tin.
6. Đầy đủ giới đức (sīlasampadā) – tức là trở thành người có đầy đủ giới đức, hạnh kiểm, trở thành người có nếp sống đạo đức dựa trên tinh thần giới luật của bậc thiện trí, như là không sát hại chúng sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không rượu chè...
Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ giới đức? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ giới đức.
7. Đầy đủ bố thí (cāgasampadā) – tức là phải biết mở rộng tấm lòng bố thí, dứt bỏ của cải, tài sản, có tấm lòng chia sẻ với những người còn thiếu thốn, khó khăn, ngoài ra cũng phải biết bỏ tài sản ra để bố thí cúng dường đến các bậc sa-môn, bậc trì giới.
Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ bố thí? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống ở gia đình, với tâm không bị cấu uế, xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay mở rộng, vui thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích chia sẻ vật bố thí. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ bố thí.
8. Đầy đủ trí tuệ (paññāsampadā) – tức là phải có lý trí, có sự hiểu biết chân chánh, có trí tuệ nhận rõ thiện ác, nhậc thức rõ điều lợi ích hay nguy hại, nhận thức rõ việc nên làm hay không nên làm và nhất là dùng trí tuệ để tu tập diệt trừ phiền não, hướng đến sự chấm dứt khổ đau của sanh tử luân hồi.
Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ trí tuệ? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với thánh thể nhập (quyết trạch), chơn chánh chấm dứt khổ đau. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ trí tuệ.
Đó là tám yếu tố, đức tính giúp đem đến cho những người cư sĩ tại gia xây dựng cuộc sống hạnh phúc theo tinh thần rốt ráo của Phật Giáo. Tám đức tính này giúp cho những người con Phật có được một cuộc sống an lành, hạnh phúc, thoải mái về vật chất lẫn tinh thần, về đời sống kinh tế cũng như là nếp sống đạo đức của những con người đang hướng đến chân-thiện-mỹ.
Tháo vát trong công việc
Không phóng dật, nhanh nhẹn
Sống đời sống thăng bằng
Giữ tài sản thâu được 
Có tin, đầy đủ giới
Bố thí, không xan tham
Rửa sạch đường thượng đạo
An toàn trong tương lai 
Ðây chính là tám pháp 
Bậc tín chủ tìm cầu
Bậc chân thật tuyên bố
Ðưa đến lạc hai đời
Hạnh phúc cho hiện tại 
Và an lạc tương lai 
Ðây trú xứ gia chủ
Bố thí, tăng công đức.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tăng Chi Bộ Kinh 4, Chương Tám Pháp, Phẩm Gotamī, Kinh Dīghajānu – Người Koliya. (A.IV.281)